Các công trình nghiên cứu có liên quan trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế và thu nhập của hộ gia đình huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 29)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan

1.3.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan trên thế giới

Qua quá trình tìm hiểu của tác giả, nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đi sâu phân tích về hoạt động sinh kế của người dân, đặc biệt chú ý đến đời sống của cư dân nghèo khổ. Ý tưởng nghiên cứu về sinh kế xuất hiện nhiều trong các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Doward, F.Eliss, Morrison,.... Các tác giả đều cho rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân cũng như từng hộ gia đình. Hiện nay, các đề tài liên quan đến hoạt động sinh kế và bàn về cách thức để xây dựng mô hình sinh kế bền vững cũng vô cùng phong phú. Những câu hỏi tại sao, phải làm như thế nào vẫn đang tìm câu trả lời. Làm thế nào để lựa chọn một sinh kế bền vững, hay nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là gì?,... (trích theo Trần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh, 2012).

Frank Ellis (1999) với nghiên cứu ““Rural livelihood diversity in

developing countries: evidence and policy implications”, ODI Poverty Briefings

series”, đã nghiên cứu về sinh kế và chính sách XĐGN như: nghiên cứu về đa dạng sinh kế nông thôn ở các nước đang phát triển, đã xem xét đa dạng sinh kế như là một chiến lược sống còn của các hộ gia đình nông thôn ở các nước đang phát triển. Mặc dù vẫn có tầm quan trọng hàng đầu, nhưng nông nghiệp ngày càng không thể cung cấp đủ phương tiện sống còn ở nông thôn. Mục tiêu của

nghiên cứu, thứ nhất, là nhằm nâng cao nhận thức về đa dạng sinh kế trong các phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn; thứ hai, để xem xét các tương tác giữa đa dạng hóa và đói nghèo, năng suất nông nghiệp, quản lý tài nguyên thiên nhiên và quan hệ giới ở nông thôn; và thứ ba, để nâng cao sự hiểu biết chính sách về sinh kế nông thôn đa dạng (trích theoTrần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh, 2012).

Nghiên cứu của Zerihun Gudeta Alemu (2012) là ““Livelihood Strategies in

Rural South Africa: Implications for Poverty Reduction”, International

Association of Agricultural Economists (IAAE) Triennial Conference, Foz do Iguacu, Brazil”, đã nghiên cứu ở Nam Phi, đã phân tích cuộc điều tra quy mô lớn các hộ gia đình gần đây; phân loại chiến lược sinh kế thành bốn nhóm chiến lược sinh kế cụ thể và phù hợp với phúc lợi của các hộ gia đình nông thôn; và phân tích những khó khăn về KT- XH mà các hộ nghèo phải đối mặt để đạt được các chiến lược sinh kế cao. Hai cách tiếp cận được áp dụng để đạt được các mục tiêu này: Thử nghiệm ưu thế ngẫu nhiên và hồi quy logistic đa biến. Họ thấy rằng các hộ gia đình có thu nhập từ việc làm trong các hoạt động phi nông nghiệp và nông nghiệp thì tốt hơn các hộ khác. Phân tích các đặc điểm KT- XH của hộ gia đình nông thôn cũng cho thấy tuổi, nguồn lực lao động, giáo dục và đặc điểm của cộng đồng về tiếp cận với cơ sở hạ tầng là một số rào cản mà các hộ nghèo ở nông thôn phải đối mặt với các chiến lược sinh kế (trích theoTrần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh, 2012).

Nghiên cứu của Doreen S. Nakiyimba (2014): “Poverty reduction and

sustainability of rurallivelihoods through microfinance institutions”, A case of

BRAC Microfinance, Kakondo sub-county Rakai district Uganda; Bachelor’s thesis; School of social studies”. Nghiên cứu về giảm nghèo và tính bền vững của sinh kế nông thôn thông qua các tổ chức tài chính vi mô tại huyện Kakondo quận Rakai Uganda đã nêu rằng tài chính vi mô được coi là một trong những cơ chế, giải pháp giảm nghèo ở các nước nghèo hiện nay. Nghiên cứu này đã đặt

mục tiêu tìm ra ảnh hưởng của tài chính vi mô đối với sinh kế của phụ nữ ở quận Kakondo, huyện Rakai ở Uganda. Để tìm ra ảnh hưởng của tài chính vi mô tới sinh kế, một nhóm khách hàng là nữ giới đã được phỏng vấn. Kết quả khảo sát cho thấy sinh kế của người dân sau khi có được tín dụng tài chính vi mô là rất thành công, tuy nhiên không phải tất cả số người được khảo sát đã sử dụng hiệu quả tín dụng tài chính vi mô, sự kém hiệu quả này một phần do kiến thức, kỹ năng và mục đích đầu tư, một phần do lãi suất vay cao, có những phụ nữ phải thuế chấp tài sản do không có khả năng thanh toán đúng hạn. Qua đó nghiên cứu chỉ ra rằng nếu thời hạn vay được dịch chuyển, linh động hơn thì người dân sẽ có thêm thời gian kiếm tiền để trả nợ. Sự điều chỉnh này sẽ giúp người vay có thể đạt được những ảnh hưởng tích cực từ tài chính vi mô, do đó dẫn đến bền vững về sinh kế.

Nghiên cứu của Shanta Paudel Khatiwada và các cộng sự (2017) “Household Livelihood Strategies and Implication for Poverty Reduction in

Rural Areas of Central Nepal, Sustainability”, vol 9, issue 612” là một nỗ lực

nhằm đánh giá chiến lược sinh kế của các hộ gia đình nông thôn, điều tra mức thu nhập cao và xác định các yếu tố dẫn đến lựa chọn các chiến lược tốt hơn ở nông thôn Nepal. Dữ liệu sơ cấp thu thập được trong 453 hộ gia đình từ 3 thôn của miền trung Nepal được phân tích định lượng trong khuôn khổ sinh kế bền vững. Nghiên cứu này phân loại các hộ gia đình vào các nhóm chiến lược sinh kế chính. Kết quả cho thấy đa số (61%) các hộ đa dạng hóa thu nhập của họ cho các nguồn phi nông nghiệp. Sự đa dạng sinh kế đối với các chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp được 16% số hộ áp dụng là chiến lược gần đây nhất với chiến lược thương mại hóa, bao gồm13% số mẫu và có liên quan đến giảm nghèo. Việc giữ đất, giáo dục, nông nghiệp và đào tạo kỹ năng, tiếp cận tín dụng, và gần với đường xá và trung tâm thị trường là những yếu tố chủ yếu trong việc áp dụng các chiến lược sinh kế cao hơn. Khuyến khích các hộ nghèo theo các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp theo định hướng thị trường bằng cách

cải thiện tiếp cận với giáo dục, đào tạo nghề, tín dụng nông thôn và cơ sở hạ tầng nông thôn là rất quan trọng để giảm nghèo ở các vùng nông thôn miền trung Nepal (trích theo Trần Tiến Khai, Nguyễn Ngọc Danh, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sinh kế và thu nhập của hộ gia đình huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)