ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của công tác chuyển đổi ruộng đất và chuyển đổi theo nhóm hộ trong quản lý và sử dụng đất nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện thiệu hóa, (Trang 38 - 42)

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Phạm vi không gian

- Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa;

- Những hộ gia đình sử dụng đất tại các xã Thiệu Giang, Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa.

2.2.2. Phạm vi thời gian

- Các thông tin, số liệu nghiên cứu về dồn điền, đổi thửa trên địa bàn huyện nghiên cứu được thu thập từ năm 2015 - 2019;

- Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2018 đến tháng 2/2019. Trong đó, các số liệu thu thập để phân tích các chỉ tiêu trước CĐRĐ được xác định là trước tháng 8/2016 và các số liệu thu thập để phân tích các chỉ tiêu sau CĐRĐ được xác định là từ tháng 8/2016 đến tháng 2/2019.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thiệu Hóa có liên quan đến sản xuất nông nghiệp;

- Thực trạng công tác chuyển đổi ruộng đất huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa;

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác CĐRĐ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp được thu thập từ niên giám thống kế, các báo cáo, số liệu có sẵn của các cơ quan nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Thống kê, phòng Tài chính huyện.

2.4.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đất đai huyện Thiệu Hóa chủ yếu là đất phù sa không được bồi hàng năm, các xã trong huyện không có sự khác biệt rõ về địa hình, với tập quán canh tác, trình độ thâm canh và thị trường tiêu thụ nông sản phẩm không có sự khác biệt lớn. Căn cứ vị trí địa lý và lịch sử hình thành chúng tôi chia huyện thành 2 vùng:

Vùng 1: Gồm 15 xã nằm ở phía bắc sông Chu, đây là những xã trước đây thuộc huyện Yên Định, đến năm 1996 được sáp nhập và tái thành lập huyện Thiệu Hóa. Vùng này có địa hình thấp hơn so với vùng giáp với huyện Yên Định nên khi có mưa lớn tập trung thường xảy ra ngập úng.

Vùng 2: Gồm 12 xã nằm ở phía nam sông Chu, đây là những xã trước đây thuộc huyện Đông Sơn, đến năm 1996 được sáp nhập và tái thành lập huyện Thiệu Hóa. Vùng này có địa hình cao hơn so với các xã giáp ranh thuộc huyện Đông Sơn nên tần suất ngập úng ít xảy ra.

Trên cơ sở thực trạng dồn điền đổi thửa, đề tài chọn 2 xã đã thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa và có các loại hình sử dụng đất điển hình trong huyện làm đại diện điều tra là các xã: Thiệu Giang đại diện cho vùng 1 với loại hình sử dụng đất chủ yếu là chuyên lúa canh tác trên nền đất trũng,

Thiệu Toán đại diện cho vùng 2 với loại hình sử dụng đất chủ yếu là lúa màu canh tác trên nền đất vàn và vàn cao. Các hộ được chọn đại diện cho các xã theo phương pháp điều tra chọn mẫu có hệ thống thứ tự lấy mẫu ngẫu nhiên. Tổng số hộ điều tra là: 60 hộ (mỗi xã điều tra 30 hộ).

2.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

* Hiệu quả kinh tế được đánh giá theo các chỉ tiêu:

Giá trị sản xuất (GTSX): GTSX = giá nông sản x sản lượng;

+ Chi phí trung gian (CPTG) là tổng các chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, khấu hao dụng cụ...) và các chi phí khác ngoài công lao động gia đình.

+ Giá trị gia tăng (GTGT): GTGT = GTSX - CPTG

+ Giá trị ngày công lao động (GTNC): GTNC = GTGT/số công lao động. + Khả năng phát triển thị trường và ổn định giá cả.

* Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội:

Hiệu quả xã hội là mối tương quan giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra, chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.

Do điều kiện về mặt thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài nên tôi đánh giá hiệu quả xã hội theo một số chỉ tiêu mang tính định tính như sau:

+ Mức độ chấp nhận của người dân với các loại hình sử dụng đất (thể hiện ở mức độ đầu tư, ý kiến của hộ dân khi điều tra).

+ Khả năng thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân.

* Đánh giá hiệu quả môi trường:

Đánh giá tác động của việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng đến đất thông qua so sánh liều lượng thực tế người dân sử dụng với khuyến cáo sử dụng của trạm khuyến nông huyện.

2.4.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu

Các số liệu thu thập được thống kê xử lý bằng phần mềm Excel; Kết quả được trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu, biểu đồ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của công tác chuyển đổi ruộng đất và chuyển đổi theo nhóm hộ trong quản lý và sử dụng đất nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện thiệu hóa, (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)