Đánh giá xếp loại cá nhân AAA AA A BBB BB B CCC CC C D Xếp loại rủi ro Đánh giá tài sản thế chấp Rủi ro thấp Rủi ro
trung bình Rủi ro cao
A (mạnh) Xuất sắc Tốt Trung bình/Từ chối
B (trung bình) Tốt Trung bình
Từ chối C (thấp)
Trung bình Trung bình/ từ chối
(Nguồn: BIDV Thái Nguyên)
BIDV tiến hành phân loại khách hàng theo nhóm. Hiện tại, tại BIDV có 10 nhóm khách hàng và mỗi nhóm khách hàng đều có chính sách tín dụng riêng.
Đối với khách hàng mới: BIDV chỉ xem xét cấp tín dụng đối với các khách hàng có mức xếp hạng tín dụng từ BBB trở lên và có thu nhập ổn định hàng tháng chứng minh được ở mức trung bình khá trở lên.
Đối với các khách hàng đã và đang quan hệ tín dụng tại BIDV: - Đối với
khách hàng có mức xếp hạng AAA, AA và A: BIDV xác định đây là nhóm khách hàng mục tiêu, không ngừng tăng cường mở rộng để phát triển bền vững mối quan hệ giữa khách hàng và BIDV với “Chính sách mở rộng, phát triển” nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
- Đối với khách hàng có mức xếp hạng BBB và BB: BIDV duy trì tích cực mối quan hệ giữa khách hàng và BIDV với “Chính sách duy trì” nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp của khách hàng.
- Trường hợp, khách hàng có mức xếp hạng BB trở xuống, BIDV chỉ xem xét cấp tín dụng theo hướng giảm dần dư nợ đối với khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại BIDV và xem xét cấp tín dụng có điều kiện đối với khách hàng xếp hạng BB mới quan hệ tín dụng tại BIDV.
Kết quả xếp hạng tín dụng tại BIDV Thái Nguyên như sau:
Bảng 3.14: Tổng hợp kết quả định hạng 2015 -2017
Hạng khách hàng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
AAA 18 20 21 AA 238 406 405 A 354 380 493 BBB 50 11 69 BB 19 7 8 B 2 1 4 CCC, CC, C,D 0 0 0 Tổng cộng 681 825 1000
(Nguồn: BIDV Thái Nguyên)
Kết quả xếp hạng giai đoạn 2015 -2017 của BIDV Thái Nguyên, phần lớn các khách hàng cá nhân được xếp hạng AA, A, BBB. Không có khách hàng cá nhân xếp hạng C, D.
Như vậy, BIDV Thái Nguyên thực hiện phương pháp đo lường RRTD thông qua chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng. Hệ thống định hạng tín dụng được vận hàng tốt, thực hiện xuyên suốt trong quá trình vay vốn.
3.3.2.3. Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
Các kỹ thuật kiểm soát rủi ro tín dụng được thể hiện khá rõ nét trong hệ thống các văn bản thực thi chính sách tín dụng của BIDV như sau: chính sách khách hàng, quy trình cấp tín dụng, chính sách định giá tài sản đảm bảo, quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng, hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ.
- Các biện pháp né tránh rủi ro:
+ Căn cứ vào quá trình thẩm định thực tế khách hàng vay. Trên các thông tin thu thập được về nhân thân, mục đích sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ, lịch sử trả nợ, uy tín trả nợ, tài sản bảo đảm, cán bộ tín dụng đề xuất cho vay hoặc từ chối cho vay.
+ Trong công tác nhận tài sản bảo đảm: Tiền hành kiểm tra tài sản kỹ lưỡng, ghi rõ phương, hướng của tài sản, chụp ảnh lưu thực tế tài sản. Đối với tài sản bảo đảm của bên thứ 3, BIDV Thái Nguyên yêu cầu chủ sở hữu tài sản bảo đảm phải có mối quan hệ tứ thân phụ mẫu (Cha, mẹ, anh chị em ruột, vợ, chồng) với khách hàng vay và xuất trình được các chứng từ chứng minh được mối quan hệ với khách hàng vay. Đồng thời, xuất trình được hợp đồng chứng minh được nguồn gốc sử dụng đất tránh trường hợp chỉ chuyển nhượng/thừa kế đất mà không chuyển nhượng/thừa kế nhà gây rủi ro không thể xử lý được tài sản.
Hạn chế nhận tài sản đảm bảo là bìa hộ gia đình. Đối với những tài sản là đất mang tên Hộ gia đình chỉ nhận khi xác định được chính xác các thành viên trong hộ gia đình tại thời điểm cấp bìa hoặc tiến hành sao lục được hồ sơ ban đầu liên quan đến việc cấp bìa. Nếu không thể xác minh được các thành viên trong hộ gia đình thì yêu cầu khách hàng phải tiến hành đính chính tên chủ sở hữu trên bìa từ hộ gia đình sang tên một thành viên trong hộ gia đình.
- Các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tổn thất:
BIDV ban hành sổ tay tín dụng quy định về chính sách tín dụng, quy trình cho vay và quản lý tín dụng, chính sách khách hàng, định giá tiền vay, bảo đảm tiền vay,… mục đích làm chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng tín dụng đồng đều trong hệ thống. Trong đó quy định thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động dinh doanh của khách hàng theo định kỳ (6 tháng/lần đối với khách hàng vay sản xuất kinh doanh hoặc 12 tháng/lần đối với khách hàng vay trung, dàihạn), đặc biệt thực hiện kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu trả nợ trễ hạn. Đối với những trường hợp do khách hàng khó khăn trong nhất thời Ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn vay, số tiền trả nợ phù hợp cho khách hàng. Đối với những trường hợp khách hàng không còn khả năng trả nợ thì Ngân hàng phối hợp cùng khách hàng thanh lý tài sản bảo đảm để tất toán khoản vay. Trường hợp khách hàng không hợp tác, chây ỳ trong việc thanh toán các khoản nợ thì Ngân hàng thực hiện biện pháp khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền.
BIDV ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn, quy trình quy định cấp tín dụng đầy đủ và bài bản như quy trình tín dụng ngắn, trung dài hạn, quy trình bảo lãnh, các mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, mẫu báo cáo thẩm định khoản vay. Quy trình cho vay được thực hiện theo đúng chấp lượng ISO 9001:2000 có sổ ghi chép cụ thể công tác tín dụng. Tuy nhiên đôi khi có những chỉ đạo chồng chéo và chưa kịp thời, văn bản mới có hiệu lực nhưng chưa kết luận văn bản cũ hết hiệu lực.
Đánh giá chất lượng khoản vay và các quy trình nhằm hạn chế rủi ro tín dụng: Việc thực hiện phân loại nợ theo điều 7 QĐ 493 tức là Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Thái Nguyên phải chấp nhận một tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với Ngân hàng thương mại khác do các tiêu chí đánh giá theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là theo chuẩn mực quốc tế nên chặt chẽ và toàn diện hơn so với việc phân loại nợ theo điều 6. Chấp nhận tỷ lệ nợ xấu cao đặt ra áp lực rất lớn đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Thái Nguyên trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu. Việc thực hiện phân loại nợ theo điều 7 QĐ 493 đòi hỏi phải có sự chuyển biến trong nhận thức của toàn hệ thống về quản trị rủi ro tín dụng. Điều này là rất khó khăn vì từ
trước đó các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Thái Nguyên nói riêng hầu hết chưa hình thành quan điểm đánh giá toàn diện khách hàng theo cả các tiêu thức định tính, định lượng và tầm quan trọng của việc quản lý rủi theo thông lệ quốc tế. Thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Thái Nguyên đã nỗ lực rất lớn trong việc xây dựng một chương trình hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hoàn toàn mới để đánh giá toàn diện khách hàng, hướng dẫn đào tạo cán bộ tín dụng phải hiểu biết rộng, nắm chắc các thông tin về tính hình kinh tế vĩ mô và có khả năng phân tích ngành nghề và xu hướng phát triển của từng ngành.
Ngăn ngừa rủi ro tín dụng thông qua việc phân quyền phê duyệt tín dụng của Tổng giám đốc cho Giám đốc chi nhánh trong quyết định cho vay. Cụ thể như sau:
Bảng 3.15: Thẩm quyền phán quyết tín dụng tại BIDV Thái Nguyên
TT Cấp có thẩm quyền phán quyết Mức thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với 1 khách hàng (tỷ đồng) Thẩm quyền về thời hạn
Trường hợp cấp tín dụng qua thẩm định rủi ro
1 Hội đồng tín dụng cơ sở 22 Tối đa theo quy định của sản phẩm hoặc không quá 60 tháng đối với các trường hợp còn lại
Giám đốc 18
Trường hợp cấp tín dụng không qua thẩm định rủi ro
1 Giám đốc 7 Tối đa theo quy định của sản phẩm hoặc không quá 60 tháng đối với các trường hợp còn lại
2 Phó Giám đốc 7
3 Trưởng phòng KHCN 1.5
4 Giám đốc các PGD 2
(Nguồn: BIDV Thái Nguyên)
Việc phân cấp thẩm quyền tín dụng được thực hiện theo từng thời kỳ, tủy thuộc vào khẩu vị rủi ro của từng lãnh đạo nhưng vẫn đảm bảo trong quy định của BIDV.
Trong công tác định giá tài sản: BIDV Thái Nguyên ban hành Quy định v/v tổ chức đánh giá tài sản đảm bảo. Giá trị tài sản bảo đảm được định giá theo bảng
giá do UBND tỉnh/thành phố quy định trong từng thời kỳ. Đối với những tài sản có lợi thế thương mại thì được phép đánh giá theo giá trị thị trường nhưng phải có bằng chứng chứng minh và được lưu lại trong bộ Hợp đồng thế chấp tài sản. Tài sản phải được chụp hình lưu lại trong hồ sơ. Trong quá trình thẩm định tài sản, có sự bất đồng về giá trị tài sản thì các phòng phải có báo cáo giải trình ghi rõ lý do gửi Giám đốc chi nhánh và sự pháp quyết cuối cùng là từ giám đốc chi nhánh.
Ngoài ra, có những trường hợp, khách hàng có nhiều tài sản để tránh việc khách hàng dùng các tài sản khác để vay vốn tại nhiều ngân hàng, sử dụng vốn vay không đúng mục đích ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng. Ngân hàng tiến hành định giá thấp tài sản để yêu cầu khách hàng thế chấp hết các tài sản hiện có vào ngân hàng.
Đối với những tài sản là động sản: BIDV Thái Nguyên yêu cầu khách hàng vay mua bảo hiểm vật chất cho động sản trong suốt thời gian vay vốn. Đối với những khách hàng vay thời gian ngắn từ 3 năm trở xuống: yêu cầu mua bảo hiểm 1 lần trong suốt thời gian vay (tôi đa 3 năm). Đối với những khách hàng vay vốn từ 3 - 5 năm: yêu cầu mua bảo hiểm 1 năm và thực hiện đóng dấu đi đường cho khách hàng tối đa 11 tháng. Để đến kỳ, khách hàng chủ động mang động sản đến ngân hàng kiểm tra và tiếp tục tái tục bảo hiểm cho ngân hàng thì mới được gia hạn giấy đi đường. Đây là biện pháp hữu hiệu nhằm quản lý tốt tài sản là động sản.
Trong suốt quá trình vay vốn, cán bộ tín dụng luôn theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng để có biện pháp ứng phó kịp thời khi có vấn đề xảy ra.
Cán bộ tín dụng có thể yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn khi khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích hoặc khi vật tư hàng hóa hình thành từ vốn vay kết thúc quá trình luân chuyển.
Để hạn chế rủi ro, BIDV Thái Nguyên yêu cầu 100% khoản vay tín chấp phải mua bảo hiểm khoản vay (BIC Bình An). Đối với những khoản vay có tài sản bảo đảm đều yêu cầu khách hàng mua, tỷ lệ khách hàng mua lên tới 80% khoản vay.
- Các biện pháp phân tán rủi ro: Ngay khi xác định cho vay bán lẻ, BIDV
Thái Nguyên xác định đối tượng khách hàng mục tiêu hướng đến là cán bộ công nhân viên nhà nước và những người sản xuất kinh doanh. Đây là những khách hàng có nguồn thu nhập tương đối ổn định và mức độ rủi ro thấp. Điều này cho thấy, việc phân tán rủi ro thông qua việc tăng cường bán lẻ là rất tốt.
BIDV nói chung cũng như BIDV Thái Nguyên nói riêng cũng rất chú trọng trong việc đa dạng hóa các sản phẩm vay vốn theo mục đích của khách hàng: vay mua đất, vay mua ô tô, vay kinh doanh, vay tiêu dùng, vay chứng minh tài chính, vay cầm cố, vay thấu chi….. Căn cứ vào từng mục đích vay vốn mà cán bộ tín dụng xác định được thời gian cho vay phù hợp, mức độ trả nợ phù hợp tránh tình trạng cho vay không đúng mục đích, thời gian cho vay quá dài dẫn đến rủi ro khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, có tiền nhưng không thanh toán nợ cho ngân hàng.
Tuy nhiên, trong hoạt động cho vay kinh doanh, BIDV Thái Nguyên vẫn đa số cho vay chủ yếu đối với các hoạt động thương mại. Đối với hoạt động chăn nuôi hay trồng trọt vẫn chưa được chú trọng. Do đó, mảng cho vay này vẫn chủ yếu nằm trong thị phần cho vay của Ngân hàng nông nghiệp. Như vậy, việc đa dạng trong phân khúc khách hàng chưa có.
3.3.2.4. Công tác tài trợ rủi ro tín dụng
- Phương án thu hồi nợ xấu
Đối với việc xử lý nợ có vấn đề do cán bộ tín dụng phụ trách nhưng được sự hỗ trợ tích cực của lãnh đạo và bộ phận xử lý nợ xấu tại chi nhánh. Quá trình xử lý nợ về cơ bản được thực hiện theo trình tự: nghiên cứu đánh giá lại khách hàng, lên phương án gặp gỡ, lên phương án tháo gỡ khó khăn, trao đối với khách hàng, sau đó là thực hiện phương án.
Đối với bất kỳ khoản vay quá hạn nào, cán bộ tín dụng cần phải tìm cách thu hồi toàn bộ hoặc một phần khoản vay. Có hai sự lựa chọn đối với xử lý nợ quá hạn: tận thu hoặc thanh lý. Tuy vậy cần nhấn mạnh ở đây ba nguyên tắc xử lý nợ quá hạn là: chống xoá nợ, hạn chế gia nợ, chống đảo nợ. Tận thu là một quá trình làm việc với người vay/người thân của khách hàng vay cho đến khi khoản nợ được trả một phần hay toàn bộ mà không dựa vào các công cụ pháp lý để ép buộc thu nợ. Đối với những cán bộ công nhân viên nhà nước, có thể thu hồi thông qua các khoản trợ cấp thất nghiệp (nếu khách hàng thôi việc)
Khi đã thực hiện phương án khắc phục việc thu nợ vẫn chưa hoàn tất, nếu đủ điều kiện sử dụng quỹ dự phòng rủi ro theo quyết định số 493 thì chi nhánh xử lý và đưa ra theo dõi ngoại bảng. Sau khi đưa ra theo dõi ngoại bảng, công tác thu nợ vẫn
được tiến hành triệt để. Rất nhiều khoản nợ sau khi xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro đã được thu hồi, góp phần đáng kể vào thu nhập của ngân hàng.
- Tài trợ bằng việc trích lập dự phòng rủi ro:
Hàng quý, BIDV TháiNguyên tiến hành thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng. Chi nhánh đã thực hiện việc phân loại nợ thành 5 nhóm và thực hiện trích dự phòng rủi ro như sau:
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn: 0% - Nhóm 2: Nợ cần chú ý: 5%
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn: 20% - Nhóm 4: Nợ nghi ngờ: 50%
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn: 100% Nợ nhóm 3, 4, 5 được xếp là nợ xấu.
BIDV Thái Nguyên thực hiện công tác xử lý rủi ro tín dụng từ quỹ dự phòng rủi ro theo Quyết định 1199/QĐ-HĐQT do Hội đồng quản trị ban hành ngày 29/05/2014. Về nguyên tắc, biện pháp này chỉ được áp dụng đối với các khoản nợ xấu: sau khi ngân hàng đã áp dụng hết các biện pháp khắc phục và xử lý mà vẫn không thu hồi được nợ hoặc các khoản nợ đã phát mại hết tài sản nhưng vẫn còn chênh lệch âm (cả gốc và lãi) hoặc các khoản vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan mà không thể khắc phục được. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng không phải là xóa nợ cho khách hàng.
Số lượng trích lập dự phòng tại chi nhánh Thái Nguyên như sau:
Bảng 3.16: Số trích lập dự phòng rủi ro Năm Số trích dự phòng rủi ro (tỷ đồng) 2014 2.4 2015 7.15 2016 5.05 2017 12.7
Tính đến ngày 31/12/2017, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro đối với cho vay cá nhân của BIDV Thái Nguyên là 12.7 tỷ đồng. Đây là một số không hề nhỏ.
- Tài trợ bằng việc phát mại TSBĐ để xử lý nợ xấu:
Thực hiện theo quy trình xử lý nợ xấu ban hành bởi Ban pháp chế, trong đó Chi nhánh phối hợp với Ban giám sát kinh doanh và xử lý tại chi nhánh nợ thực hiện. Đối với các khoản nợ vay mất khả năng thanh toán, Ngân hàng buộc phải xử lý tài sản bảo đảm để hoàn trả nợ vay. Ngân hàng gửi thông báo đến khách hàng