Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2018
Nông - Lâm nghiệp 43,0 36,4
CN-XDCB 25,9 30,0
Dịch vụ thương mại 31,1 33,6
Nguồn: UBND huyện Thiệu Hóa, 2019 b) Thực trạng phát triển kinh tế các ngành:
Trong những năm vừa qua, kinh tế - xã hội huyện Thiệu Hóa liên tục phát triển và ổn định, từng bước hoà nhập cùng với nền kinh tế thị trường chung cả nước. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, một bộ phận nhân dân kinh tế khá lên, trình độ dân trí ngày càng cao.
* Ngành nông nghiệp:
Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 4,9%/năm. Giá trị sản xuất năm 2018 đạt 656 tỷ đồng, gấp 1,28 lần so với năm 2015. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 57,4% năm 2015 xuống 51,8% năm 2018, chăn nuôi tăng từ 37,3% năm 2015 lên 41,9% năm 2018, dịch vụ nông nghiệp tăng 5,3% năm 2015 lên 6,3% năm 2018.
- Sản xuất nông nghiệp
+ Trồng trọt: Trồng trọt được mùa cả 3 vụ. Tổng diện tích gieo trồng
cả năm là 21.481 ha bằng 99,4% so với cùng kỳ, sản lượng lương thực đạt 120.000 tấn tăng 6,7% kế hoạch và 0,6% cùng kỳ. Giá trị sản phẩm trên 1 ha năm 2018 đạt 93 triệu đồng tăng 7 triệu đồng so với cùng kỳ tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2754 tỷ đồng tăng 5,5% cùng kỳ.
+ Chăn nuôi: Chăn nuôi và kinh tế trang trại tiếp tục được duy trì, phát
triển, tính đến nay tổng đàn trâu bò 17.198 con tăng 20,3% so với cùng kỳ, đàn lợn 29.526 con tăng 19,3% so với cùng kỳ, đàn gia cầm 705 ngàn con tăng 9,8% so với cùng kỳ. Toàn huyện hiện có 648 trang trại, gia trại, trong đó có 71 trang trại, 577 gia trại. Công tác phòng chống dịch bệnh, tiêu độc khử trùng cơ bản được quan tâm, không để dịch bệnh xảy ra. Do tăng về số đàn, cùng với chu trình chăn nuôi rút ngắn nên giá trị chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế khá, tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp đạt 45%. Mô hình chăn nuôi chim bồ câu được duy trì và phát triển mạnh mẽ.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2015-2019 ngành nông nghiệp đã thành công trong việc tăng hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập trên 1 ha đất nông nghiệp bằng việc thâm canh tăng vụ và chuyển dịch từ trồng cây năng suất thấp, giá trị kinh tế không cao sang các loại cây có năng suất, giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao.
Cơ sở vật chất cho trồng trọt được tăng cường, điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện... đồng thời, người lao động đã hình thành một cách tự nguyện các tổ liên gia, các hội nghề nghiệp giúp nhau trong lao động, nhờ vậy năng suất lao động ngày được nâng cao. Trong lĩnh vực trồng trọt, huyện đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tưới tiêu, giống, phân bón, chuyển giao khoa học kỹ thuật. v.v... Công tác khuyến nông, phòng trừ dịch bệnh được quan tâm, nên năng suất cây trồng tăng nhanh. Nhiều giống mới, năng suất cao đã được chuyển giao cho nông dân mang lại hiệu quả cao trong trồng trọt.
Một số mặt còn tồn tại trong sản xuất nông nghiệp:
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp còn chậm so với yêu cầu do đó chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế của huyện.
- Phong trào phát triển không đều ở các xã. Cùng điều kiện thời tiết, khí hậu, cùng cơ chế chính sách có xã làm tốt nhưng có những xã chưa có kết quả.
* Ngành Công nghiệp - xây dựng: Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn duy trì mức độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 16,7%, giá trị sản xuất bình quân đạt 1276 tỷ đồng/năm, tăng 2,2% so với năm 2015.
- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Theo số liệu thống kê đến nay,
trên địa bàn huyện Thiệu Hóa có 1858 cơ sở sản xuất công nghiệp tạo việc làm cho 4,5 nghìn lao động tăng 1,5 nghìn lao động so với năm 2015. Đặc biệt, sản phẩm đúc đồng phát triển mạnh, trở thành thương hiệu uy tín trên thị trường, các sản phẩm chủ lực khác như cát, đá, chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, đồ mộc, quần áo, tơ tằm tiếp tục tăng về sản lượng, chất lượng và giá trị.
- Xây dựng: Đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng nhiều công trình quan
Các tuyến đường huyện: Thiệu Viên đi Thiệu Chính, Thiệu Long đi Thiệu Thành, Thiệu Lý đi Thiệu Tâm; Thị trấn Vạn Hà đi Thiệu Duy và hàng trăm km đường liên xã, liên thôn, ngõ xóm, giao thông nội đồng, kênh mương cùng với hàng nghìn công trình dân dụng do nhân dân xây dựng mới, tu sửa nâng cấp. Từ đó, kết cấu hạ tầng được nâng lên, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, diện mạo làng quê ngày càng đổi mới, khang trang.
Một số doanh nghiệp đã có ý thức đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng và mẫu mã tốt, được thị trường chấp nhận. Nhưng vẫn còn doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị lạc hậu nên sản phẩm có sức cạnh tranh kém, hiệu quả kinh tế không cao.
* Ngành dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,4% /năm. Giá trị sản xuất năm 2018 đạt 713,4 tỷ đồng. Số cơ sở sản xuất dịch vụ thương mại trên địa bàn huyện là 4.290 cơ sở, hiện nay đang tạo việc làm cho trên 6 nghìn lao động.
Các dịch vụ khác:
- Vận tải: Dịch vụ vận tải được tăng cường quản lý, chất lượng, phương tiện từng bước được nâng cao. Giai đoạn 2015-2018, khối lượng vận tải hàng hoá và hành khách tăng lên theo từng năm; mở thêm tuyến xe buýt và dịch vụ Taxi đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.
- Tài chính, ngân hàng: Hoạt động của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện đã đa dạng hoá các hình thức khai thác nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo. Dư nợ tín dụng năm 2018 là 1.100 tỷ đồng.
- Bưu chính, viễn thông: Hoạt động bưu chính viễn thông phát triển nhanh, có nhiều tiến bộ trong phục vụ, đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân.
- Dân số: Theo số liệu niên giám thống kê năm 2018, dân số của huyện là 157,074 người, mật độ dân số 979 người/km2. Dân số nông thôn 147.129 người, dân số đô thị 15.380 người. Số người trong độ tuổi lao động là 87.961 người. Trong năm 2018, huyện đã tổ chức cho 476 người đi xuất khẩu lao động. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi có việc làm trong năm là 5.342 người; số lao động được đào tạo trong năm khoảng 1.633 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2018 là 0,6%, tỷ lệ sinh là 0,11%. Điều đó chứng tỏ công tác kế hoạch hoá gia đình ngày càng tốt hơn, việc chăm sóc y tế có nhiều tiến bộ.
- Lao động việc làm: Dân số huyện Thiệu Hóa thuộc loại trẻ, số người trong độ tuổi lao động có chiều hướng tăng: năm 2015 là 94 005 người, đến năm 2018 là 87.735 người.
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 84 632 người; trong đó lao động ở ngành nông lâm nghiệp là 57 337 người, lao động ngành công nghiệp và xây dựng là 11 434 người, lao động trong ngành dịch vụ là 15 861 người.
- Thu nhập: Cấp ủy, chính quyền từ cấp huyện đến cơ sở đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ nhân dân xoá đói, giảm nghèo, trước hết là tạo việc làm cho lực lượng lao động địa phương. Tập trung khai thác lợi thế, chỉ đạo phát triển các vùng cây công nghiệp tập trung, trồng rừng sản xuất, thành lập các hợp tác xã, thu nhập nghề mới… thu hút hàng ngàn lao động tại chỗ. Công tác xuất khẩu lao động được đẩy mạnh nhằm tạo hướng đi mới cho người lao động trong chương trình giải quyết việc làm, tăng thu nhập. Tỷ lệ hộ nghèo đói giảm từ 21,67% năm 2015 xuống còn 11,53% năm 2018.
c) Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.
* Hệ thống giao thông
Chạy qua địa bàn huyện có Quốc lộ 45 theo hướng Bắc Nam qua 5 xã đang được đầu tư nâng cấp, là trục giao lưu chính với các trung tâm kinh tế bên ngoài.
Ngoài những tuyến quốc lộ, tỉnh lộ trên hệ thống giao thông của huyện còn có 7 tuyến huyện lộ, trong đó có một tuyến đã dải nhựa bán thâm nhập, 6 tuyến còn lại là cấp phối và vật liệu cứng cũng đang bị xuống cấp, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi các phương tiện vận chuyển bằng cơ giới nhiều.
Hệ thống đường xã có khoảng 141 km, nền đường nhìn chung còn hẹp, một số đã được bê tông hóa, đã rải vật liệu cứng.
Hệ thống đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 779 km, trong những năm vừa qua với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nên đã bê tông hóa được 371km, đạt 47,6%. Một số nơi đã lát gạch, đá, có rãnh nước đi lại thuận lợi đảm bảo vệ sinh môi trường.
Đường nội đồng cũng được nâng cấp, kết hợp với quy hoạch đồng ruộng, thực hiện công cuộc vận động “dồn điền đổi thửa” bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, thâm canh, vận chuyển sản phẩm thu hoạch.
- Đường thủy: Trên địa bàn huyện có sông Chu và sông Mã chạy qua. Đã tạo cho huyện Thiệu Hóa thuận lợi về việc vận chuyển hàng hóa qua đường thủy. Đặc biệt là vận chuyển vật liệu xây dựng như cát, đá, xi măng, than. Thuyền và sà lan trọng tải lớn có thể lên đến tận thị trấn Vạn Hà. Tuy nhiên, do phù sa bồi đắp nên lòng sông có xu hướng cạn dần. Do vậy, phần nào đã hạn chế dận việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy vào sâu trong nội địa.
* Hệ thống Thủy lợi:
- Hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp:
+ Hệ thống tưới: Nguồn nước tưới chủ yếu được lấy từ sông Chu và sông Mã qua hệ thống trạm bơm Nam Sông Mã và đập Bái Thượng, ngoài ra còn có
một trạm bơm của các xã lấy nước từ các con sông khác chạy qua địa bàn huyện như sông Mậu Khê, sông Cầu Chày, sông Dừa và một số hồ đập khác.
+ Hệ thống tiêu nước: Tiêu nước trên địa bàn huyện Thiệu hóa bằng hai hình thức: Tự chảy và qua hệ thống trạm bơm tiêu.
Hiện tại trên địa bàn huyện có 4 trạm bơm tiêu, với tổng số máy 19 chiếc, tổng công suất là 54.540m3/h. Những năm mưa lớn các trạm bơm này đã và đang phát huy tác dụng tốt. Đã giảm hẳn diện tích bị mất do ngập lụt. Diện tích thường bị ngập úng có khoảng 901 ha, bằng 8,9% diện tích đất canh tác. Diện tích này phân bổ hầu hết trên địa bàn các xã, trong đó lớn nhất là ở Thiệu Hòa.
+ Hệ thống đê điều: Thiệu Hóa có số lượng đê điều tương đối lớn so với các huyện trong tỉnh, trên địa bàn của huyện có nhiều sông chảy qua… lại nằm ở gần cuối hạ lưu của các sông, nên đê điều hầu hết là những đoạn xung yếu. Hiện tổng chiều dài của hệ thống đê là 103 km, trong đó 52 km đê trung ương, 35 km đê địa phương, 16 km đê các sông nhỏ.
* Giáo dục - đào tạo: Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, duy trì phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Học sinh hoàn thành trương trình tốt nghiệp các cấp học đạt 98,5% trở lên. Kết quả thi học sinh giỏi một số năm đứng tốp đầu của tỉnh. Tỷ lệ trúng tuyển vào các trường đại học năm sau cao hơn năm trước, bình quân đạt 55,0% số dự thi, số học sinh đỗ đại học điểm cao và thủ khoa tăng. Công tác quản lý giáo dục có nhiều đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả. Chất lượng đội ngũ quản lý giáo dục, giáo viên tiếp tục được nâng lên. Cơ sở vật chất và các điều kiện phát triển giáo dục được tăng cường.
* Y tế: Bệnh viện đa khoa huyện được mở rộng cải tạo, đầu tư trang thiết bị theo hướng hiện đại, đội ngũ cán bộ y tế dược tăng cường về số lượng,
một số cơ sở y tế tư nhân góp đa dạng loại hình khám chữa bệnh cho nhân dân. Các chương trình y tế quốc gia được thực hiện hiệu quả, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm soát.
* Văn hóa: Toàn huyện có 28 xã, thị trấn trong đó có 17 xã được công nhận đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; có 197/230 nhà văn hoá thôn đạt chuẩn, 85% gia đình văn hóa, 43 di tích được xếp hạng (trong đó có 6 di tích cấp Quốc gia), các di tích đã phát huy giá trị trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Công tác quản lý, trùng tu tôn tạo và bảo vệ được quan tâm.
* Thể thao: Toàn huyện có 91 sân bóng đá (trong đó có 10 xã có sân bóng đạt chuẩn thể dục thể thao), 190 sân bóng chuyền, 70 câu lạc bộ thể dục thể thao, tỷ lệ người tham gia tập luyện thể dục thể thao đạt 42,5%, tỷ lệ gia đình thể thao đạt 21,5%. Hoạt động thể dục thể thao từ huyện đến cơ sở ngày một phát triển mạnh, thu hút đông số người tham gia.
* Năng lượng: Đến nay, 100% xã, thị trấn của huyện có điện lưới quốc gia, tỷ lệ số hộ dùng điện cũng đạt 100%. Các dự án nâng cấp và cải tạo mạng lưới điện đã cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng, đảm bảo cung cấp kịp thời điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn.
* Bưu chính viễn thông: Mạng lưới bưu chính viễn đã được phủ rộng khắp trong toàn huyện. Các dịch vụ bưu chính - viễn thông, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, chuyển tiền, điện thoại, điện báo… phát triển nhanh và đa dạng, cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới, chất lượng đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người dân.
2.1.3. Thực trạng môi trường
Là huyện nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa với nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp gắn liền với cây lúa nước. Có núi sông, đồng ruộng tạo nên phong cảnh hài hòa thi vị. Cảnh quan thiên nhiên gắn liền với những con người nhân hậu giàu lòng yêu nước, cần cù lao động sản xuất nông
Hiện nay, môi trường sinh thái của huyện chưa có sự tác động của chất thải công nghiệp.
3.2. Thực trạng công tác chuyển đổi ruộng đất huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Năm 2018, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 15991,72 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp: 10.608,43 ha, chiếm 66,34% diện tích tự nhiên.
- Đất phi nông nghiệp: 5.122,24 ha, chiếm 32,03% diện tích tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: 261,05 ha, chiếm 1,63% diện tích tự nhiên.
Hình 3.4: Cơ cấu các loại đất chính huyện Thiệu Hóa năm 2018
Diện tích các loại đất được thể hiện ở Bảng 3.2.