Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của phó chủ tịch xã quang minh, huyện bắc quang, tỉnh hà giang (Trang 83)

Công tác quản lý

Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, lãnh đạo cùng cán bộ địa phương cần tiến hành thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, cùng với việc bố trí phù hợp công việc với năng lực, trình độ của cán bộ và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong đó ,việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cần được chú trọng.

- Thường xuyên giao ban kịp thời để nắm bắt mọi tình hình, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, lấy tinh thần thi đua, cạnh tranh làm phương châm chủ đạo trong xây dựng nông thôn mới. Động viên, khuyến khích biểu dương, nêu gương những tập thể, cá nhân tiêu biểu

- Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực: Để thực hiện được điều này, cần nghiên cứu xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

- Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ lãnh đạo cùng cán bộ địa phương cần tiến hành thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, cùng với việc bố trí phù hợp công việc với năng lực, trình độ của cán bộ và chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong đó,việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cần được chú trọng.

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ trên thì làm tốt công tác cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp cơ sở, nhất là cán bộ chủ chốt cơ sở là một nhiệm vụ cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém đó và đáp ứng được yêu cầu mới đặt ra trong giai đoạn hiện nay như:

- Tăng cường công tác đào tạo tập huấn cần chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ và kinh nghiệm giải quyết những tình huống theo từng chức danh cụ thể.

- Tìm hiểu nhu cầu đào tạo của nông dân, xây dựng và tổ chức các lớp tập huấn theo nhu cầu đào tạo của nông dân.

- Tăng cường bổ sung trang thiết bị phục vụ hoạt động của cán bộ  Phó chủ tịch phụ trách khối kinh tế tổng hợp:

- Đổi mới phương pháp tập huấn, tạo môi trường học tập nghiên cứu thực tế, đơn giản nông dân đễ dàng tiếp thu có hiệu quả

- Thực hiện việc chỉ đạo, hướng dẫn các công chức cấp dưới luôn hoàn thành tốt các công việc được giao

- Phó chủ tịch có thể phối hợp với các công ty giống và vật tư nông nghiệp để nâng cung ứng vật tư nông nghiệp kịp thời cho nông dân, giảm sự ép giá của tư thương từ đó giảm chi phí đầu vào trong sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế

- Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện nâng cao năng lực trí tuệ và phẩm chất đạo đức cách mạng để góp phần vào sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh

- Khuyến khích người dân chủ động trao đổi hợp tác với cán bộ, công chức - Mở rộng các nội dung trong tư vấn dịch vụ để người dân có thể đưa ra quyết định hiệu quả trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Liên tục cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến lĩnh vực kinh tế, phối hợp với các trưởng xóm thực hiện thông tin tuyên truyền định kỳ và thường xuyên cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu của người dân.

- Mỗi ngày xã nên mở đài phát thanh 3 lần vào các giờ từ 6 -7 giờ sáng và 5 - 6 giờ chiều để người dân tiện theo dõi, các thông tin nên phát lại nhiều lần.

Cơ chế chính sách

- Tăng cường hơn nữa các chính sách thu hút người có trình độ đại học trở lên và người trẻ tuổi về làm việc ở cấp xã, đồng thời hỗ trợ đối với các cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn; mạnh dạn giải quyết chế độ đối với cán bộ,

công chức cấp xã có năng lực, trình độ, sức khỏe không đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của địa phương.

- Hoàn thiện công tác khen thưởng, kỷ luật công chức vì khen thưởng, kỷ luật là nhằm tạo động lực để cán bộ, công chức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ.

-Cần quy định cụ thể các hình thức khen thưởng tương ứng với thành tích đạt được đối với những công chức có công trạng và thành tích xuất sắc trong thực thi công vụ như huy chương, huy hiệu, bằng khen, giấy khen… kèm theo đó là những phần thưởng vật chất nhất định xứng đáng với công sức họ đã lao động, cống hiến. Đồng thời, công chức được khen thưởng do có thành tích và công trạng cần được xét nâng bậc lương trước thời hạn; được ưu tiên khi xem xét cửa giữ các vị trí khác cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu.

- Bên cạnh các hình thức khen thưởng, cũng cần phải quy định rõ những chế tài nghiêm khắc đối với công chức vi phạm pháp luật có như vậy, biện pháp kỷ luật mới đạt được mục đích là khuyến khích công chức tuân thủ pháp luật, ngăn ngừa việc xảy ra vi phạm kỷ luật, một việc mà cả người công chức, Nhà nước và nhân dân đều không mong muốn, vì nếu xảy ra thì vừa phải xử lý cán bộ, công chức, vừa làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan nhà nước. Khi xử lý kỷ luật công chức cần phải chính xác, rõ ràng, minh bạch, kết quả của một quyết định kỷ luật phải thoã mãn người vi phạm và phù hợp với quy định của pháp luật.

PHẦN 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Xã Quang Minh là một xã có diện tích rộng với dân số đôngvà được coi là xã động lực của huyện Bắc Quang, có điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội. Xã có nền kinh tế phát triển khá đa dạng với các ngành nghề kinh tế khác nhau. Do đó, cần có những người chủ chốt có năng lực, tố chất để quản lý tốt về mọi mặt, mọi lĩnh vực giúp cho xã phát triển đi lên.

- Thực tiễn đã cho thấy, để phát triển tốt và ổn định một cơ quan, tổ chức nào cũng, cần có những người chủ chốt có năng lực, có đủ tố chất để quản lý tốt về mọi mặt, mọi lĩnh vực giúp cho xã phát triển.

- Qua những nội dung được nghiên cứu ta thấy được Phó chủ tịch và đội ngũ công chức chuyên môn cấp xã đã và đang là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của xã nói riêng và huyện nói chung.Phó chủ tịch là người trực tiếp quản lý các vấn đề then chốt trong công việc chung của xã về các hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn xã giúp cho người dân trên địa bàn xã cải thiện cuộc sống và nâng cao thu nhập, để làm được điều đóbản thân họ luôn phải có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của mình trong bộ máy chính quyền của xã cũng như những yêu cầu cần phải thực hiện để có thể thực hiện tốt công việc của mình. Qua đó, chúng ta thấy được vai trò,chức năng quan trọng của Phó chủ tịch cũng như thấy được nhiệm vụ của họ, không chỉ là người lãnh đạo, quản lý mà Phó chủ tịch còn là người bạn đồng hành của người dân giúp cho một xã tốt lên hay làm cho xã kém phát triển hơn.

- Phó chủ tịch luôn có ý thức trau dồi về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp để đủ “tầm” nhằm thực hiện hoạt động phục vụ dân sự đạt được hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, phải có “tâm”, phải luôn có ý thức tu dưỡng đạo đức công vụ, cũng như ý thức pháp luật, để tự mình

tránh xa những thói nhũng nhiễu, hạch sách người dân, tham ô, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền,... để xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin tưởng của người dân đó là những kinh nghiệm quý báu mà chúng ta cần học hỏi, tiếp thu và làm theo.

4.2. Kiến nghị

Để hoạt động kinh tế trên địa bàn ngày càng đạt hiệu quả, tôi có một số kiến nghị như sau:

* Đối với các Bộ, ngành Trung Ương

- Xây dựng các chính sách hỗ trợ hiệu quả hơn cho phát triển kinh tế. Ưu tiên các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, lai tạo những giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao.

- Tiến hành đồng bộ hóa các chính sách và xây dựng thêm những chương trình, dự án mới thúc đẩy sản xuất nhằm xóa đói giảm nghèo cho người nông dân.

- Mở rộng, giao lưu hợp tác, thu hút đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

- Tìm kiếm các thị trường mới, giữ vững thị trường hiện có. - Mở rộng hệ thống thông tin truyền thông trên địa bàn xã.

* Đối với tỉnh Hà Giang

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, đặc biệt ngành nông nghiệp vì đây là ngành chiếm tỷ lệ cao nhất trong toàn xã, đồng thời xây dựng các chương trình mô hình diễn thử, ứng dụng vào sản xuất những giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao.

- Ưu tiên xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn thiết yếu phục vụ cho sản xuất như xây dựng các công trình thủy lợi, hệ thống đường xã, cầu cống... đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân.

- Tăng cường công tác quản lý, tập huấn cho đội nguc cán bộ trong các lĩnh vực kinh tế nhằm nâng cao trình độ cho họ..

- Tăng cường xúc tiến đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu sản phẩm, khuyến khích khả năng sáng tạo trong lao động sản xuất của người nông dân.

* Đối với huyện Bắc Quang

- Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền về an toàn thực phẩm, thuốc bảo vệ thực vật... Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật, chăm sóc cây trồng, xử lý dịch bệnh, triển khai các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

- Tăng cường xây dựng các hệ thống thủy lợi, phòng chống thiên tai lũ lụt tránh gây thiệt hại cho nhân dân.

- Xây dựng hành lang pháp lý bình đẳng cho các thành phần kinh tế; hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các hoạt động hỗ trợ về: vốn, công nghệ, kỹ thuật…

- Tăng cường kiểm tra việc xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn, nắm bắt kịp thời khó khăn của người nông dân trong quá trình sản xuất để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

* Đối với người nông dân

- Đoàn kết giúp đỡ nhau, trao đổi kinh nghiệm sản xuất để có thể hướng tới sự chuyên môn hóa trong sản xuất (đặc biệt là ngành trồng trọt), cùng nhau xây dựng địa phương theo mô hình NTM.

- Luôn học hỏi, trau dồi các kỹ năng và kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi. Học hỏi lẫn nhau từ những hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi giỏi, từ các cán bộ khuyến nông, sách báo, ti vi,...

- Hợp tác với các cơ quan quản lý thực hiện các dự án, chính sách áp dụng tại địa phương để đạt hiệu quả tốt nhất (sự kết hợp từ 2 phía).

- Đưa ra những ý kiến thắc mắc của mình trong cuộc sống, sản xuất, những khúc mắc, khó khăn cần các cơ quan quản lý giải quyết để các cơ quan quản lý biết được và đưa ra giải pháp nhằm giảm thiểu khó khăn cho người dân.

- Tuyên truyền cho người dân để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ cho môi trường xanh, sạch đẹp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng việt

1. Báo cáo “ Kết quả công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2016,phương hướng, nhiệm vụ năm 2017”

2. Báo cáo “Kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới của xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang”

3. Báo cáo năm 2016, UBND xã Quang Minh “ Biểu kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, dự kiến chỉ tiêu chủ yếu năm 2017” 4. Nghị định 92 của Bộ Nội vụ về chức danh.

5. PGS. TS.Vũ Đình Thắng, 2006“Giáo trình kinh tế nông nghiệp”, Nhà xuất bản Hà Nội.

6. Quyết định “ Phân công, giao nhiệm vụ, quyền hạn cho cán bộ, công chứcvà không chuyên trách xã Quang Minh nhiệm kỳ 2016 – 2020”

7. Quy chế hoạt động của UBND xã Quang Minh nhiệm kỳ 2016 - 2020

8. Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

II. Tài liệu Internet

9. https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BB%A6y_ban_nh%C3%A2n_d%C3%A2n 10.http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?cla ss_id=1&mode=detail&document_id=81139 11. https://vi.wikipedia.orug/wiki/N%C3%B4ng_nghi%E1%BB%87p 12.https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF 13.https://luatduonggia.vn/vai-tro-cua-cong-chuc-trong-nen-hanh-chinh- quoc-gia 14. http://repository.law.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/519/1/LL- L%E1%BA%A1i%20Th%E1%BB%8B%20Ph%C6%B0%C6%A1ng%2

0Th%E1%BA%A3o-

C%C3%B4ng%20ch%E1%BB%A9c%20trong%20nh%C3%A0%20n% C6%B0%E1%BB%9Bc%20ph%C3%A1p%20quy%E1%BB%81n.pdf

15.ttp://tcnn.vn/Plus.aspx/vi/News/125/0/1010073/0/21459/Kinh_nghiem_mot_so _nuoc_trong_cong_tac_quan_ly_cong_chuc_hanh_chinh_nha_nuoc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của phó chủ tịch xã quang minh, huyện bắc quang, tỉnh hà giang (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)