Kết quả thực hiện chuyển đổi ruộng đất huyện Thiệu Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của công tác chuyển đổi ruộng đất và chuyển đổi theo nhóm hộ trong quản lý và sử dụng đất nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện thiệu hóa, (Trang 66 - 73)

Chỉ tiêu CĐRĐ Trước CĐRĐ Sau So sánh sau và trước CĐRĐ

Tổng số thửa (thửa) 42940 15007 - 27933 Bình quân thửa/hộ (thửa/hộ) 3,2 1,09 - 2,11 Bình quân diện tích/thửa (m2/thửa) 2565,34 3329,19 + 763,85

Nguồn: UBND huyện Thiệu Hóa, 2019

Số liệu bảng 3.3 cho thấy, về tổng số thửa: trước chuyển đổi ruộng đất, tổng số thửa đất trồng cây hàng năm của 11 xã đã thực hiện chuyển đổi ruộng đất là 42.940 thửa, sau chuyển đổi ruộng đất còn 15.007 thửa, giảm được 27.933 thửa. Về bình quân số thửa: trước chuyển đổi ruộng đất là 3,2 thửa/hộ, sau CĐRĐ còn lại 1,09 thửa/hộ. Về diện tích: Bình quân diện tích trên thửa trước khi CĐRĐ là 2565,34 m2/thửa, sau CĐRĐ là 3329,19 m2/thửa, tăng 763,85 m2/thửa. Như vậy, so với trước CĐRĐ các chỉ tiêu về bình quân diện tích trên thửa và diện tích đất đưa vào sản xuất nông nghiệp đều có xu hướng tăng lên rất lớn so với trước khi CĐRĐ, điều đó chứng tỏ công tác CĐRĐ trên địa bàn huyện Thiệu Hóa đang tiến hành đã đi đúng hướng, đúng mục tiêu đã đề ra là giảm tình trạng manh mún ruộng đất. Sau CĐRĐ các hộ gia đình, cá nhân đã có những vùng ruộng tập trung với diện tích lớn hơn góp phần hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất hàng hoá, vùng nguyên liệu tập trung, làm cơ sở cho việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp, thuận tiện cho việc cơ giới hoá đồng bộ, kiến thiết đồng ruộng.

3.3. Đánh giá hiệu quả công tác chuyển đổi ruộng đất tại 2 xã nghiên cứu:

3.3.1. Đánh giá hiệu quả của công tác CĐRĐ đến quy mô sử dụng đất

Thực hiện chủ trương của huyện ủy, UBND huyện Thiệu Hóa về công tác chuyển đổi ruộng đất, tích tụ đất đai và kết quả thực hiện thành công trong công tác chuyển đổi ruộng đất của địa phương những lần trước. Dựa trên các

huyện, Đảng ủy, UBND các xã Thiệu Giang, Thiệu Toán đã thành lập Ban chỉ đạo cấp xã, các tiểu ban CĐRĐ ở các thôn; xây dựng phương án tổ chức chuyển đổi ruộng đất đến từng xứ đồng. Đến nay đã có 5/5 thôn (xã Thiệu Toán) và 8/8 thôn (xã Thiệu Giang) hoàn thành việc chuyển đổi ruộng đất. Quy mô sử dụng đất trước và sau CĐRĐ được thể hiện qua bảng 3.4.

Bảng 3.4: Quy mô sử dụng đất trước và sau khi chuyển đổi ruộng đất tại 2 xã nghiên cứu

Chỉ tiêu Xã Thiệu Giang Trước Xã Thiệu Toán CĐRĐ Sau CĐRĐ Trước CĐRĐ Sau CĐRĐ

1. Đất nông nghiệp (ha) 569,1 589,2 360,5 390,6 2. Đất sản xuất nông nghiệp (ha) 560,1 578,4 356,8 378,9 3. Đất trồng cây hàng năm (ha) 518,2 536,7 296,1 318,3 4. Đất lúa (ha) 402,1 432,4 269,6 296,4 5. Số hộ được chia ruộng (hộ) 1643 1643 1434 1434 6. Số thửa (thửa) 3398 1595 18340 2188 7. Diện tích bình quân/thửa (m2) 1490,87 2725,14 320,65 1239,81 8. Số thửa bình quân/hộ 2,07 0,97 12,79 1,53 9. Quỹ đất công ích (ha) 23,9 25,8 13,7 15,4

Nguồn: UBND huyện Thiệu Hóa, 2019

Số liệu ở bảng 3.4 cho thấy sau khi CĐRĐ, diện tích đất nông nghiệp của 2 xã đều tăng cụ thể, xã Thiệu Giang tăng từ 569,1 ha lên 589,2 ha, xã Thiệu Toán tăng từ 360,5 lên 390,6 ha. Nguyên nhân tăng lên là do sau khi chuyển đổi ruộng đất bờ vùng, bờ thửa giảm xuống, hệ thống thủy lợi được nâng cấp và cải thiện nên một phần diện tích đất bỏ hoang được cải tạo đưa vào sử dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Xã Thiệu Giang với 1.530 hộ được chia ruộng, diện tích đất thực hiện chuyển đổi ruộng đất là 434,66 ha với số thửa là 3.398 thửa, diện tích bình

quân trên thửa là 1490,87 m2, số thửa bình quân trên hộ là 2,07 thửa. Xã Thiệu Toán số hộ được chia ruộng là 1434 hộ, diện tích đất thực hiện chuyển đổi là 271,27 ha với số thửa là 18340 thửa, diện tích bình quân trên thửa là 320,65 m2, bình quân số thửa trên hộ là 12,79 thửa. Số hộ tham gia CĐRĐ: Cả hai xã đều có trên 95% số hộ có đất sản xuất nông nghiệp tham gia CĐRĐ, sau CĐRĐ số hộ vẫn giữ nguyên không thay đổi.

Kết quả sau CĐRĐ cho thấy các chỉ tiêu quan trọng trong việc tích tụ ruộng đất đều có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, số thửa đã giảm được đáng kể: xã Thiệu Giang giảm được 1803 thửa (tỷ lệ giảm thửa đạt 53,10%), đặc biệt xã Thiệu Toán tỷ lệ giảm thửa đạt 88,1%, số thửa từ 18340 thửa, sau CĐRĐ giảm 16152 thửa, qua đó giảm số thửa bình quân/hộ từ 12,79 thửa xuống còn 1,53 thửa. Đối với những chân ruộng khi chuyển đổi không thể giảm thửa (do địa hình chia cắt phức tạp) cũng được địa phương khuyến khích người dân chuyển đổi cho nhau để tiện chăm sóc và canh tác.

Bên cạnh đó, sau CĐRĐ quỹ đất công ích ở 2 xã nghiên cứu đều tăng, cụ thể: xã Thiệu Giang tăng 1,9 ha, xã Thiệu Toán tăng 1,7 ha. Mặt khác, sau CĐRĐ quỹ đất này đều đã được gom lại thành từng vùng tập trung để tiện cho công tác quy hoạch đất ở, đất xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và phúc lợi xã hội, đất cho khu công nghiệp, dịch vụ, thương mại và các bãi chứa chất thải để bảo đảm vệ sinh và môi trường.

3.3.2. Đánh giá hiệu quả của công tác chuyển đổi ruộng đất đến sự thay đổi của hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng của hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng

Cùng với việc thực hiện chuyển đổi ruộng đất của các hộ gia đình, trong quá trình thực hiện phương án chuyển đổi ruộng đất, các xã đã tiến hành chỉnh trang đồng ruộng, quy hoạch lại hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Trước khi thực hiện CĐRĐ, hầu hết hệ thống đường giao thông, thủy lợi nội đồng tại 2 xã nghiên

thửa, mương nhỏ đi kèm với bờ vùng, bờ thửa dẫn nước đến từng thửa chiếm diện tích rất lớn.

Trong quá trình thực hiện phương án chuyển đổi ruộng đất, các xã đã thực hiện quy hoạch lại toàn bộ hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, phá bỏ hết những đường, mương cũ không phù hợp với sản xuất, thiết kế làm lại đường và mương lớn dẫn nước thuận lợi tưới tiêu và chuyên chở nông sản.

Diện tích đất giao thông, thuỷ lợi nội đồng trước và sau chuyển đổi ruộng đất tại 2 xã nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Diện tích đất giao thông, thuỷ lợi nội đồng trước và sau chuyển đổi ruộng đất tại 2 xã nghiên cứu

Loại đất Tên xã Trước CĐRĐ (ha) Sau CĐRĐ (ha) Diện tích tăng (ha) Tỷ lệ tăng (%) Giao thông Thiệu Giang 5,58 7,23 1,65 29,57 Thiệu Toán 4,69 5,89 1,20 25,59 Thủy lợi Thiệu Giang 3,59 4,56 0,97 27,02 Thiệu Toán 4,15 4,83 0,68 16,39

Nguồn: UBND huyện Thiệu Hóa, 2019

Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy, xã Thiệu Giang diện tích đất giao thông tăng 1,65 ha, xã Thiệu Toán tăng 1,2 ha; diện tích đất giao thông tăng lên đã giúp cho việc áp dụng cơ giới hóa phục vụ cho sản xuất được nâng lên, góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất thủy lợi của xã Thiệu Giang tăng 0,97 ha, xã Thiệu Toán tăng 0,68 ha; diện tích đất thủy lợi tăng cũng đã góp phần tăng diện tích đất sản xuất chủ động được nước tưới và chống ngập úng. Sau khi thực hiện xong công tác CĐRĐ số lượng công trình giao thông nội thông nội đồng và hệ thống thủy lợi tăng lên đáng kể cụ thể, xã Thiệu Giang làm thêm được 1,5 km giao thông nội đồng và 2 km hệ thống

thủy lợi, xã Thiệu Toán làm thêm được 1,2 km giao thông nội đồng và 3 km hệ thống thủy lợi.

Hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng được hoàn thiện đã góp phần làm tăng năng suất cây trồng. Để thực hiện được công tác giao thông nội đồng như vậy, 2 xã đã huy động từ sức dân, nguồn lực tại địa phương và nhờ sự giúp đỡ của chính quyền các cấp, trong đó sự hỗ trợ của cấp trên là 35%, nhân dân tự đóng góp là 40% và xã hỗ trợ là 25%. Việc quy hoạch mở rộng, thiết kế lại hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng đã góp phần không nhỏ trong việc cải tạo đất, vận chuyển hàng hoá, giảm công lao động và chi phí trong sản xuất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các hộ nông dân. Đồng thời góp phần chủ động nước tưới trong mùa khô và tiêu nước trong mùa mưa bão. Thực tế sau CĐRĐ cho thấy nhiều cánh đồng trước kia chỉ cấy được một vụ lúa hay chỉ trồng màu nay nhờ có nước tưới chủ động đã được cải tạo tăng vụ hoặc chuyển đổi sang trồng lúa.

3.3.3. Đánh giá hiệu quả của công tác chuyển đổi ruộng đất đến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năng suất, sản lượng một số cây trồng chính

Điều tra ở 2 xã Thiệu Giang, Thiệu Toán cho thấy nhờ tích tụ, tập trung được ruộng đất, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết hữu cơ giữa cây trồng với vật nuôi gắn với thị trường tiêu thụ, nên đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình như: Việc tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất hạt giống lúa lai F1, giống lúa thuần và lúa thương phẩm đã tăng hiệu quả kinh tế từ 1,2 đến 1,5 lần so sản xuất thông thường; tổ chức sản xuất lúa gạo quy mô lớn chất lượng cao theo chuỗi giá trị của Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn đã cho hiệu quả kinh tế tăng từ 1,5 đến 1,7 lần; mô hình tích tụ để sản xuất trong nuôi trồng thủy sản đã đem lại hiệu quả rõ rệt do có nhiều lợi thế như: Giảm chi phí đầu tư, giảm lao động

trên một đơn vị diện tích nuôi; nhờ việc tích tụ đất đai, các chủ doanh nghiệp, chủ hộ đã mạnh dạn đầu tư, tăng quy mô sản xuất, ứng dụng công nghệ tiên tiến, vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh vừa nâng cao giá trị thu nhập. Ngoài việc các doanh nghiệp thuê đất của nhà nước thông qua các dự án để tự đầu tư sản xuất lâu dài, thì hình thức thuê lại đất của nông dân trong một giai đoạn nhất định và hình thức liên kết với các hợp tác xã, với nông dân để sản xuất quy mô lớn ngày càng phát triển và đã mang lại hiệu quả rõ rệt.

Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trước và sau dồn điền đổi thửa tại 2 xã nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính trước và sau chuyển đổi ruộng đất tại 2 xã nghiên cứu

Loại cây trồng

Xã Thiệu Giang Xã Thiệu Toán Trước CĐRĐ Sau CĐRĐ Trước CĐRĐ Sau CĐRĐ 1. Lúa xuân - Diện tích (ha) 402,1 432,4 269,6 296,4 - Năng suất (tạ/ha) 71,2 75,2 69,8 73,0 - Sản lượng (tấn) 2863,0 3251,6 1881,8 2163,7

2. Lúa mùa

- Diện tích (ha) 402,1 432,4 269,6 296,4 - Năng suất (tạ/ha) 57,2 61,3 58,5 60,9 - Sản lượng (tấn) 2300,0 2650,6 1577,2 1805,1

3. Ngô đông

- Diện tích (ha) 91,8 107,0 119,1 89,1 - Năng suất (tạ/ha) 50,0 52,0 47,0 51,6 - Sản lượng (tấn) 459,0 556,4 559,8 459,8

4. Đậu tương

- Diện tích (ha) 39,0 29,0 37,6 20,5 - Năng suất (tạ/ha) 14,0 16,0 16,0 19,0 - Sản lượng (tấn) 54,6 46,4 60,2 39,0

Số liệu ở bảng 3.6 cho thấy, sau khi CĐRĐ năng suất được tăng lên, bên cạnh yếu tố giống, trình độ canh tác còn do tập trung được đồng ruộng nên điều kiện về chăm sóc, tưới tiêu, phòng trừ sâu bệnh và khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng được tốt hơn.

3.3.4. Đánh giá hiệu quả của công tác chuyển đổi ruộng đất đến một số kiểu sử dụng đất kiểu sử dụng đất

Với lợi thế là vùng có truyền thống sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp hàng hoá đã hình thành và phát triển, đặc biệt là sau chuyển đổi ruộng đất, hình thành các ô thửa lớn, các trang trại tập trung cho nên tại đây các kiểu sử dụng đất bước đầu mang những đặc điểm của vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Trong đó có các loại hình sử dụng đất đặc trưng vùng như đất chuyên lúa, chuyên màu, đất nuôi trồng thủy sản, đất chăn nuôi và trang trại tổng hợp. Các loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện sau chuyển đổi ruộng đất đã có những thay đổi đáng kể, theo chiều hướng thiên về sản xuất hàng hóa và chuyên canh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn huyện trước và sau chuyển đổi ruộng đất được thể hiện chi tiết qua bảng 3.7.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của công tác chuyển đổi ruộng đất và chuyển đổi theo nhóm hộ trong quản lý và sử dụng đất nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện thiệu hóa, (Trang 66 - 73)