Thực trạng phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tạ

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng agribank– chi nhánh phú thọ II (Trang 49 - 57)

2. 1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng

2.2.2. Thực trạng phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tạ

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Thọ II

DNNVV là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế, có mặt ở rất nhiều ngành kinh tế với các loại hình kinh doanh đa dạng, phong phú. Vì thế các ngân hàng thƣơng mại cũng có rất nhiều những chính sách ƣu đãi dành cho loại hình khách hàng doanh nghiệp này.

Tuy nhiên việc tiếp cận vốn của các DNNVV đối với NHTM còn gặp nhiều ngăn trở. Tình trạng phổ biến là có khoảng 30 – 45% DNNVV tin tƣởng nộp hồ sơ vay vốn ngân hàng thƣờng xuyên nhƣng 20% trong số đó gặp khó khăn và bị từ chối. Số doanh nghiệp còn lại có nhu cầu vay không thƣờng xuyên, nhƣng một số gặp trở ngại trong tiếp cận. Ngoài ra số doanh nghiệp thuộc nhóm không nộp hồ sơ một phần là vì gặp trở ngại nhƣ thiếu tài sản thế chấp, nhận thức quá trình vay vốn quá khó khăn hoặc do tỷ lệ lãi suất quá cao.

Với chủ trƣơng đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc nâng cao đời sống xã hội, làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển và ổn định. Trong điều kiện đó, cùng với sự phát triển của các DNNVV là nhu cầu về vốn ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu đó thì các NHTM nói chung và Agribank Chi nhánh Phú Thọ II nói riêng đã không ngừng mở rộng cho vay DNNVV.

42

Chúng ta có thể xem xét thực trạng cho vay đối với các DNNVV qua các chỉ tiêu nhƣ sau:

2.2.2.1.Về mặt định lượng

*Doanh số cho vay DNNVV

Doanh số cho vay DNNVV phản ánh lƣợng vốn mà NHTM đã cho DNNVV vay, phản ánh quy mô tuyệt đối của hoạt động cho vay của NHTM.

Doanh số cho vay phụ thuộc vào các chính sách cho vay của NHTM trong từng thời kỳ cụ thể. Quy mô và tốc độ tăng của doanh số cho vay lớn cho thấy khả năng mở rộng cho vay của NHTM đó.

Bảng 2.6 Doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Thọ II

phân theo đối tƣợng

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Doanh số cho vay 872 100 1,037 100 1,425 100 Vừa và nhỏ 614 70.41 784 75.60 1154 80.98 Doanh số thu nợ 785 100 742 100 1,372 100 Vừa và nhỏ 584 74.39 551 74.26 1051 76.60 Tổng dƣ nợ 1,236 1,531 1,584

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank CN Phú Thọ II

Theo thông tin từ bảng số liệu 2.6 ta có thể thấy, trong giai đoạn 2018 – 2020: Nhìn chung, tổng doanh số cho vay tƣơng đối ổn định và có xu hƣớng tăng. Trong đó, tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp lớn có xu hƣớng tăng qua

từng năm, trong khi tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNNVV lại giảm.

Trong 2020 doanh số cho vay vẫn tiếp tục tăng nhƣng tỷ trọng đang dần chuyển về phía các doanh nghiệp lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do trong 2020 Agribank CN Phú Thọ II vừa thực hiện khoản đầu tƣ trái phiếu doanh nghiệp, nên doanh số cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn mạnh lớn tăng mạnh.

43

Mặt khác, theo thông tin từ bảng số liệu 2.7 và 2.8 có thể thấy tuy doanh số cho vay DNNVV tại Agribank Chi nhánh Phú Thọ II tăng đều qua các năm, nhƣng tốc độ tăng doanh số cho vay DNNVV 2020 có xu hƣớng giảm. Cụ thể, mặc dù tổng doanh số cho vay năm 2020 tăng 49% so với năm 2019, nhƣng doanh số cho vay DNNVV chỉ tăng 17% so với năm 2019. Nguyên nhân là do do sự cạnh tranh khốc liệt của các NHTM, các NHTM đua nhau ra nhiều chính sách tín dụng nhằm ƣu đãi các khách hàng, đặc biệt là đối với các DNNVV. Vì vậy để có thể phát triển cho vay khách hàng DNNVV trong giai đoạn hiện nay Agribank CN Phú Thọ II cần có những định hƣớng, chiến lƣợc cụ thể đối với đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp này để có thể giữ chân đƣợc khách hàng cũ, và phát triển thêm khách hàng DNNVV mới, tăng dƣ nợ và lợi nhuận trong hoạt động cho vay đối với khách hàng DNNVV.

*Số lượng DNNVV vay vốn tại Agribank CN Phú Thọ II

Số lƣợng DNNVV vay vốn là một chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh hoạt động cho vay của ngân hàng đối với DNNVV. Qua mỗi năm, số liệu này sẽ phản ánh sự tăng trƣởng về số lƣợng DNNVV có quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng nhƣ việc ngân hàng có tiến hành việc đẩy mạnh cho vay đối với đối tƣợng khách hàng này không.

Bảng 2.7 Số lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Thọ II

Đơn vị: Khách hàng Số lƣợng 2018 % Kế hoạch 2019 % Kế hoạch % Kế hoạch 2020 Khách hàng doanh nghiệp 433 96% 488 94% 484 86%

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ 395 99% 436 95% 425 88%

Tổng số khách hàng 28.318 95% 56.032 100% 65.386 107%

44

Qua thông tin từ bảng 2.7 ta có thể thấy, số lƣợng khách hàng DNNVV 2020 đạt 425 doanh nghiệp, giảm 11 doanh nghiệp so với năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu là do sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của các ngân hàng khác trên địa bàn, các ngân hàng đối thủ đã áp dụng nhiều chính sách ƣu đãi về lãi suất, thời gian xử lý hồ sơ, giá trị định giá tài sản… để thu hút khách hàng DNNVV tại Agribank CN Phú Thọ II. Do đó để phát triển hoạt động cho vay DNNVV trƣớc hết Agribank CN Phú Thọ II cần đƣa ra những biện pháp để cải thiện về thời gian xử lý hồ sơ, giá trị định giá tài sản và lãi suất nhằm để giữ chân khách hàng cũ đồng thời phát triển thêm khách hàng mới.

*Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa

Dƣ nợ cho vay phản ánh lƣợng tiền vay của khách hàng tại một thời điểm nhất định. Nó giúp phản ánh chính sách mở rộng tín dụng của NHTM nhƣ thế nào.

Bảng 2.8 Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Thọ II

Đơn vị: Tỷ đồng

Dƣ nợ Cho vay 2018 2019 2020

Doanh nghiệp vừa và nhỏ 479 591 616

Tổng dƣ nợ cho vay 1236 1531 1584

Tỷ trọng 38.75% 38.6% 38.89%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank CN Phú Thọ II

Dƣ nợ DNNVV đều có mức tăng đều qua các năm,năm 2019 dƣ nợ DNNVV đạt 591 tỷ động tăng 112 tỷ tăng 23.38%. Năm 2020 dƣ nợ DNNVV đạt 616 tỷ đồng tăng 25 tỷ tăng 4.2%.Qua bảng số liệu ta thấy dƣ nợ qua các năm đều có sự tăng trƣởng nhƣng tỷ trọng trong tổng dƣ nợ không thấy có dấu hiệu tăng trƣởng và còn thấp so với tiềm năng vốn có.Và trong năm 2020 mức tăng trƣởng dƣ nợ giảm mạnh từ 23.38% xuống còn 4.2%, nguyên nhân chủ yếu do dịch bệnh nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa hạn chế mở rộng quy mô kinh doanh hoặc không muốn nói tạm ngƣng sản xuất.

45

*Dư nợ cho vay DNNVV phân theo loại tiền

Bảng 2.9 Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Thọ II

theo loại tiền

Đơn vị: Tỷ đồng

Dƣ nợ Cho vay DNNVV theo loại tiền

2018 % Tỷ trọng 2019 % Tỷ trọng 2020 % Tỷ trọng VND 369 77% 497 84% 524 85%

Ngoại tệ quy đổi 110 23% 95 16% 92 15%

Tổng dƣ nợ cho vay DNNVV 479 100% 591 100% 616 100%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank CN Phú Thọ II

Theo thông tin từ bảng số liệu 2.12 ta có thể thấy rằng, Agribank Chi nhánh Phú Thọ II rất chú trọng đến cho vay DNNVV có nhu cầu vốn bằng VND, cho vay bằng VND đã và đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tiền cho vay. Một phần là vì lãi suất vay VND cao hơn nhiều so với ngoại tệ khác, một phần vì Ngân hàng không có nhiều ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của một số bộ phận doanh nghiệp. Thực tế với mức lãi suất nhƣ hiện nay, các DNNVV sẽ tính toán một cách có lợi nhất, họ sẽ có lời khi đi vay ngoại tệ với mức lãi suất thấp để rồi đổi ra VND kinh doanh, tuy nhiên không phải lúc nào Ngân hàng cũng đáp ứng đƣợc điều đó, ngoại tệ luôn là một nguồn khan hiếm trong các ngân hàng.

46

*Dư nợ cho vay DNNVV phân theo kỳ hạn

Bảng 2.10 Dƣ nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Thọ II

theo kỳ hạn Đơn vị: Tỷ đồng Dƣ nợ Cho vay DNNVV theo kỳ hạn 2018 % Tỷ trọng 2019 % Tỷ trọng 2020 % Tỷ trọng Ngắn hạn 292 61% 325 55% 291 52% Trung dài hạn 187 39% 266 45% 269 48% Tổng dƣ nợ cho vay DNNVV 479 100% 591 100% 560 100%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank CN Phú Thọ II

Theo thông tin từ bảng số liệu 2.13 ta có thể thấy: tại Agribank CN Phú Thọ IIvề cơ bản các khoản vay của DNNVV phần lớn là cho vay ngắn hạn, khối lƣợng cho vay trung và dài hạn thƣờng thấp hơn so với các khoản vay ngắn hạn. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn có xu hƣớng tăng nhanh trong năm 2019 và 2020. Trong năm 2018 dƣ nợ ngắn hạn là 292 tỷ đồng chiếm một tỷ trọng rất lớn là 61% so với tổng dƣ nợ đối với DNNVV. Trong năm 2019 và 2020 dƣ nợ ngắn hạn có xu hƣớng giảm dần. Cụ thể trong năm 2019 tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn chiếm 55% và 2020 là 52% .

Dƣ nợ trung và dài hạn có xu hƣớng tăng trong giai đoạn 2018 và 2020 và các tỷ trọng của dƣ nợ trung và dài hạn cũng theo xu hƣớng tăng nhanh trong năm 2018, 2019 và 2020 lần lƣợt là 39%; 45%; 48%. Có kết quả trên là do thị trƣờng Bất động sản hiện nay đang có dầu hiệu phục hồi nên Agribank Chi nhánh Phú Thọ II đã tiếp thị và cấp tín dụng cho một số doanh nghiệp để thực hiện dự án bất

47

động sản với thời hạn vay trung bình từ 7 – 10 năm, dẫn đến tỷ trọng dƣ nợ vay trung dài hạn tại Chi nhánh tăng lên.

* Tỷ trọng thu nhập từ cho vay DNNVV tại Agribank CN Phú Thọ II

Việc phân tích tỷ trọng thu nhập từ cho vay giúp ngƣời ta đánh giá đƣợc khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay của ngân hàng trong tổng doanh thu của ngân hàng, qua đó thấy đƣợc tầm quan trọng của nó để từ đó có những biện pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động này.

Bảng 2.11 Tỷ trọng thu nhập cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Thọ II

Đơn vị: Tỷ đồng Thu nhập 2018 Tỷ trọng 2019 Tỷ trọng 2020 Tỷ trọng Tổng Thu nhập ròng 43.2 100% 52.9 100% 68 100%

Thu nhập từ cho vay

DNNVV 15.12 35% 19.57 37% 17 25%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank CN Phú Thọ II

Theo số liệu thống kê Bảng 2.14 cho thấy lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNNVV chiếm tỷ trọng khá cao, bình quân khoảng 32% trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên riêng 2020 tỷ trọng lợi nhuận cho vay DNNVV giảm còn 25%/tổng lợi nhuận, điều này hoàn toàn phù hợp, do trong 2020 dƣ nợ cho vay doanh nghiệp lớn tại Agribank CN Phú Thọ II tăng mạnh.

*Tỷ lệ nợ quá hạn của DNNVV tại Agribank CN Phú Thọ II

NHTM hoạt động với mục đích sinh lời và an toàn. Vì vậy mặc dù mở rộng cho vay thì ngân hàng vẫn phải đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu. Tỷ lệ nợ quá hạn là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng cho vay của NHTM

48

Bảng 2.12 Tình hình nợ quá hạn của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Thọ II

Đơn vị: Tỷ đồng Nợ quá hạn 2018 2019 2020 Nợ quá hạn DNNVV 12 14.5 18 Tổng dƣ nợ cho vay DNNVV 479 591 616 Tỷ lệ 2,5% 2,5% 2,9%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank CN Phú Thọ II

Theo thông tin từ bảng 2.15 có thể thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn của các DNNVV tại Agribank CN Phú Thọ II trong giai đoạn 2018 đến 2020 tăng dần qua các năm, điều này phản ánh chất lƣợng cho vay không tốt của Agribank CN Phú Thọ II. Ngân hàng đã không thể kiểm soát đƣợc các khoản nợ của DNNVV, dẫn đến nợ quá hạn tăng.

Trong các khoản nợ quá hạn, thì đáng lƣu ý nhất là các khoản nợ xấu 3-5 của các khách hàng. Vì đây là một trong những loại nợ khó xử lý nhất của các Ngân hàng, nếu Ngân hàng nào có tỷ lệ nợ 3-5 càng cao thì đó sẽ là một điểm rất xấu trong sự đánh giá về chất lƣợng tín dụng Ngân hàng đốivới khách hàng.

Bảng 2.13 Các khoản nợ nhóm 3 đến nhóm 5 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

chi nhánh Phú Thọ II Đơn vị: Tỷ đồng Nợ xấu 2018 %Tỷ trọng 2019 %Tỷ trọng 2020 %Tỷ trọng Ngắn hạn 7.47 83% 8.19 78% 13.2 88% Trung và dài hạn 1.53 17% 2.31 22% 1.8 12% Tổng nợ 3-5 9 100% 10.5 100% 15 100% Tỷ lệ nợ xấu 1.87% 1.78% 2.43%

49

Theo thông tin từ bảng 2.15 và 2.16, trong hai năm qua, dƣ nợ quá hạn tại Agribank CN Phú Thọ II đều ở mức cao, điều đó cho thấy khả năng quản lý cho vay của ngân hàng còn ở mức hạn chế. Nợ nhóm 3-5 trong 2020 gần gấp 1,16 lần so với năm 2018, cho thấy mức độ rủi ro các khoản cho vay là rất lớn, điều này cũng khiến cho Agribank CN Phú Thọ II phải nhìn nhận một cách đúng đắn hơn để nâng cao hơn nữa việc thẩm định các khoản vay để làm thế nào hạn chế thấp nhất tỷ lệ nợ xấu.Trong 2 năm 2018-2019 tỷ lệ nợ xấu vẫn duy trì mức thấp dƣới 2% nhƣng sang 2020 đã có dấu hiệu tăng cụ thể 2.43%, đây cũng là tình trạng chung của nhiều ngân hàng khi diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã làm ảnh hƣởng chung đến cả nền kinh tế, nhƣng cũng không vì thế mà phủ nhận trách nhiệm về phía ngân hàng.Qua đó, ngân hàng nên rà soát lại các khoản nợ điều chỉnh nhóm nợ phù hợp để tránh trƣờng hợp nợ xấu tiếp tục tăng mất kiểm soát.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng agribank– chi nhánh phú thọ II (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)