Hiện trạng sử dụng đất huyện Thiệu Hóa năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của công tác chuyển đổi ruộng đất và chuyển đổi theo nhóm hộ trong quản lý và sử dụng đất nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện thiệu hóa, (Trang 58 - 66)

TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 15.991,72 100

I Đất nông nghiệp 10.608,43 66,34

1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.039,30 62,78 1.1 Đất trồng cây hàng năm 9.786,87 61,20 1.1.1 Đất trồng lúa 8.710,23 54,47 1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 38,00 0,24

TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1.2 Đất trồng cây lâu năm 252,43 1,58 2 Đất lâm nghiệp có rừng 143,71 0,90 2.1 Rừng sản xuất 139,56 0,87 2.2 Rừng phòng hộ 4,15 0,03 2.3 Rừng đặc dụng - - 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 369,94 2,31 4 Đất làm muối - - 5 Đất nông nghiệp khác 55,48 0,35

II Đất phi nông nghiệp 5.122,24 32,03

1 Đất ở 1.729,51 10,82 1.1 Đất ở đô thị 58,82 0,37 1.2 Đất ở nông thôn 1.670,69 10,45 2 Đất chuyên dùng 2.185,22 13,66 2.1 Đất TSCQ, công trình sự nghiệp 141,80 0,89 2.2 Đất quốc phòng, an ninh 5,85 0,04 2.3 Đất sản xuất, kinh doanh PNN 146,82 0,92 2.4 Đất có mục đích công cộng 1.890,75 11,82 3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 6,55 0,04 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 190,81 1,19 5 Đất sông suối và mặt nước CD 1.010,15 6,32

III Đất chưa sử dụng 261,05 1,63

1 Đất bằng chưa sử dụng 201,85 1,26 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 1,66 0,01 3 Núi đá không có rừng cây 57,54 0,36

Nguồn: UBND huyện Thiệu Hóa

3.2.2. Thực trạng công tác chuyển đổi ruộng đất huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa

3.2.2.1. Chủ trương của Huyện ủy, UBND huyện Thiệu Hóa về công tác chuyển đổi ruộng đất

Trong những năm qua, nhận thức rõ những hạn chế của sự manh mún đất đai đến sản xuất nông nghiệp, Huyện ủy, UBND huyện và các địa phương

hiện nhiều chủ trương, giải pháp phát triển nông nghiệp, trong đó có việc chuyển đổi ruộng đất, xây dựng cánh đồng mẫu lớn nhằm khắc phục tình trạng ruộng đất phân tán, manh mún, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cây trồng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa đồng bộ, nâng giá trị sản xuất nông nghiệp đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Ngày 17 tháng 10 năm 1997, BCH Đảng bộ huyện Thiệu Hóa khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 2B-NQ/HU “Về việc vận động nhân dân chuyển đổi ruộng đất từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn”.

Ngày 16 tháng 4 năm 2007, BCH Đảng bộ huyện khóa XVII tiếp tục ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU “Về cuộc vận động chuyển đổi ruộng đất lần thứ 2”.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Thiệu Hóa nhiệm kỳ 2015- 2020 cũng đã chỉ rõ “Thực hiện chuyển đổi ruộng đất và chuyển đổi theo nhóm hộ là cần thiết, phù hợp với xu thế tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phân công lại lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng đất...”

Ngày 30 tháng 8 năm 2016, Ban chấp hành Đảng bộ huyện khóa XIX tiếp tục ban hành Nghị Quyết số 06-NQ/HU “Về việc tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi ruộng đất và chuyển đổi theo nhóm hộ, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. Nghị quyết cũng đã xây dựng lộ trình thực hiện từ năm 2016 đến hết năm 2019;

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện, Nghị quyết số 06-NQ/HU của BCH Đảng bộ huyện khóa XIX, UBND huyện Thiệu Hóa đã xây dựng ban hành Đề án số 01/ĐA-UBND “Tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi ruộng đất và chuyển đổi theo nhóm hộ, để nâng cao hiệu quả sử

BCĐ ngày 6/10/2016 hướng dẫn cụ thể quy trình, các bước thực hiện từ cấp huyện đến 28 xã, thị trấn.

Đề án đã xác định các nguyên tắc khi thực hiện chuyển đổi ruộng đất và chuyển đổi theo nhóm hộ (UBND huyện Thiệu Hóa, 2016):

- Chuyển đổi ruộng đất phải đảm bảo dân chủ, công khai, tự nguyện, được nhân dân đồng thuận;

- Chuyển đổi phải gắn với bổ sung quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng, phù hợp với quy hoạch nông thôn mới đến năm 2020; quỹ đất điều chỉnh các quy hoạch phải lấy từ quỹ đất công ích của xã quản lý;

- Chuyển đổi ruộng đất phải giao đúng đối tượng, đủ diện tích đất của các hộ lâu nay đang quản lý sử dụng;

- Lấy địa bàn thôn làm đơn vị chuyển đổi và thống nhất cho điều chuyển diện tích đất từ thôn này sang thôn khác. Đối với những hộ đang nhận thầu diện tích ao, hồ để phát triển kinh tế trang trại, tạo điều kiện để các hộ được nhận thửa đất liền kề đất trang trại;

- Đất đảm bảo cho các nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch NTM mà như: đất công ích tập trung thành một số vùng để quy hoạch cho đất ở, đất xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và phúc lợi xã hội, đất cho khu công nghiệp, dịch vụ, thương mại và các bãi chứa chất thải để bảo đảm vệ sinh và môi trường.

Đối với những xã đặc thù có lao động đi làm ăn xa hoặc chuyển khẩu đi nơi khác ở, khi không có nhu cầu sản xuất nông nghiệp thì dồn về một vùng để xã quản lý cho thầu, khoán. Khi nào các hộ trở về hoặc có nhu cầu sản xuất thì giao lại diện tích cho các hộ. Diện tích đất của hộ đã chuyển đi nơi khác hoặc đi làm ăn xa mà đang cho anh em, họ hàng, bạn bè ở nhà canh tác có hiệu quả thì tiếp tục ghép dồn vào một thửa cho hộ đang canh tác, nhưng phải

* Quy trình thực hiện chuyển đổi ruộng đất:

Bước 1: Các xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo do Bí thư Đảng ủy xã làm trưởng ban, thành lập tổ công tác giúp việc cho Ban chỉ đạo, thành lập tiểu ban thôn do bí thư chi bộ làm trưởng tiểu ban. Phân công các thành viên trong ban chỉ đạo của xã xuống thôn để chỉ đạo trực tiếp công tác chuyển đổi ruộng đất từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Ban chỉ đạo của xã, thị trấn xây dựng phương án chuyển đổi, kế hoạch chi tiết của xã trình HĐND, Đảng ủy xã xem xét quyết định và báo cáo về Ban chỉ đạo của huyện phê duyệt.

Bước 2: Nhiệm vụ của Tiểu ban thôn.

- Sử dụng hồ sơ, tài liệu chuyển đổi lần thứ 2 để rà soát, tổng hợp số hộ, nhân khẩu được giao đất lâu dài trong lần chuyển đổi ruộng đất lần thứ 2 năm 2007-2008.

- Tổng hợp diện tích cơ bản của các hộ đang sử dụng ghi rõ diện tích đất đã bị thu hồi bồi thường giải phóng mặt bằng từ năm 2008 đến nay; đất các hộ chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng làm cơ sở giao đất cho các hộ nhân dân giao đúng, giao đủ diện tích mà hộ đang được quyền sử dụng.

- Tiến hành đo bao và tổng hợp diện tích đất của thôn theo từng vùng, từng xứ đồng làm cơ sở để lên sơ đồ giao đất thực địa cụ thể:

+ Đất sản xuất khó khăn, đồng trũng, đồng cao cần phải đầu tư cải tạo để chuyển sang mô hình lúa - cá hoặc phát triển trang trại.

+ Đất cơ bản để giao cho các hộ.

+ Đất của các hộ đi làm ăn xa, chuyển đi nơi khác sinh sống quy thành vùng riêng để xã quản lý cho thầu, khoán; khi nào hộ về có nhu cầu sản xuất thì giao cho hộ.

- Khảo sát, bổ sung hoàn thiện hệ thống đường giao thông, thủy lợi nội đồng của thôn, dự kiến tỷ lệ diện tích trừ (đối với đơn vị chưa thực hiện

chuyển đổi lần 2 thì diện tích được trừ vào diện tích của hộ, các đơn vị đã thực hiện lần 2 thì bổ sung diện tích đất giao thông, thủy lợi lấy từ đất công ích của xã) để hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, làm cơ sở đưa ra hội nghị nhân dân của thôn để bàn bạc, thảo luận thống nhất.

- Tổ chức họp nhân dân của các thôn, báo cáo tại hội nghị về kết quả đo bao diện tích đất của thôn để làm cơ sở cho nhân dân bàn bạc, quyết định số thửa của hộ hoặc cho nhóm hộ nhận chung một thửa ruộng (các hộ tự nguyện và đăng ký bằng văn bản) đưa vào biên bản họp thôn, báo cáo kết quả họp dân về ban chỉ đạo của xã để ban chỉ đạo làm cơ sở xem xét đưa ra quy định chung cho toàn xã để thực hiện chuyển đổi ruộng đất theo nhóm hộ thành công. Hội nghị này phải quyết định, lập danh sách những hộ nào ghép với nhau thành một nhóm hộ (từ hai hộ trở lên) để giao đất.

- Căn cứ vào quy định, hướng dẫn và các nội dung phê duyệt của Ban chỉ đạo xã cho thôn; các thôn tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng; lập sơ đồ giao đất, tổ chức họp nhân dân trong thôn để báo cáo chi tiết, đầy đủ các nội dung được phê duyệt. Đồng thời tổng hợp đăng ký của các hộ dân có nhu cầu tiếp tục hoặc tự nhận ruộng ở các vùng khó khăn làm trang trại, mô hình lúa - cá.

- Hoàn thiện hồ sơ giao đất thực địa, đánh số thứ tự theo hướng thuận tiện nhất đối với phần diện tích cơ bản còn lại để giao cho các hộ sau khi đã trừ đất của các hộ tiếp tục, tự nhận ở vùng đất khó khăn để cải tạo làm trang trại, mô hình lúa - cá. Đây là công việc hết sức quan trọng chuẩn bị cho việc bốc thăm vị trí đất của nhóm hộ.

- Tổ chức hội nghị để nhân dân bốc thăm, lập biên bản ghi kết quả bốc thăm, làm cơ sở cho việc giao đất ngoài thực địa.

ra thắc mắc trong khi giao đất. Hoàn thiện hồ sơ sau khi các hộ đã nhận ruộng, báo cáo để Ban chuyển đổi tổng hợp chung cho toàn xã làm cơ sở cho việc chỉnh lý bản đồ địa chính và các loại sổ địa chính, sổ mục kê và sau này cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nhân dân.

Sơ đồ tổ chức thực hiện công tác chuyển đổi ruộng đất ở huyện Thiệu Hóa được thể hiện ở Hình 2.1.

Hình 3.5: Sơ đồ tổ chức thực hiện công tác chuyển đổi ruộng tại huyện Thiệu Hóa

Việc chuyển đổi ruộng đất trên địa bàn huyện Thiệu Hóa được thực hiện trên cơ sở lấy thôn làm đơn vị xây dựng phương án chuyển đổi ruộng đất và phương án được xây dựng cụ thể cho từng xứ đồng, từng khu vực. Phương án dồn điền đổi thửa cấp thôn phải được UBND xã phê duyệt, phương án chuyển đổi ruộng đất cấp xã phải được UBND huyện phê duyệt mới được triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, huyện Thiệu Hóa khuyến khích các hộ dân tự nguyện đổi đất cho nhau, ưu tiên cho các hộ dân nhận đất sản xuất gần nhà mình nhất để tiện cho việc vận chuyển nông sản, phân bón...

và quyết liệt trong công tác dồn điền đổi thửa với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Hệ thống các văn bản hướng dẫn đã được các cấp ủy, chính quyền ban hành một cách đầy đủ, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chuyển đổi ruộng đất đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.2.2. Kết quả chuyển đổi ruộng đất huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Tính đến tháng 01/2019, toàn huyện đã có 11/27 xã đã thực hiện hoàn thành việc chuyển đổi ruộng đất, gồm: Thiệu Toán, Thiệu Tâm, Thiệu Vận, Thiệu Trung, Thiệu Đô, Thiệu Châu, Thiệu Giao, Thiệu Ngọc, Thiệu Hợp, Thiệu Thịnh, Thiệu Giang. Có 06/27 xã đang thực hiện chuyển đổi ruộng đất gồm: Thiệu Lý, Thiệu Tân, Thiệu Vũ, Thiệu Long, Thiệu Phú, Thiệu Duy và 10/27 xã đã xây dựng kế hoạch, phương án nhưng chưa thực hiện chuyển đổi ruộng đất gồm: Thiệu Chính, Thiệu Hòa, Thiệu Minh, Thiệu Viên, Thiệu Phúc, Thiệu Tiến, Thiệu Thành, Thiệu Công, Thiệu Nguyên, Thiệu Quang.

Trong số 11 xã đã hoàn thành việc chuyển đổi (chiếm 40,74%) có 78/78 thôn (chiếm 100% số thôn) đã hoàn thành việc chuyển đổi. Đối với những xã đang thực hiện chuyển đổi có 20/33 thôn đã thực hiện xong việc chuyển đổi (chiếm 60,60% số thôn).

Kết quả thực hiện chuyển đổi ruộng đất huyện Thiệu Hóa được thể hiện ở Bảng 3.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả của công tác chuyển đổi ruộng đất và chuyển đổi theo nhóm hộ trong quản lý và sử dụng đất nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện thiệu hóa, (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)