Tên cây Phần
thực vật
Phƣơng pháp và kết quả
nghiên cứu Tác giả
Tài liệu tham khảo Sambucus williamsii Hạt Tác dụng chống viêm của chiết xuất giàu lupeol (chiết xuất từ hạt của loài Sambucus williamsii) tương tự như tác
dụng của thuốc ức chế cyclooxygenase chọn lọc indomethacin. H.H.Xiao; C.Hyemin và S.S.Won [25], [20], [43] Sambucus nigra
Quả và lá Tiến hành nghiên cứu khả năng kháng viêm của cao chiết từ quả và lá của loài Sambucus
nigra. Kết quả thu được cho
thấy chiết xuất từ trái cây
S.nigra có khả năng ức chế con
đường viêm trong kích thích LPS đại thực bào.
Anna Olejnik và cộng sự
[26]
Lá và hoa Chiết xuất của Sambucus nigra đã kích thích sản xuất các
cytokine tiền viêm IL-1β, IL-6, IL-8 và TNF-α (yếu tố hoại tử
khối u) cũng như cytokine chống viêm IL-10. Tùy thuộc
vào loại dịch chiết (lá, hoa và loại dung môi sử dụng) sinh tổng hợp IL-1α, IL-1β và TNF-
α, tác dụng ức chế của chiết
xuất đã được ghi nhận.
P.M.Abuja và cộng sự
Tên cây Phần thực vật
Phƣơng pháp và kết quả
nghiên cứu Tác giả
Tài liệu tham khảo Sambucus javanica Quả và lá
Tiến hành nghiên cứu khả năng kháng viêm của cao chiết từ quả và lá của loài Sambucus javanica. Động vật sử dụng thí
nghiệm là dòng chuột nhắt trắng (BALB/c). Khối u được gây bởi chất DMBA (7,12- đimetylbenz(A)antracene), kết hợp với điều trị bằng cách cho chuột uống dung dịch cao chiết từ lá và quả của loài Sambucus
javanica đã được pha loãng với
các nồng độ khác nhau. Sử dụng phương pháp phân tích dòng chảy tế bào học để đánh giá tỷ lệ viêm ở động vật thí nghiệm thông qua đo số lượng tương đối của khối u bị hoại tử (TNF- α) và miễn dịch (IFN-
). Theo kết quả phân tích, số lượng tương đối của TNF-α và IFN- được sản xuất bởi các tế bào T trợ giúp CD4 đã tăng lên.
Wira Eka Putral, Muhaimin
Rifa
1.2.3. Hoạt tính kháng ung thƣ
Ung thư là nhóm căn bệnh biểu thị đặc trưng bởi sự phát triển của tế bào bất thường từ “neoplastic clone”, trong trường hợp ung thư rắn có thể sờ mó được và mô tả thông qua sự phát triển của u, bướu. Hiện nay, ung thư là căn bệnh gây tỉ lệ tử vong cao, trong khi các liệu pháp điều trị hiện có vẫn còn nhiều hạn chế do những tác dụng phụ độc hại, không mong muốn. Vì vậy các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên thu hút được nhiều quan tâm và nghiên cứu.
Qua tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, nhận thấy các bộ phận khác nhau của một số loài trong chi Cơm cháy có tác dụng ức tế sự phát triển của khối u và một số dòng ung thư như ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt. Dưới đây là một số nghiên cứu về hoạt tính này.
Trong nước, các tác giả Nguyễn Thu Hằng [5], Phạm Thanh Kỳ [9], Nguyễn Xuân Vinh [16], đã nghiên cứu tác dụng ức chế sự phát triển khối u thực nghiệm ở da chuột của flavonoid toàn phần được chiết từ lá loài Sambucus
chinensis Lind. Kết quả cho thấy, Flavonoid toàn phần có tác dụng ức chế sự
phát triển của khối u thực nghiệm ở da chuột.
Kết quả nghiên cứu về hoạt tính kháng ung thư của một số loài trong chi Cơm cháy trên Thế giới được thể hiện qua bảng 1.7.
Bảng 1.7. Các nghiên cứu trên thế giới về hoạt tính kháng ung thƣ Tên cây Phần
thực vật
Phƣơng pháp và kết quả
nghiên cứu Tác giả
Tài liệu tham khảo Sambucus williamsii
Vỏ Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc tăng lượng lignan trong chế độ ăn uống có thể bảo vệ chống lại hoặc giảm nguy cơ ung thư vú, ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt. Các lignan này được chiết xuất từ vỏ của thân cây Sambucus williamsii. H.H.Xiao; C.Hyemin và S.S.Won [25], [20], [43] Sambucus nigra
Quả và lá Chiết xuất từ quả và lá
Eldberry ức chế vừa phải sự
phát triển khối u trong xét nghiệm cảm ứng khối u và bệnh bạch cầu. Thole và cộng sự đã xác định hoạt tính chống độc của các phần khác nhau trong chiết xuất Eldberry.
Nghiên cứu chỉ ra rằng polyphenolic (ví dụ, quercetin, proanthocyanidin) và có lẽ là Sesquiterpenes, phytosterol cũng như monoterpen iridoid glycoside chịu trách nhiệm cho các hoạt động nêu trên.
Andrzej Sidor và công sự
1.2.4. Hoạt tính hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đƣờng, tim mạch và béo phì
Bệnh tiểu đường là “Trạng thái lượng glucose trong máu (lượng đường trong máu) vượt quá tỷ lệ nhất định”, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Béo phì được coi là một tình trạng bất thường đối với cơ thể con người. Mức độ béo phì càng cao, các bệnh về lối sống như bệnh tiểu đường và xơ vữa động mạch càng dễ khởi phát, tỷ lệ tử vong càng cao. Đặc trưng lớn nhất của tình trạng béo phì đó là càng béo phì, sức khỏe và tuổi thọ của người đó càng ngắn. Bệnh tiểu đuờng và bệnh béo phì có liên quan mật thiết với nhau.
Sử dụng các sản phẩm từ thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đuờng và bệnh béo phì hiện nay đang rất được quan tâm. Nghiên cứu của Andrzej Sidor và công sự [18] cho thấy việc sử dụng chiết xuất từ hoa của loài Sambucus nigra (còn có tên là Elderberry) làm giảm đáng kể tỷ lệ glycosyl hóa huyết sắc
tố (HbA1c) ở chuột bị tiểu đường và mức độ giảm cho thấy giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đuờng. Elderberry có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh khác khi trong cơ thể có bệnh nền là tiểu đường, bằng cách giảm nồng độ fibrinogen, tăng khả năng bảo vệ chống oxy hóa của sinh vật, giảm quá trình oxy hóa lipit. Vai trò của cơm cháy trong phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường có thể liên quan đến sự gia tăng hấp thu glucose cơ bắp (GU) chuyển hóa và tăng tiết insulin. Nghiên cứu đã chứng minh rằng khả năng kích thích GU của các hợp chất polyphenolic có trong hoa cơm cháy (5-O-cafeoylquinic acid, naringenin, kaempferol, acid ferulic, acid caffeic) một cách đa dạng, tùy theo nồng độ. Từ các phân tích kể trên, nhóm tác giả đi đến kết luận: Các polyphenol tự nhiên được chiết xuất từ Sambucus nigra điều chỉnh sự bảo vệ
miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu trong bệnh tiểu đường thiếu insulin. Một nghiên cứu khác của H.H.Xiao và cộng sự [25] chỉ ra rằng: Acid 4- Hydroxybenzoic được chiết xuất từ hạt của loài Sambucus williamsii Hancecó tác dụng hạ đường huyết, làm tăng nồng độ insulin huyết thanh và hàm lượng
glycogen ở gan chuột bình thường sau khi uống với liều 5 mg/kg thể trọng. Acid linoleic được chiết xuất từ hạt của cây S. williamsii với hiệu suất 65,81% sở hữu các hoạt động làm hạ đường huyết, ức chế hoạt động của α-glucosidase ở mức 2525 mg/mL và cải thiện đáng kể nồng độ lipit huyết thanh ở chuột bị tăng lipit máu.
Năm 2015, nghiên cứu của nhóm tác giả Andrzej Sidor và công sự[18], cho thấy tác dụng có lợi của các thành phần chiết xuất từ quả của loài
Sambucus nigra đối với huyết áp, giảm stress oxi hóa, tăng hoạt động của các
enzyme chống oxi hóa trong huyết tương, bao gồm glutathione (GSH) và giảm nồng độ acid uric (UA). Kết quả của Moros¸anu và cộng sự cho thấy tổng giá trị hoạt động chống oxi hóa (TAA) cao hơn và lipit thuận lợi hơn trong huyết thanh của chuột tăng huyết áp được nuôi bằng thức ăn có chứa polyphenol từ
Sambucus nigra. Tổng hàm lượng cholesterol và triacylglycerol cũng như
lipoprotein LDL và hàm lượng dialdehyd malonic giảm sau khi sử dụng các sản phẩm từ cây Sambucus nigra. Kiểm tra mô học của thận và cơ tim của chuột
dùng mẫu vật Eldberry đen đã chứng minh tác dụng bảo vệ của nó. Một trong những cơ chế chịu trách nhiệm về tác dụng bảo vệ của chiết xuất từ quả của loài Sambucus nigra chống lại các bệnh tim mạch là khả năng xâm nhập của
poliphenol vào các tế bào nội mô.
1.2.5. Tác dụng hạ đuờng huyết
Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 là phổ biến, đang có khuynh hướng gia tăng ở nhiều nước. Hiện nay, thuốc điều trị bệnh ĐTĐ rất phong phú, trong đó, thuốc có nguồn gốc thảo dược đang được quan tâm do ít tác dụng phụ so với các thuốc hóa dược. Chính vì vậy, các nhà khoa học đang nghiên cứu nhằm tìm kiếm những chế phẩm trị liệu ĐTĐ hiệu quả có nguồn gốc từ dược liệu sẵn có, rẻ tiền, dạng sử dụng tiện lợi để gười bệnh và thầy thuốc có thêm lựa chọn.
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hằng [2] cho thấy: Chiết xuất từ hoa của cây
nhắt trắng. Đi sâu nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết trên chuột thực nghiệm thu đuợc kết quả như sau: Cao lỏng với tỷ lệ 1/1 của hoa Sambucus nigra có tác dụng hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm với liều 0,4g/kg thể trọng/ngày x 5 ngày ở mô hình gây tăng đường huyết bằng Streptozotocin (P ≤ 0,05). Với lô điều trị kéo dài 10 ngày có tác dụng hạ đường huyết tốt hơn lô uống thuốc trong 5 ngày (P ≤ 0,01).
1.2.6. Hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm
Những hoạt tính này gây ra từ sự đa dạng của hợp chất trong các loài của chi Cơm cháy. Nguời ta chú ý đặc biệt là các flavonoid chiết xuất từ các loài trong chi này. Mặc dù các flavonoid có ở tất cả các bộ phận của cây nhưng nổi bật nhất trong lá và vỏ cây.
Nghiên cứu trong nước của nhóm tác giả Nguyễn Xuân Vinh[16], Phạm Thanh Kỳ [9] và Nguyễn Thu Hằng [5] nhận thấy flavonoid toàn phần chiết xuất từ lá cây Sambucus chinensis Lindl có tác dụng kháng các chủng vi khuẩn gram (-) và gram (+); tác dụng lên vi khuẩn Escherichia coli (vi khuẩn đường ruột); trực khuẩn Bacillus subtilis.
Trên thế giới, các nghiên của các tác giả C.Hyemin [20]; S.S.Won [43] đã đánh giá hoạt tính sinh học của các hợp chất Pinoresinol, lariciresinol, (-) - olivil-9′-O-D-glucopyranoside và glochidioboside đều được phân lập từ
Sambucus williamsii, chúng thể hiện tác dụng kháng nấm đối với các chủng
gây bệnh ở người thông qua hành động phá vỡ màng tế bào. (+) - Medioresinol, một loại lignan (loại furofuran), được phân lập từ vỏ của thân cây Sambucus williamsii, cũng có tác dụng kháng nấm, nhưng thông qua sự tích tụ của các
loại phản ứng oxy hóa trong ty thể.
1.2.7. Hoạt tính chống loãng xƣơng
Bệnh loãng xương là tình trạng mật độ khoáng chất của xương giảm dưới ngưỡng bình thường làm cho xương mất đi sự khoẻ mạnh và dễ bị gãy. Bệnh
loãng xương thường gặp ở phụ nữ tuổi trung niên trở ra, nhưng bệnh cũng có thể gặp ở nam giới và trẻ em.
Điều trị chứng loãng xương bằng các chiết xuất từ thảo dược được nhiều nhà khoa học quan tâm. Trên thế giới các nghiên của tác giả H.H.Xiao và cộng sự [25], cho thấy: Chiết xuất ethanol từ thân cây Sambucus williamsii có tác
dụng chống loãng xương. Hơn nữa, các chất hữu cơ bao gồm lignan, acid phenolic và triterpenoids trong chiết xuất ethanol của thân cây Sambucus williamsii kích thích sự tạo xương bằng cách thúc đẩy sự tăng sinh và biệt hóa
của nguyên bào xương.
1.2.8. Hoạt tính kháng vi-rút
Hoạt tính này đuợc cho là có liên quan trực tiếp đến sự phong phú của các hợp chất flavonoid trong chi Cơm cháy, đặc biệt là chiết xuất từ quả mọng của loài Sambucus nigra. Những phát hiện ban đầu này có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm kiếm nguồn kháng sinh mới và thuốc kháng vi rút.
Năm 2018, nghiên cứu của Jessie Hawkins và cộng sự[26] về khả năng kháng vi-rút của loài Sambucus nigra (Eldberry) cho thấy việc bổ sung
Eldberry đã làm giảm đáng kể các triệu chứng hô hấp trên. Những phát hiện này cho thấy khả năng kháng vi-rút của loài Sambucus nigra đối với bệnh cảm lạnh và cúm thông thường.
Năm 2029, Golnoosh Torabian và cộng sự[45], đã nghiên cứu xác định cơ chế hoạt động của dịch chiết từ quả cây Sambucus nigra và hợp chất hoạt động chính của nó (cyanidin-3-glucoside (cyn 3-glu)) trong việc chống lại vi-rút cúm. Chiết xuất từ quả Sambucus nigra có tác dụng ức chế nhẹ ở giai đoạn đầu của chu kỳ vi-rút cúm, có tác dụng mạnh hơn đáng kể (chỉ số điều trị là 12 ± 1,3) trong giai đoạn sau nhiễm trùng. Cơ chế được xác định là ngăn chặn glycoprotein của vi-rút cũng như làm tăng số lượng của IL-6, IL-8 và TNF
1.3. Tình hình nghiên cứu thành phần hóa học của một số loài trong chi Cơm cháy
1.3.1. Hợp chất phenol
Hợp chất phenol là nhóm hợp chất hữu cơ phong phú nhất trong chi Cơm cháy. Chúng là một trong số các tác nhân chính quyết định nhều hoạt tính sinh học cho các loài trong chi này. Trong số các hợp chất phân lập được từ loài này thì một lượng lớn tồn tại trong cấu trúc lignan và các acid phenolic. Ngoài ra còn tồn tại dưới cấu trúc các coumarin.
Trong nước, theo nghiên cứu của Vũ Văn Vụ và cộng sự [17], trong cây
Sambucus chinensis Lindl có chứa coumarin.
Các nghiên cứu trên thế giới về thành phần của các hợp chất phenol từ một số loài trong chi Cơm cháy được trình bày trong các bảng 1.8 dưới đây.
Bảng 1.8. Nghiên cứu trên thế giới về thành phần hóa học của nhóm hợp chất phenol từ các loài trong chi Cơm cháy
Tên loài Hợp chất
Phần của thực
vật
Tác giả Tài liệu tham khảo Sambucus williamsii Lignan Toàn bộ cây O.Fu; C.Hyemin và S.S.Won [37], [20], [43] 13 acid phenolic Toàn bộ
cây O.Fu; C.Hyemin và S.S.Won [37], [20], [43] 1.3.2. Flavonoid
Flavonoid là nhóm chất phổ biến trong thực vật, có hoạt tính sinh học cao. Một số tác dụng sinh học của nhóm chất này đã được công bố như: Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxi hóa, bảo vệ gan, điều hòa miễn dịch, phòng và điều trị ung thư...
Flavonoid là lớp chất hữu cơ thường gặp trong các loài của chi Cơm cháy. Chúng tồn tại trong hầu hết các bộ phận của cây, nhưng có nhiều nhất trong quả mọng. Flavonoid trong chi Cơm cháy thường tồn tại dưới cấu trúc của
anthocyanin. Dưới đây là một số nghiên cứu trong nuớc và Quốc tế về nhóm hợp chất này trong chi Cơm cháy.
Bảng 1.9. Nghiên cứu trong nƣớc về thành phần hóa học của nhóm hợp chất flavonoid từ một số loài trong chi Cơm cháy
Tên loài Hợp chất Phần của
thực vật Tác giả Tài liệu tham khảo Sambucus chinensis Lindl flavonoid (khoảng 1,294 ± 0,068%) Bộ phận trên mặt đất của cây Nguyễn Thu Hằng [3] Hàm lượng cao nhất ở lá cây (3,628 ± 0,017% chất khô) và thấp nhất ở thân rễ (0,756 ± 0,032% chất khô), trong hoa chiếm (2,281 ± 0,031% chất khô) Lá, rễ, hoa Vũ Văn Vụ và cộng sự [17] Sambucus simpsonii Rehder
Trong thân chứa 0,402 ± 0,074%; trong lá chứa 3,054 ± 0,113%; trong hoa chứa 7,194 ± 0,104%. Thân, lá, hoa Trần Thị Thoa [11] Sambucus nigra Flavonoid ở hoa là 7,19%; ở lá là 3,06%; ở thân là 3,40%. Từ dịch chiết flavonoid toàn phần của hoa loài Sambucus nigra đã
phân lập được 3 chất tinh khiết: Quercetin; Quercetin- 3-α-rhamno-pyranosyl-β- glucopyranose; n-hexacosane . Hoa Nguyễn Thu Hằng [2] Sambucus javanica Kaemferol (1) Lá Nguyễn Thu Hằng [2]
(1)
Hình 1.2. Cấu trúc của Kaemferol
Bảng 1.10. Nghiên cứu trên thế giới về thành phần hóa học của nhóm hợp chất flavonoid từ một số loài trong chi Cơm cháy
Tên loài Tên hợp chất Phần của
thực vật Tác giả Tài liệu tham khảo Sambucus nigra Cyanidin-3-O- sambubiosyl-5-O- glucoside; Cyanidin-3,5-O-diglucoside; Cyanidin-glycoside 4 (cyanidin- pentoside-hexoside 4); Cyanidin-3-O-galactoside; Cyanidin-3-O-sambubioside; Cyanidin-3-O-glucoside, sterol Quả Maja Mikulic- Petkovsek và R.Veberic [35] [42] Sambucus javanica Cyanidin-3-O- sambubiosyl-5-O- glucoside (2); Cyanidin-3,5-O- diglucoside (3); Cyanidin- glycoside 4 (cyanidin- pentoside-hexoside 4) (4); ); Cyanidin-3-O-galactoside (5); Cyanidin-3-O-sambubioside (6); Cyanidin-3-O-glucoside (7) Quả Maja Mikulic- Petkovsek và cộng sự [35]
(2)
(3)
(4)
(7)
Hình 1.3. Công thức của các hợp chất thuộc nhóm anthocyanin phân lập đƣợc từ loài Sambucus javanica
1.3.3. Acid hữu cơ
Acid hữu cơ là nhóm hợp chất được tìm thấy ở hầu hết các bộ phân của các loài trong chi Cơm cháy như lá, thân, hoa, quả...đặc biệt có nhiều trong quả