Chi phí quản lý của Công ty Dai Ichi tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017 – 2019

Một phần của tài liệu Quản lý kinh doanh bảo hiểm nhân thọ dai ichi tại tỉnh phú thọ (Trang 59 - 93)

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung 2017 2018 2019

Số thực hiện

Doanh thu bảo hiểm gốc 113.600 114.000 120.000

Hiệu quả quy ƣớc 4.542 4.340 2.500

(Nguồn: Báo cáo thường niên)

Theo số liệu ở bảng trên cho ta thấy, hiệu quả theo quy ƣớc của Công ty có xu hƣớng tăng cùng với tăng doanh thu từ năm 2017 đến năm 2018. Tuy nhiên trong năm 2019 mặc dù doanh thu tăng nhanh song hiệu quả lại có xu hƣớng giảm mạnh.

Đối với khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, tại Công ty Dai - Ichi tỉnh Phú Thọ số liệu cụ thể các năm nhƣ sau:

Bảng 2.6. Chi phí quản lý của Công ty Dai - Ichi tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017 – 2019 giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị: triệu đồng

Chi phí quản lý DN 29.528 30.600 28.500

Doanh thu phí 113.600 114.000 120.000

Chi phí QLDN cho 1đ doanh thu 0,26 0,27 0,24

(Nguồn: Báo cáo thường niên)

Qua số liệu ở biểu trên ta thấy, chi quản lý doanh nghiệp tại Công ty Dai - Ichi tỉnh Phú Thọ có xu hƣớng tăng lên sau đó giảm ở các năm sau. Cụ thể năm 2018 mặc dù doanh thu tăng so với năm 2017 kéo theo chi quản lý doanh nghiệp lại tăng đây là một trong những nguyên nhân làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp cho 1đ doanh thu phí bảo hiểm cũng nhƣ cho một đồng lợi nhuận tại công ty là cao nhất trong 3 năm. Trong các năm sau chi quản lý doanh nghiệp có xu hƣớng giảm, năm 2019 là năm có tốc độ giảm (2.100 triệu đồng).

Nếu xét theo chỉ tiêu chi phí cho một đồng hiệu quả quy ƣớc ta thấy năm 2019 chi phí ở mức thấp nhất, công ty chỉ phải bỏ ra 0,24 đ chi phí quản lý doanh nghiệp đã thu đƣợc 1đ hiệu quả, các năm trƣớc khoản mục chi phí này đều tăng, năm 2018 chi phí này đã là 0,27 đ.

Các khoản mục chi khác đƣợc Tổng Công ty giao định mức và quyết toán theo doanh thu. Trong hai năm hiệu quả giảm thì năm 2018 Công ty Dai - Ichi tỉnh Phú Thọ có số chi vƣợt định mức là 436 triệu đồng, tuy vậy năm 2019 định mức đƣợc giao là hơn 30.000 triệu đồng nhƣng số chi của công ty chỉ là 28.500 triệu đ tiết kiệm đƣợc hơn 1.500 triệu đồng.

Nhƣ vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty Dai - Ichi tỉnh Phú Thọ trong thời gian từ năm 2017 đến 2019 biến động mạnh. Mức tăng về cơ bản cùng với mức tăng bình quân chung của các đơn vị và toàn Tổng Công ty. Việc tăng chi quản lý với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của doanh thu đã tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù để tăng đƣợc doanh thu thì cần thiết phải tăng chi quản lý lên, song nếu tốc độ chi quản lý tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu thì dù có quản lý tốt các khoản mục chi khác thì hiệu quả kinh doanh của đơn vị sẽ không tăng.

2.2.3. Thực trạng hoạt động kiểm tra - giám sát quản lý kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Sau khi Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực (01/4/2001), thị trƣờng bảo hiểm đã có một hành lang pháp lý để phát triển kinh doanh thuận lợi hơn. Theo đó, ngành bảo hiểm đã góp phần giảm thiểu rủi ro trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ. Sự phát triển của ngành bảo hiểm, trong đó có Dai-ichi Phú Thọ từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển và ổn định nền kinh tế, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, Công ty Dai - Ichi tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua vẫn tồn tại những hạn chế nhất định nhƣ năng lực của đội ngũ kinh doanh còn nhiều hạn chế. Chất lƣợng tƣ vấn tài chính đầu vào thấp, dẫn đến khó khăn trong việc đào tạo nâng cao kỹ năng. Cùng với đó quy trình hoạt động, khả năng mở rộng thị trƣờng chƣa thực sự tốt. Do đó, cùng với việc đẩy mạnh chất lƣợng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, Công ty luôn quan tâm đến hoạt động kiểm tra - giám sát đối với hoạt động kinh doanh của Công ty theo quy đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Theo Điều 120, Chƣơng VII, Luật Kinh doanh bảo hiểm, nội dung công tác kiểm tra - giám sát đối với quản lý kinh doanh bảo hiểm bao gồm khá nhiều khía cạnh, trong đó quy định rõ: Doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp cần thiết đê bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện cam kết với bên mua bảo hiểm.

Trong giai đoạn vừa qua, Tổng đại lý Dai - Ichi tỉnh Phú Thọ đã thực hiện các hoạt động kiểm tra giám sát trên một số phƣơng diện sau:

Thứ nhất: Kiểm tra nhằm đảm bảo an toàn về các tiêu chuẩn, khả năng đáp ứng về tài chính cho hoạt động kinh doanh của công ty

Đây là nghiệp vụ kiểm tra định kỳ và thƣờng xuyên của Công ty. Hiện nay nhà nƣớc đã có quy đinh rất rõ điều kiện tối thiêu về mặt tài chính cho việc cấp giấy phép, đó là: số vốn điều lệ đã góp hoặc vốn đƣợc cấp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ. Qua kiểm tra đã cho thấy Công ty luôn đảm bảo và tuân thủ đúng yêu cầu, quy định về tiêu chuẩn tài chính cho hoạt động kinh doanh.

Thứ hai: Kiểm tra - giám sát công việc triển khai kinh doanh, bao gồm: Khả năng thanh toán và hoạt động đầu tƣ.

nghiệp đƣợc coi là đủ khả năng thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng thanh toán không thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiêu. Biên khả năng thanh toán là khoản chênh lệch giữa giá trị tài sản và các khoản nợ phải trả của DNBH tại thời điểm xác định khả năng thanh toán. Theo Thông tƣ 125/2012- BTC, khi xác định biên thanh toán, tùy thuộc vào tính thanh khoản của từng loại tài sản hay khoản phải thu mà đƣợc tính toàn bộ hay loại trừ một phần (theo tỷ lệ %) hoặc loại trừ toàn bộ giá trị hạch toán”.

Thực hiện hệ thống chỉ tiêu giám sát DNBH (ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003/ QĐ- BTC ngày 22/9/2003), Công ty luôn đáp ứng đƣợc đầy đủ các hệ thống chỉ tiêu giám sát do nhà nƣớc và tổng công ty quy định đó là: chỉ tiêu khả năng thanh toán; chỉ tiêu nguồn vốn, quỹ điều chỉnh trên tổng công nợ; chỉ tiêu thanh khoản; chỉ tiêu nợ phí trên nguồn vốn, quỹ.

Tại một số thời điểm nhất định, “khi Công ty nhận thấy khả năng thanh toán không đƣợc đảm bảo, Công ty đã chủ động phải lập và báo cáo ngay với Tổng Công ty phƣơng án tài chính để bổ sung phần thiếu hụt. Phƣơng án tài chính phải đƣợc thực hiện trong 90 ngày kể từ ngày phát hiện có sự thiếu hụt khả năng thanh toán. Bởi lẽ, Công ty luôn nhận thức đƣợc rằng trong trƣờng hợp không khôi phục đƣợc khả năng thanh toán theo quy định, Công ty phải chịu sự giám sát đặc biệt của Ban kiểm soát khả năng thanh toán hoặc bị hạn chế phạm vi, lĩnh vực doanh nghiệp tái bảo hiểm”.

Hiện nay, công tác kiểm tra - giám sát hoạt động quản lý kinh doanh bảo hiểm nhân thọ của Công ty còn tập trung vào việc cân đối phân bổ ngồn vốn để đầu tƣ, phạm vi và cơ cấu danh mục đầu tƣ hợp lý, nhằm đảm bảo lợi nhuận bền vững từ dự phòng nghiệp vụ và các nguồn hợp pháp khác.

Cùng với việc tăng cƣờng giám sát trong thực tế, Công ty cũng đã tích cực triển khai công tác hoàn thiện văn bản pháp quy về kiểm tra - giám sát nhằm đảm bảo cho hoạt động này diễn ra theo đúng yêu cầu của Nhà nƣớc. Trong những năm qua hàng loạt các quy định của pháp luật liên quan tới an toàn tài chính với các DNBH đã đƣợc Công ty triển khai nghiêm túc nhƣ: “Nghị định 46/2007/NĐ- CP quy định chế độ tài chính đối với DNBH và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Thông

tư 156/2007/TT- BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 46/2007/ NĐ- CP; Thông tƣ 86/2009/TT- BTC ngày 28/4/2009 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tƣ số 155/2007/TT- BTC và Thông tƣ 156/2007/TT-BTC, Nghị định 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Thông tƣ 124/2012/ TT- BTC ngày 30/07/2012 hƣớng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ và Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ; Thông tƣ 125/2012/TT- BTC ngày 30/07/2012 hƣớng dẫn chế độ tài chính đối với DNBH, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chi nhánh DNBH nhân thọ nƣớc ngoài; Nghị định số 41/2009/NĐ- CP ngày 05/5/2009 thay thế Nghị định 118/2003/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kinh doanh bảo hiểm; Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ 03/2010/TT- BTC ngày 12/01/2010 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2009/NĐ- CP; Luật sửa đổi bổ sung Luật KDBH năm 2010; Quyết định số 193/ QĐ-TTg ngày 15/2/2012 của Thủ Tƣớng Chính Phủ về Chiến lƣợc phát triển TTBH VN giai đoạn 20112020; Quyết định số 2330/ QĐ-BTC của Bộ trƣởng Tài chính ngày 18/9/2012 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011- 2015”.

Ngoài ra, một trong những nội dung trọng tâm đƣợc công ty giám sát chặt chẽ đó là giám sát trong quá trình hoạt động kinh doanh. “Theo Nghị định 46/2007/ NĐ- CP và Thông tƣ 125/2012/ TT-BTC, việc xác định biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm có nhiều điểm chặt chẽ hơn so với trƣớc đây. Trong thời gian qua, Công ty đều đảm bảo quy định về khả năng thanh toán. Kết quả giám sát hoạt động thanh toán cho thấy Công ty Dai - Ichi tỉnh Phú Thọ nói riêng và Tổng Công ty Dai - Ichi nói chung có biên khả năng thanh toán tối thiểu (năm 2009) cao hơn không đáng kế so với quy định, đó là: 25,3%. Dai - Ichi đã có kế hoạch tăng vốn thêm 500 tỷ đồng”.

Đánh giá khái quát hoạt động kiểm tra giám sát của Công ty trong giai đoạn vừa qua cho thấy: Công ty về cơ bản đã thực hiện đầy đủ các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của các cơ quan nhà nƣớc. Phƣơng thức kiểm tra, giám sát của Công ty đƣợc đổi mới theo hƣớng hoạt động quản lý giám sát đƣợc thực hiện theo phƣơng thức hạn chế dần sự can thiệp hành chính vào hoạt động của các đại lý, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của đại lý trong việc thực hiện thực thi kế hoạch. Việc giám sát Công ty dựa trên các chỉ tiêu tài chính, kinh tế khách quan, chú trọng bảo đảm khả năng thanh toán của Công ty, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ngƣời tham gia bảo hiểm. Năng lực kiểm tra, giám sát và trình độ nguồn nhân lƣc quản lý ngày càng đƣợc nâng cao. Năng lực tổ chức, và bộ máy đƣợc củng cố, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững của Công ty.

Ngoài những ƣu điểm nêu trên, công tác kiểm tra - giám sát của Công ty còn tồn tại những vấn đề cần giải quyết: Hệ thống quy định chƣa đồng bộ. Việc phối hợp triển khai kiểm tra - giám sát chƣa thống nhất. Việc giám sát an toàn tài chính của Công ty hiện nay chủ yếu dựa vào khả năng thanh toán của mà chƣa tính đến các rủi ro trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp (rủi ro thị trƣờng, rủi ro lãi suất, rủi ro kinh doanh...). Nội dung kiểm tra - giám sát chƣa bao phủ. Kiểm tra - giám sát vẫn manh tính hình thức, việc xử lý sau kiểm tra - giám sát chƣa nghiêm khắc đối với các trƣờng hợp vi phạm, chƣa gắn kết quả kiểm tra - giám sát với các chế độ đãi ngộ tại doanh nghiệp.

2.2.4. Thực trạng việc đánh giá, điều chỉnh quản lý hoạt động kinh doanh

Trên cơ sở kết quả kiểm toán nội bộ nhằm phát hiện sớm những lỗ hổng trong quá trình kinh doanh, Công ty Dai - Ichi tỉnh Phú Thọ cũng đã thực hiện một số điều chỉnh nhất định nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.

- Điều chỉnh mô hình giám sát mức vốn yêu cầu theo rủi ro - Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu giám sát tài chính của Công ty

- Hoàn thiện chế độ kế toán và quản lý dự phòng nghiệp vụ. Công ty đã đƣa ra các giải pháp, quy trình chuẩn mực kế toán theo quy chuẩn quốc tế.

thực sự đƣợc Công ty coi trọng theo hƣớng: kiểm tra, giám sát phải bao quát đƣợc các vấn đề cơ bản: Các loại dự phòng nghiệp vụ mà loại Công ty phải trích lập, phƣơng pháp trích lập và cơ sở trích lập; Thống nhất với các chuẩn mực quốc tế; Hạn chế rủi ro lập dự phòng thiếu; Ngăn chặn tình trạng sử dụng dự phòng để điều chỉnh kết quả kinh doanh của Công ty; Tăng cƣờng tính chủ động của Công ty trong việc lựa chọn phƣơng pháp tính dự phòng.

Để phục vụ cho việc phân tích tài chính, Công ty đã có những quy định cải tiến việc lập báo cáo tài chính. Cụ thể, Công ty phải lập báo cáo tài chính theo tinh thần: Không đƣợc thêm bớt các chỉ tiêu trên báo cáo, chỉ tiêu nào không có số liệu thì bỏ trống và phải nộp cả bản điện tử cùng với báo cáo; Các thông tin trong Báo cáo nghiệp vụ đƣợc đƣa vào Thuyết minh báo cáo tài chính; Công ty phải tự tính toán các tỷ số tài chính mà Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm sử dụng để phân tích tài chính và trình bày trong Thuyết minh báo cáo tài chính các tỷ số này của 5 năm gần nhất, v.v.

Thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ nƣớc ta đang hội nhập sâu với thế giới. Nhƣ vậy cũng rất cần thiết nhà nƣớc xây dựng những hành lang pháp lý phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó các doanh nghiệp bảo hiểm nhƣ Dai-ichi Life cũng sẽ dễ dàng tuân thủ, thực thi các nghiệp vụ tốt hơn. Bên cạnh đó là việc làm tốt công tác kiểm soát nội bộ, liên tục chủ động rà soát kiểm tra cũng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và đi đúng hƣớng hơn.

2.3. Đánh giá hiệu quả quản lý kinh doanh của Công ty Dai - Ichi tỉnh Phú Thọ

2.3.1. Kết quả đạt được

Đánh giá kết quả trong giai đoạn từ 2017 đến 2019 việc kinh doanh bảo hiểm nhân thọ của Công ty Dai - Ichi tỉnh Phú Thọ là có hiệu quả. Cụ thể, đó là:

Một là, phía lãnh đạo công ty bảo hiểm Dai - Ichi đã tạo ra động lực để Công ty Dai - Ichi tỉnh Phú Thọ phát triển kinh doanh tốt.

Tổng công ty Dai-ichi Life Việt Nam cung cấp và cho phép Dai-ichi Phú Thọ sử dụng hợp lý các nguồn lực đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh.

Về căn cứ để quản lý các đơn vị thành viên: “thông qua việc ban hành quy định về phân cấp quyền hạn, trách nhiệm và hạch toán nội bộ hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Quản lý kinh doanh bảo hiểm nhân thọ dai ichi tại tỉnh phú thọ (Trang 59 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)