Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế và thu nhập của hộ gia đình huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 51)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu

- Chọn xã điều tra:

Huyện Định Hóa có 3 tiểu vùng sinh thái đặc trưng. Chính vì vậy, tác giả tiến hành lựa chọn 3 xã đại diện: Bảo Cường, Sơn Phú và Tân Thịnh để tiến hành điều tra. Trong đó, xã Bảo Cường đại diện cho tiểu vùng trung tâm của huyện với thế mạnh là lúa, chăn nuôi và phi nông nghiệp đa dạng; xã Sơn Phú đại diện cho tiểu vùng phía nam có thế mạnh là chè và xã Tân Thịnh đại diện cho tiểu vùng phía bắc huyện Định Hóa có thế mạnh là lâm nghiệp.

- Mẫu điều tra:

Số mẫu điều tra tại 3 xã là 180 hộ. Do đó, số lượng mẫu điều tra mỗi xã là 60 hộ.

Nghề nghiệp chính Bảo Cường Sơn Phú Tân Thịnh Tổng số

Hỗn hợp 10 7 4 21

Phi nông 13 10 2 25

Thuần nông 37 43 54 134

Tổng số 60 60 60 180

Bảng 2.2. Hộ điều tra phân theo kinh tế hộ

Phân loại kinh tế hộ Bảo Cường Sơn Phú Tân Thịnh Tổng số

Nghèo 7 12 11 30

Cận nghèo 9 20 2 31

Trung bình 33 18 43 94

Khá 11 10 4 25

Tổng số 60 60 60 180

- Lựa chọn hộ điều tra:

Lựa chọn hộ điều tra theo phương pháp phi ngẫu nhiên có chọn lọc theo hướng thuận tiện trong quá trình tác nghiệp hiện trường dưới sự tư vấn của lãnh đạo xã và thôn, nhằm đảo bảo lựa chọn các hộ gồm cả hộ thuần nông, hộ hỗn hợp và hộ phi nông nghiệp, gồm 21 hộ hỗn hợp kiêm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp, 25 hộ phi nông nghiệp và 134 hộ thuần nông nghiệp.

2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các báo cáo hoặc các tài liệu đã công bố. Phương pháp này được sử dụng để hệ thống hóa và tóm tắt về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài này. Thu thập số liệu thứ cấp tại Phòng Nông nghiệp & PTNT, Phòng Dân tộc, Phòng Lao động & Thương binh xã hội, Chi cục Thống kê và các phòng ban khác ở

huyện Định Hóa. Nguồn gốc các tài liệu này đều được chú thích rõ ràng sau mỗi bảng biểu số liệu.

Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp để có được số liệu như sau: Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các báo cáo đánh giá kết quả sản xuất nông lâm nghiệp, báo cáo về dân tộc, chính sách hỗ trợ trên địa bàn huyện, Nghị quyết của Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Định Hóa, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp,….

2.3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp bằng sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:

a) Phương pháp điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi

Sử dụng bảng hỏi (phiếu điều tra) đã thiết kế dựa theo nội dung nghiên cứu để thu thập thông tin số liệu. Đối tượng điều tra: Là các hộ gia đình đang sinh sống tại 3 xã đại diện là Tân Thịnh, Sơn Phú và Bảo Cường, đại diện cho huyện Định Hóa.

Cấu trúc và nội dung bảng hỏi: Gồm các câu hỏi liên quan đặc điểm danh tính của hộ, đến nguồn lực sinh kế và thu nhập của hộ gia đình như nguồn lực sinh kế, giá trị sản xuất, thu nhập của hộ, chính sách của nhà nước và địa phương về định hướng sinh kế và thu nhập cho hộ, những mong muốn, nguyện vọng của hộ về sinh kế và thu nhập trong thời gian tới. Mẫu phiếu điều tra được trình bày ở phụ lục.

b) Phương pháp quan sát trực tiếp tại hiện trường

Sử dụng phương pháp này để thu thập các thông tin định tính cũng như định lượng có liên quan đến đề tài.

2.3.3. Phương pháp xử lý phân tích thông tin số liệu

2.3.3.1. Phương pháp phân tích thông kê mô tả trên Excel với công cụ PivotTable

Thống kê các chỉ tiêu nghiên cứu phân loại theo tiêu thức đã chọn nhằm đánh giá thực trạng về sinh kế và thu nhập cho các hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu, kết quả được phân loại và đưa vào bảng biểu nhằm hệ thống hóa và đưa ra

Số liệu điều tra bảng hỏi được nhập trên máy tính và được xử lý trên chương trình Excel với công cụ PivotTable. Các thông tin định lượng thu được trong phiếu điều tra được tính toán một số đại lượng thống kê thông dụng của mẫu quan sát như: độ lệch chuẩn (SD), sai số chuẩn (SE), hệ số biến động (CV%),…. nhằm hiểu rõ bản chất của dãy số liệu cũng như mẫu đã quan sát.

2.3.3.2. Phương pháp phân tích h quy đa biến

Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến để phân tích mối liên hệ tương quan giữa một số biến độc lập là các biến định lượng và biến định tính (biến giả định) với biến phụ thuộc là thu nhập nông nghiệp và thu nhập phi nông nghiệp của hộ gia đình nông thôn.

Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến thông qua hàm Cobb-Douglas để phân tích mối liên hệ tương quan giữa một số biến độc lập là các biến định lượng và biến định tính (biến giả định) với các biến phụ thuộc là thu nhập nông nghiệp và thu nhập phi nông nghiệp của hộ gia đình.

Mục đích của phân tích hồi quy: Nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập nông nghiệp và thu nhập phi nông nghiệp của hộ gia đình.

Ý nghĩa mô hình: Thông qua hàm Cobb - Douglas có thể thấy rõ được các biến số nào có ảnh hưởng đến thu nhập nông nghiệp và thu nhập phi nông nghiệp của hộ, từ đó, có thể đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao thu nhập nông hộ huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Đề tài sử dụng mô hình nghiên cứu sau để đánh giá tác động thu nhập:

Yi = α + β1X1i + β2X2i + β3X3i + β4X4i + β5X5i + β6X6i +

β7X7i + β8X8i + β9X9i + β10X10i+ β11X11i+ β12X12i

Trong đó:

- Yi đại diện cho các chỉ tiêu đánh giá thu nhập nông nghiệp của hộ thứ I, gồm: thu nhập nông nghiệp và thu nhập phi nông nghiệp bình quân hộ/năm. Ở đây Y gồm có Y1 (thu nhập nông nghiệp bình quân hộ và Y2 (thu nhập phi nông nghiệp bình quân hộ).

- X1i là một tập hợp tuổi của nông hộ thứ i. - X2i là một tập hợp học vấn cho hộ thứ i. - X3i là một tập hợp nhân khẩu của hộ thứ i.

- X4i là một tập hợp tổng số lao động của hộ thứ i.

- X5i là một tập hợp số lao động nông nghiệp của hộ thứ i. - X6i là một tập hợp tổng diện tích đất đai của hộ thứ i. - X7i là một tập hợp diện tích đất canh tác của hộ thứ i. - X8i là một tập hợp diện tích nhà ở của hộ thứ i.

- X9i là một tập hợp diện tích đất đã chuyển đổi mục đích sử dụng hộ thứ i. - X10i là tập hợp số tiền vốn sản xuất của hộ thứ i.

- X11i biến giả định, là tập hợp có vay vốn hay không của hộ thứ i, nhận giá trị 1 nếu hộ có vay vốn, giá trị 0 nếu hộ không vay vốn.

- X12i biến giả định, là tập hợp nghề nghiệp của hộ thứ i, nhận giá trị là 1 nếu nghề nghiệp hộ là thuần nông (hoặc phi nông nghiệp), nhận giá trị 0 nếu hộ có nghề nghiệp hỗn hợp kiêm cả nông nghiệp và phi nông nghiệp.

Phân tích hồi quy đa biến được ước lượng dựa trên phần mềm IBM SPSS Statistic 20. Kết quả chi tiết các phân tích này được trình bày ở phụ lục. Các thông số ước lượng trong mô hình được giải thích như sau:

Adjusted R-Square: Hệ số điều chỉnh được sử dụng để phản ánh mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, cho biết bao nhiêu % sự biến động của biến phụ thuộc Y được giải thích bởi các biến độc lập được xác định trong mô hình. Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai để kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính tổng thể. Trị giá thống kê F được tính từ R-Square của mô hình đầy đủ, giá trị Sig.F change rất nhỏ cho thấy ta sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết H0 cho rằng tất cả các hệ số hồi quy bằng 0 (ngoại trừ hằng số), mô hình hồi quy tuyến tính bội của nghiên cứu phù hợp với tập dữ liệu đã thu thập và có thể sử dụng được.

βk: Hệ số hồi quy riêng phần, đo lường % thay đổi của Y khi Xk thay đổi 1%, giữ các biến độc lập không đổi.

Với các biến định tính (biến giả định D): Khi biến giả định Dj nhận giá trị 1 thì Y tăng thêm một lượng là eβ lần.

Để kiểm tra khuyết tật của mô hình Cobb-Douglas, một số kiểm định cơ bản đảm bảo được thông qua gồm: kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định tự tương quan, kiểm định phương sai của sai số không đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế và thu nhập của hộ gia đình huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)