Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng agribank– chi nhánh phú thọ II (Trang 71 - 75)

2. 1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

3.4. Một số kiến nghị

3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ

Một là, Chính phủ cần xây dựng và tạo lập một hành lang pháp lý thông thoáng cho hoạt động tín dụng.Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật ở Việt Nam về hoạt động tín dụng còn nhiêu điểm cân phải hoàn thiện, đặt biệt là quy trinh, thủ tục và tính thông nhất trong các quy dịnh. Điều này khiến các ngân hàng Việt nam lúng túng trong quá trình thực hiện từ đó dễ gây phiền hà mất thời gian của khách hàng. Chính vì vậy, Chính phù cần hoàn thiện các luật liên quan đến hoạt động tín dụng thành một luật riêng, trong đó quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của các bên

64

tham gia quan hệ tín dụng. Mặt khác, Chính phủ có thể xem xét đến việc nới lỏng một số chính sách, luật để tạo điều kiện cho hoạt động cho vay phát triền hơn.

Hai là, Chính phủ nên có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tƣ trong

nƣớc. Sản xuất phát triển sẽ làm tăng cung hàng hóa trên thị trƣờng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngƣời dân. Qua đó còn góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho ngƣời dân, cải thiện đời sống dân cƣ, kích thích tiêu dùng, khi đó chất lƣợng cho vay DNNVV sẽ đƣợc nâng cao và cải thiện tốt hơn.

3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế thực hiện các hoạt động cho vay và bảo lãnh tín dụng cho DNNVV ở Việt Nam. Các tổ chức tài chính tín dụng quốc tế nhƣ Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), Quỹ Phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEDF) của Cộng đồng Châu Âu, Quỹ Phát triển Nông thôn (RDF) của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Đầu tƣ Phát triển (JBIC) của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản, Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ - USAID … thƣờng có những nguồn vốn tín dụng ủy thác cho các nƣớc kém và đang phát triển với lãi suất thấp để hỗ trợ cho các DNNVV .

Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nƣớc cần tăng cƣờng hợp tác với các tổ chức này để tranh thủ nguồn vốn tín dụng ủy thác đó. Khi có đƣợc nguồn vốn tín dụng, Ngân hàng Nhà nƣớc có thể ủy thác cho các ngân hàng TMCP tiến hành cho vay hỗ trợ các DNNVV với lãi suất ƣu đãi.

3.4.3. Kiến nghị với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Vay vốn để hoạt động kinh doanh và sản xuất là mục tiêu chính của đa số các DNNVV . Để bản thân các doanh nghiệp thuận lợi trên con đƣờng tiếp cận nguồn vốn khách hàng thì các DNNVV cần thực hiện các biện pháp sau:

-Chuyên nghiệp hóa trong tổ chức hoạt bộ máy kế toán - tài chính để tạo tính minh bạch và trung thực trong các báo cáo : Tổ chức bộ máy kế toán chuyên nghiệp hơn, ngƣời đứng đầu bộ máy kế toán phải đƣợc đào tạo chuyên nghiệp, sử dụng các phần mềm kế toán để hạch toán và lập các báo cáo tài chính sẽ giúp doanh nghiệp tránh đƣợc nhiều sai sót, số liệu dễ đọc, dễ kiểm tra.

65

trong hoạt động tài chính của DNNVV : Cần tăng cƣờng giao dịch chuyển khoản qua ngân hàng nhƣ: thanh toán công nợ mua bán hàng hóa và dịch vụ, trả lƣơng nhân viên. Việc giao dịch qua ngân hàng càng nhiều sẽ có nhiều lợi thế hơn khi xin vay vốn ngân hàng.

-Nâng cao kỹ năng và trình độ nghề nghiệp đối với nhân viên và các cấp quản lý của DNNVV : các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày nay ít chú trọng vào công tác đào tạo nhân viên của mình, doanh nghiệp càng nhỏ thì càng ít chú trọng hơn. Có hai nguyên nhân chính của thực trạng này: Thứ nhất, doanh nghiệp thấy không cần thiết vì không có giúp ích gì cho doanh nghiệp; Thứ hai, doanh nghiệp không muốn bỏ tiền ra để đào tạo. Hầu nhƣ nhân viên tự túc trong việc học tập nâng cao trình độ, khi họ có kiến thức và kinh nghiệm tốt thì họ sẽ rời bỏ doanh nghiệp điều này đã gây không ít khó khăn cho DNNVV đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ. Do đó, doanh nghiệp nên quan tâm đến việc đào tạo nâng cao tay nghề của nhân viên.

-Tăng cƣờng bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu để tăng năng lực tài chính của doanh nghiệp: Nguồn vốn chủ sở hữu lớn thể hiện năng lực tài chính mạnh, tăng khả năng thanh toán, cải thiện hệ số nợ của DNNVV , từ đó tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.

Kết luận chƣơng 3

Trên đây là một số kiến nghị với mong muốn góp phần phát triển cho vay DNNVV tại Agribank chi nhánh Phú Thọ II. Tuy nhiên, hoạt động này có thực hiện đƣợc tốt hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của ngân hàng trong việc thực hiện các giải pháp. Bên cạnh đó, Agribank chi nhánh Phú Thọ II nên thƣờng xuyên tiến hành đánh giá và xem xét lại thực trạng phát triển cho vay để có những định hƣớng đúng đắn và phù hợp hơn.

66

KẾT LUẬN

Cho vay DNNVV đã và đang trở thành một sản phẩm mang lại lợi nhuận cao cho các NHTM. Việc mở rộng cho vay đối với DNNVV không chỉ tạo ra lợi nhuận cho các NHTM, mà còn hỗ trợ DNNVV phát triển và thực hiện vai trò điều tiết, phát triển kinh tế nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Chính phủ.

Bằng các phƣơng pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, so sánh, phân tích và thu thập thông tin từ nhiều kênh khác nhau nhƣ từ nội bộ Agribank chi nhánh Phú Thọ II , từ báo chí…, khoá luận đã thực hiện các mục tiêu sau:

Hệ thống hoá các vấn đề có liên quan đến mở rộng cho vay đối với DNNVV của NHTM.

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Agribank chi nhánh Phú Thọ II ; chỉ ra đƣợc những khó khăn và tồn tại của Agribank chi nhánh Phú Thọ II ảnh hƣởng đến việc phát triển cho vay DNNVV .

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với DNNVV , cùng với định hƣớng phát triển DNNVV trong hoạt động của Agribank chi nhánh Phú Thọ II , tác giả đã đề xuất các giải pháp để tăng quy mô dƣ nợ cho vay đối với DNNVV , đồng thời kiểm soát chất lƣợng tín dụng, tăng thu nhập từ cho vay đối với DNNVV

Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho quá trình phát triển cho vay đối với DNNVV của Agribank chi nhánh Phú Thọ II , tác giả đã đƣa ra một số kiến nghị đối với Agribank , đối với Chính phủ. Sự hỗ trợ đắc lực từ nhiều phía sẽ giúp mục tiêu mở rộng cho vay DNNVV của Agribank chi nhánh Phú Thọ II trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, với thời gian nghiên cứu và sự hạn hẹp về phạm vi kiến thức, tác giả còn chƣa đề cập đến các vấn đề liên quan đến rủi ro pháp lý trong hoạt động cho vay đối với DNNVV và các vấn đề khác có thể còn chƣa mang tính toàn diện. Tác giả mong muốn nhận đƣợc sự góp ý, phản biện từ nhiều góc độ để khoá luận đƣợc hoàn thiện hơn.

67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. . Phan Thị Thu Hà (2017), Ngân hàng thƣơng mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội

2. Lê Thị Mận (2018), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thƣơng mại, nhà xuất bản lao động xã hội.

3. Đỗ Thị Thanh Huyền(2015), Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại

ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam- chi nhánh Hải Dương,

luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng,Đại học kinh tế- Đại học quốc gia Hà Nội 4.Nguyễn Việt Thảo (2019) , Mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại

ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam-chi nhánh Ninh Thuận,luận văn

thạc sỹ tài chính ngân hàng, Đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. 5. http://www.lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=207621

6. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Phú Thọ II (2018, 2019, 2020), Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2018, 2019 và 2020, Phú Thọ.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng agribank– chi nhánh phú thọ II (Trang 71 - 75)