PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 49)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng của hoạt độngquản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Thái Nguyên hiện nay như thế nào?

- Yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt độngquản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Thái Nguyên?

- Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Thái Nguyên như thế nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá được thu thập từ hai nguồn: i. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thường niên các năm trong giai đoạn 2014 - 2017 về tình hình kết quả kinh doanh và các chỉ số đánh giá của BIDV Thái Nguyên. Các thông tin có liên quan đến đề tàinghiên cứu quacác website.

ii. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng phiếu khảo sát. Đối tượng điều tra là các cán bộ có liên quan đến hoạt động tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Thái Nguyên tháng 1/2018. Tính đến thời điểm tháng 1/2018, tổng số cán bộ của BIDV Thái Nguyên là 160 cán bộ nhân viên. Trong đó có 55 nhân viên liên quan đến tín dụng bán lẻ tại chi nhánh. Do đó, sẽ tiến hành phát phiếu khảo sát cho 55 cán bộ nhân viên.

Bảng 2.1. Tổng hợp phiếu khảo sát

TT Đối tượng được hỏi Số phiếu

gửi đi Số phiếu thu về Số phiếu hợp lệ 1 Lãnh đạo 20 20 20 2 Cán bộ liên quan đến tín dụng bán lẻ 35 35 35 Tổng cộng 55 55 55

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1. Phương pháp thống kê

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả kinh doanhcũng như tình hình rủi ro tín dụng bán lẻ qua các năm của BIDV Thái Nguyên trong giai đoạn 2014-2017. Từ đó, đưa ra các giải pháp, kiến nghịnhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân.

2.2.2.2. Phương pháp so sánh

Đề tài sử dụng phương pháp này để nghiên cứu về sự biến động của đối tượng nghiên cứu qua 4 năm 2014-2017.Đối tượng so sánh, phân tích gồm: doanh số cho vay, nợ quá hạn, trích lập dự phòng, kết quả kinh doanh qua các năm của BIDV Thái Nguyên.

2.2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Dựa trên những thông tin đã thu thập được tiến hành tổng hợp để tìm ra nguyên nhân, bản chất của các loại hình rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân. Từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, khắc phục thích hợp cho mỗi nhóm nguyên nhân.

Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin..

2.2.2.4. Phương pháp định tính

Đánh giá quản trị rủi ro tín dụng cho vay khách hàng cá nhân bằng phương pháp định tính dựa trên tài liệu, hồ sơ thu thập được trong quá trình nghiên cứu nhằm xác định mức độ nghiêm trọng có thể xảy ra của các dấu hiệu rủi ro. Những rủi ro được xem xét đánh giá bằng phương pháp định tính là những rủi ro khó lượng hóa được như rủi ro về cơ chế chính sách, rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán, rủi ro về tư cách đạo đức của khách hàng cũng như nhân viên Ngân hàng, năng lực điều hành, quản lý của cán bộ làm công tác quản trị rủi ro.

2.2.3.5. Phương pháp định lượng

Các phương pháp được sử dụng trong tiếp cận định lượng bao gồm phương pháp quan sát, phương pháp thu thập và phân tích các số liệu về tình hình kinh doanh và những thiệt hại khi rủi ro xảy ra cũng như hiện trạng quản lý rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng thương mại. Qua đó cho thấy mối liên hệ nhân quả, tỷ lệ thuận giữa tăng trưởng cho vay và rủi ro nếu quản trị rủi ro không tốt. Từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tại Ngân hàng thương mại.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Quản trị rủi ro tín dụng tốt hay xấu phải thể hiện ở các chỉ tiêu về chất lượng tín dụng cao hay thấp. Được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

- Tỷ lệ nợ quá hạn:tại Ngân hàng tỷ nợ này được xác định qua chỉ tiêu nợ

quá hạn và dư nợ vay của khách hàng, được tính bằng Tổng Nợ quá hạn trên Tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Nợ quá hạn cho biết cứ 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng quá hạn. Đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao.

Quy định hiện nay của NHNN cho phép tỷ lệ nợ quá hạn không được vượt quá 5%.

Trong hoạt động tín dụng việc quan trọng nhất sau khi giải ngân là làm sao thu hồi lại khoản nợ (bao gồm cả gốc lẫn lãi) mà khách hàng đã vay ngân hàng. Do đó vấn đề theo dõi, kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ được các ngân hàng đặc biệt quan tâm nhằm tránh rủi ro tín dụng .Vì vậy Ngân hàng Nhà Nước đã ban hành quyết định 18 trong đó đã phân loại nợ vay thành 5 nhóm có mức rủi ro khác nhau nhằm giúp các NHTM dễ dàng kiểm soát, quản lý các khoản nợ phát sinh để thực hiện công tác thu hồi nợ một cách tốt nhất.

Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ còn trong hạn trả nợ và nợ quá thời hạn trả trả nợ dưới 10 ngày.

Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày. Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Như vậy, nợ quá hạn là các khoản vay thuộc Nợ nhóm 2, nợ nhóm 3, nợ nhóm 4, nợ nhóm 5 theo phân loại của NHNN.

- Tỷ lệ nợ xấu:Tỷ lệ nợ xấu thể hiện tỷ trọng nợ xấu chiếm trên tổng dư nợ

của Ngân hàng tại một thời điểm. Tỷ lệ này càng cao thì tỷ lệ rủi ro tín dụng cho các khoản vay càng lớn và ngược lại. Theo quy định thì tỷ lệ này đạt tối đa 2% thì an toàn cho Ngân hàng.

Theo hệ thống phân loại của NHNN thì nợ xấu là các khoản vay thuộc nợ nhóm 3, nợ nhóm 4, và nợ nhóm 5. Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng. Chỉ tiêu này càng cao thì càng rủi ro trong việc thu hồi nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Bởi vì nợ xấu là khoản nợ có khả năng mất vốn cao do năng lực trả nợ của khách hàng giảm sút nên trì trệ trong việc trả nợ vay cho ngân hàng.

- Thu hồi nợ ngoại bảng: Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thu hồi nợ của

ngân hàng cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng. Đồng thời cũng phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

- Xử lý rủi ro:Thể hiện việc sử dụng các biện pháp xử lý nợ để thu hồi nợ,

giảm nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng: Phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh số cho

vay qua các kỳ nghiên cứu.

- Nhóm chỉ tiêu định tính:

- Chỉ tiêu nhận dạng rủi ro:

+ Tính pháp lý của tài sản

+ Tính tuân thủ quy trình cho vay: Thẩm định tài sản, phê duyệt cho vay; kiểm tra trước và sau cho vay.

- Chỉ tiêu đo lường rủi ro:

+ Hệ thống định hạng tín dụng

- Chỉ tiêu kiểm soát rủi ro:

+ Chính sách khách hàng

+ Quy trình cấp tín dụng, chính sách định giá tài sản đảm bảo. +Quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng.

+ Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ

- Chỉ tiêu tài trợ rủi ro:

+ Phương pháp thu hồi nợ

+ Phương pháp trích lập dự phòng rủi ro + Phương pháp phát mại tài sản bảo đảm + Phương pháp bán nợ VAMC

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI BIDV THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên (BIDV Thái Nguyên)

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển BIDV Thái Nguyên

3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ với chức năng ban đầu là quản lý, cấp phát vốn xây dựng cơ bản của Nhà nước. Là một NHTM quốc doanh có bề dày hoạt động 59 năm, đến nay BIDV đã trở thành NHTM Nhà nước hàng đầu Việt Nam và đã chuyển sang hình thức ngân hàng thương mại cổ phần từ tháng 5 năm 2012.

Lịch sử xây dựng, trưởng thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam... Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình - là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước...

Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…

3.1.1.2. Lịch sử hình thành BIDV Chi nhánh Thái Nguyên

BIDV Thái Nguyên là Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được thành lập theo Nghị định 233/NĐ-TC-TCCB ngày 27/5/1957 về việc thành lập các Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết.

Sau hơn 60 năm hoạt động, Ngân hàng đã có 5 lần đổi tên nhằmphù hợp với chức năng nhiệm vụ và địa giới hành chính, Cụ thể:

+ Từ năm 1957 - 1981: Chi nhánh Kiến Thiết Bắc Thái;

+ Từ năm 1981 - 1990: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Thái Nguyên; + Từ năm 1990 - 1996: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Thái; + Từ năm 1997- 4/2012: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên; + Từ tháng 5/2012 đến nay: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên.

Nay, BIDV Thái Nguyên có tên gọi và địa chỉ cụ thể như sau:

+ Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên.

+ Tên quốc tế: Joint stock Commercial Bank for Invesment and Development of Vietnam, Thai Nguyen Branch. Tên gọi tắt: BIDV Thái Nguyên

+ Địa chỉ: Số 653, đường Lương Ngọc Quyến, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

3.1.2. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của BIDV Thái Nguyên

3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của BIDV Thái Nguyên

* Chức năng: BIDV Thái Nguyên là một doanh nghiệp nhà nước, là một chi

nhánh của hệ thống BIDV. Vì vậy BIDV Thái Nguyên cũng có chức năng như một ngân hàng thương mại. Cụ thể:

- Chức năng trung gian tín dụng

Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng NHTM đóng vai trò là cầu nối để dẫn vốn giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay.

- Chức năng trung gian thanh toán

Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hành hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể sử dụng một trong các phương thức để thực hiện các khoản thanh toán.

- Chức năng tạo tiền

Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chinh cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.

* Nhiệm vụ: Theo điều lệ của BIDV, tất cả các chi nhánh BIDV đều kinh

doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng tổng hợp với mọi thành phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng nhà nước và BIDV.

3.1.2.2. Mô hình tổ chức của BIDV Thái Nguyên

BIDV Thái Nguyên đã xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo linh hoạt và nhanh chóng trong việc giải quyết công việc, phù hợp với nền kinh tế thị trường.

Tổ chức bộ máy của BIDV Thái Nguyên bao gồm: 1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc quản lý, điều hành 11 Phòng nghiệp vụ và 6 Phòng giao dịch với tổng số 160 cán bộ công nhân viên.

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của BIDV Thái Nguyên

Mô hình tổ chức của chi nhánh BIDV Thái Nguyên được thiết kế và xây dựng theo mô hình hiện đại hoá ngân hàng, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh. Các phòng ban được giao nhiệm vụ chuyên môn khác nhau, chịu trách nghiệm đối với các công tác được giao. Mô hình tổ chức của chi

Ban Giám đốc Khối Quản lý khách hàng Khối Quản lý rủi ro Khối tác nghiệp Khối Quản lý nội bộ Khối trực thuộc Phòng KHDN 1 Phòng KHDN 2 Phòng KHCN Phòng QLRR Phòng Quản trị tín dụng Phòng giao dịch KHDN Phòng giao dịch KHCN Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ Phòng Tài chính- Kế toán Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Tổ chức- Hành chính 6 phòng giao dịch

nhánh BIDV Thái Nguyên đảm bảo trong cơ cấu tổ chức, các đơn vị, phòng ban duy trì mối quan hệ tương tác, hỗ trợ lẫn nhau nhằm duy trì hoạt động của chi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 49)