Bài học kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế và thu nhập của hộ gia đình huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 41)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan

1.3.4. Bài học kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

Thu nhập của các hộ nông dân Việt Nam những năm gần đây đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp.

Năm 2015, theo kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo cả nước, số hộ nghèo về thu nhập là 1.777.758 hộ, tương ứng 7,47% trong tổng số 9,88% tỷ

lệ hộ nghèo cả nước; số hộ nghèo thiếu hụt đa chiều là 573.270 hộ, tương ứng 2,41% trong tổng số 9,88% tỷ lệ hộ nghèo cả nước);

Năm 2016, số hộ nghèo về thu nhập là 1.583.764 hộ, tương ứng 6,56% trong tổng số 8,23% tỷ lệ hộ nghèo cả nước; số hộ nghèo thiếu hụt đa chiều là 349.628 hộ, tương ứng 1,45% trong tổng số 8,23% tỷ lệ hộ nghèo cả nước;

Năm 2017, tổng số hộ nghèo là 1.642.489/24.511.255 tổng số hộ dân, tương ứng 6,70% (trong đó: số hộ nghèo về thu nhập là 1.423.912 hộ, tương ứng 86,69% so với tổng số hộ nghèo và 5,81% so với tổng số hộ dân; số hộ nghèo thiếu hụt đa chiều là 212.229 hộ, tương ứng 12,92% so với tổng số hộ nghèo và 0,87% so với tổng số hộ dân);

Như vậy, cùng với việc giảm số hộ nghèo chung giai đoạn 2015-2017, tỷ lệ số hộ nghèo thiếu hụt đa chiều cũng có xu hướng giảm trong tổng số tỷ lệ hộ nghèo chung, kể cả ở các chiều và chỉ số thiếu hụt.

- Đến cuối năm 2018, tỷ lệ nghèo cả nước còn dưới 6%, giảm khoảng 1- 1,3% so với đầu năm 2018, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm trên 4%. (Theo cáo cáo số 435/BC-CP, ngày 05/10/2018 của Chính phủ).

Do vậy, Đảng và Nhà nước ta xác định việc giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân là một trong những quốc sách hàng đầu, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội.

1.3.4.1. Bài học huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Công tác giảm nghèo luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, chính quyền huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Có sự cố gắng từ nhiều phía, lại được thụ hưởng các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, bộ mặt nông thôn vùng cao có sự đổi thay đáng kể, nhiều hộ nghèo có điều kiện vươn lên, từng bước cải thiện đời sống.

Sơn Động là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh với khoảng 7,3 vạn người, gồm 14 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 47,2% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số như: Dao, Tày, Nùng, Sán Chí, Cao Lan,... 19/23 xã, thị trấn

thuộc diện đặc biệt khó khăn. Trao đổi với bà Vi Thị Tú, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện được biết, do địa hình nhiều đồi núi, giao thông cách trở nên dù có tiềm năng để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp nhưng trong quá trình triển khai công tác giảm nghèo, địa phương gặp không ít thách thức. Năm 2015, sau tổng điều tra hộ nghèo với phương thức tiếp cận đa chiều, toàn huyện có hơn 9,6 nghìn hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 50,8%. “Trước thực tế này, chúng tôi luôn xác định, muốn giảm nghèo thì trước hết phải thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí vươn lên của bà con. Vì vậy, ngoài đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đơn vị thường xuyên tham mưu với lãnh đạo huyện quan tâm bố trí kinh phí để hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo”, bà Tú nói.

Với phương châm “cho cần câu hơn xâu cá”, cách làm thiết thực này được bà con ủng hộ. Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi được hỗ trợ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như: Chè Bát Tiên ở thị trấn Thanh Sơn; ba kích ở xã Bồng Am; măng Bát Độ tại xã An Lập; nuôi lợn rừng ở xã Tuấn Đạo; nuôi ong ở Yên Định. Là một trong những hộ nghèo được hỗ trợ sinh kế, gia đình anh Pháo Văn Chít, chị Đỗ Thị Thà, thôn Trại Chùa, xã Yên Định đã thoát nghèo năm 2017. Theo đánh giá của ông Trương Văn Hải, chủ tịch UBND xã Yên Định: hầu hết các hộ thoát nghèo những năm gần đây đều mạnh dạn trồng cây ăn quả như cam, táo và nuôi ong. Xác định đây là hướng đi chủ lực, xã tiếp tục dành kinh phí hỗ trợ vốn, cây, con giống, hướng dẫn kỹ thuật để hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số có những điều kiện ban đầu để phát triển kinh tế. Đồng thời, tập trung kinh phí của Chương trình 30a cho việc cải tạo đường giao thông liên thôn, tạo thuận lợi cho tiêu thụ nông sản.

Năm 2017, huyện Sơn Động còn hơn 8,1 nghìn hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 41,2%, giảm 5% so với năm trước, đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Tuy vậy, để duy trì kết quả giảm nghèo bền vững không phải việc dễ dàng. Ngoài nhận thức của một bộ phận người nghèo chưa thực sự chuyển biến, còn tồn tại tư tưởng trông chờ, ỷ lại thì vấn đề thiếu vốn đầu tư cũng đang là lực cản. Để khắc phục, cấp ủy, chính quyền các địa phương trong

huyện đã tập trung nghiên cứu, lồng ghép các nguồn lực để phát huy tối đa hiệu quả.

Cụ thể như trước đây, người dân thôn Chao, xã An Lập đi lại rất khó khăn do con đường đất trời nắng thì bụi, còn mưa lại lầy lội. Năm 2017, với quyết tâm cao, huy động tổng hợp mọi nguồn lực, xã đầu tư hơn 2 tỷ đồng xây dựng 4 km đường tại thôn Chao. Khi công trình được đưa vào sử dụng, bà con đi lại, vận chuyển hàng hóa nhanh gọn, góp phần tạo đà cho phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, hoạt động tích cực của các tổ chức hội, đoàn thể cũng góp phần vận động, hỗ trợ nhiều hộ tìm hướng thoát nghèo. Điển hình như Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện xây dựng các mô hình tiết kiệm như: Hũ gạo, nuôi lợn đất, tiết kiệm điện,... ở 100% cơ sở hội. Nguồn quỹ này không chỉ dành tặng quà động viên, chia sẻ khó khăn mà phần lớn được chi cho hội viên nghèo vay để gắn trách nhiệm, mở mang sản xuất, kinh doanh.

Ông Giáp Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND huyện Sơn Động cho biết, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, làm thay đổi nhận thức để người nghèo tự lực vươn lên; phân bổ hợp lý các nguồn lực trên cơ sở ưu tiên thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. Trong đó, đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với phát triển kinh tế rừng, tập trung sản xuất cây lâm nghiệp, dược liệu với ba sản phẩm mũi nhọn gồm: Ba kích, nấm lim, mật ong rừng và một số nông đặc sản khác.

1.3.4.2. Bài học huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre

Đề án phát triển đa dạng sinh kế, thoát nghèo bền vững tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 (gọi tắt là Đề án sinh kế) là sáng kiến của tỉnh Bến Tre. Hộ nghèo tham gia đề án này được hướng dẫn cách mưu sinh hiệu quả, có thu nhập ổn định, biết quản lý thu nhập, chi tiêu thông qua việc ghi chép nhật ký. Đề án đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, có 15.858 hộ nghèo, hộ cận nghèo có điều kiện cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống, thoát nghèo bền vững.

Qua cuộc giám sát của HĐND tỉnh cho thấy, hầu hết người nghèo tham gia đề án sinh kế không tự ghi chép “Nhật ký hộ gia đình” mà được công chức xã, đoàn thể ghi thay, hoặc chỉ ghi qua loa để “đối phó” với đoàn giám sát. Việc thực hiện đề án này có đến 4 loại sổ gồm: sổ nhật ký hộ gia đình - dành cho hộ gia đình tham gia đề án ghi chép thu, chi, tiếp nhận hỗ trợ, quá trình sản xuất của mình; sổ ghi chép thông tin dành cho cán bộ xã, đoàn thể được phân công hỗ trợ gia đình hộ nghèo; sổ của trưởng ấp để tổng hợp tình hình hộ tham gia sinh kế trong ấp; sổ của xã để tổng hợp tình hình hộ tham gia sinh kế trong xã. Ở nhiều hộ, khi so sánh thông tin được lấy trực tiếp từ hộ gia đình với thông tin ghi chép trong sổ là khác nhau.

Mỗi xã, đoàn giám sát chia làm 4 nhóm, đến thăm khoảng 12 hộ, theo đánh giá sơ bộ, phần nhiều hộ cho hay họ chưa hiểu hoặc có rất ít thông tin về đề án sinh kế, do đó chưa thấy được cái hay, lợi ích của việc tham gia đề án sinh kế. Điều băn khoăn của những người tham gia đoàn giám sát là nhiều cán bộ xã không hiểu hết ý nghĩa của đề án nên việc tuyên truyền chưa quyết liệt để thay đổi nhận thức người nghèo.

Bà Đỗ Thị Thu Thảo - Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre, thành viên đoàn giám sát nói tại buổi giám sát UBND huyện Giồng Trôm: “Đây là một đề

án mang tính nhân văn, ngoài giúp người nghèo thoát nghèo, việc thực hiện đề án còn tạo cho người nghèo luôn tư duy, suy nghĩ kế - cách để thoát nghèo bền vững. Đề án cũng mang tính khoa học bởi nó chỉ dẫn người nghèo ghi chép hàng ngày quá trình sản xuất, thực hiện sinh kế của gia đình mình, để sau này truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng. Cách làm của đề án là do tỉnh học từ tổ chức Seed to Table của người Nhật để áp dụng, giúp người dân mình phát triển sinh kế”.

Bà Ino Mayu - nhà sáng lập tổ chức Seed to Table từng chia sẻ trên một trang thông tin điện tử năm 2016 rằng, việc giúp người nghèo cải thiện sinh kế, cần nhất là phải sát dân, có phương pháp tiếp cận, chứ nhiều tiền chưa

chắc đã làm được. Để hiểu người nghèo, bà đã cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với người nghèo.

Điểm “nghẽn” lớn nhất của đề án sinh kế là người dân không ghi chép nhật ký hàng ngày và kế hoạch phát triển sinh kế của từng hộ cũng không có, hoặc có thì rất chung chung, dẫn đến không thực hiện được theo yêu cầu đề án. Một số nơi khi có đoàn giám sát đến thì gom sổ nhật ký của hộ dân về chia nhau ghi chép để “đối phó”, có cán bộ phải thức suốt đêm do phải ghi dùm. Cho thấy, các cán bộ xã chưa theo sát dân. Trong khi đó, theo đề án, người nghèo được xem là chủ thể của đề án, chính người nghèo phải phát huy năng lực, thế mạnh của mình để vươn lên thoát nghèo và họ cần người chỉ dẫn phương cách làm ăn; mặt khác, các tổ chức đoàn thể tại địa phương được cho là có vai trò tiếp cận, hướng dẫn hỗ trợ người nghèo phát triển sản xuất nhưng lại thiếu sự quan tâm sâu sát với người nghèo.

Cũng theo bà Đỗ Thị Thu Thảo, phía xã cần quan tâm tuyên truyền thay đổi nhận thức người dân, giúp người dân tiếp cận lại thông tin. Bên cạnh đó, người dân cần tập trung tận dụng tối đa diện tích đất mình có, thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết với nhau cùng làm ăn, dạy nghề, kết nối doanh nghiệp để giúp người nghèo có thu nhập ổn định.

Để có cán bộ gần dân, sát dân, chỉ dẫn được cho dân phương cách làm ăn, Đỗ Thị Thu Thảo đề nghị UBND cấp huyện cần chỉ đạo cải cách hành chính giảm bớt thời gian hội họp cho cán bộ xã để cán bộ ở cơ sở có thời gian gần gũi với người nghèo, giúp họ lập kế hoạch phát triển sinh kế giảm nghèo. Vì theo một đánh giá, thống kê, cán bộ xã trong 1 năm có đến hàng trăm cuộc họp, 6 tháng đầu năm tiếp nhận khoảng 800 văn bản vừa chỉ đạo, vừa báo cáo, vừa thực hiện, rất nhiều công việc, không có thời gian để giúp người nghèo. Bà cho rằng, những mô hình hiện nay là đơn kế chứ không phải đa kế, chỉ nuôi con bò, hoặc heo, nếu xuống giá là “chết” chứ không đa cách mưu sinh để người nghèo có thu nhập.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa quan tâm thực hiện chương trình Đồng khởi khởi nghiệp, việc thực hiện chương trình này đem lại nhiều giải pháp cho người nghèo vươn lên thoát nghèo xoay quanh 4 nội dung như: hỗ trợ tận dụng tối đa phần đất để phát triển sinh kế; thành lập các nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo chí thú làm ăn vươn lên thoát nghèo; hỗ trợ đào tạo nghề, dạy nghề, xuất khẩu lao động, thành lập tổ hợp tác; thành lập doanh nghiệp trên địa bàn.

Phát biểu tại buổi giám sát xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc, ông Nguyễn Văn Đảm - Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh nhấn mạnh tầm quan trọng của tổ chức đoàn thể: “Người dân phải có sổ theo dõi thu nhập, xem mình

tích lũy được bao nhiêu. Vai trò của Mặt trận xã và các tổ chức đoàn thể là quan trọng nhất vì là người “vẽ” cho người nghèo bức tranh thoát nghèo, với thế mạnh họ có họ phải làm gì. Phải theo dõi hàng tuần, tiếp cận xem phương án họ như thế nào. Chính các đoàn thể là người tư vấn, dẫu biết cán bộ cực nhưng phải vào cuộc, làm tới nơi tới chốn thì mới giúp được người nghèo thoát nghèo cách bền vững”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế và thu nhập của hộ gia đình huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)