Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển cây mía tím trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 55)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.4.1. Nhóm chỉ tiêu về phát triển sản xuất

- Diện tích, năng suất, sản lượng mía tím qua các năm; - Chi phí đầu tư cho sản xuất mía tím;

- Kết quả phát triển diện tích, sản lượng qua các năm của huyện.

2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế

* Chỉ tiêu kết quả sản xuất và chi phí sản xuất;

- Tổng giá trị sản xuất (GO-Gross output): Toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định, đây là tổng thu của hộ.

GO= ∑Q*P

Trong đó: Q: là khối lượng sản phẩm P: là giá của sản phẩm.

- Chi phí trung gian (IC): Chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá tình sản xuất kinh doanh của từng cá nhân. Chi phí trung gian được thể hiện qua công thức sau:

IC=∑ Cj*Gj

Trong đó: Cj: số lượng đầu tư của đầu vào thứ j. Gj: đơn giá đầu vào thứ j.

Cj là: Là toàn bộ chi phí vật chất, trong sản xuất mía tím nó là tổng đầu vào nguyên vật liệu như lân, đạm, kali, phân chuồng, thuốc BVTV... không tính công lao động.

Gj là: Đơn giá các chi phí trung gian trong sản xuất mía tím.

- Giá trị gia tăng VA (Value Added): Là phần giá trị gia tăng thêm của một quá trình sản xuất kinh doanh. VA được thể hiện bằng công thức:

VA=GO-IC

Chi phí công lao động (W): W là một bộ phận của giá trị gia tăng. Sử dụng phương pháp phân tích kinh tế trong nghiên cứu đề tài tôi sử dụng đơn giá tính ngày công lao động do người dân cung cấp.

-Lợi nhuận: TPr = GO-TC

Trong đó: GO là giá trị sản xuất TC là tổng chi phí

* Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

Để đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp người ta dùng nhiều phương pháp đánh giá và các chỉ tiêu khác nhau, Phương pháp thường dùng là:

- Tính hiệu quả theo chi phí trung gian:

+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian: GO/IC

Qua chỉ tiêu này ta thấy bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì thu lại được bao nhiêu giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao.

+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian (TVA): Tỷ xuất GTGT theo chi phí trung gian là chỉ tiêu đánh giá chất lượng của đầu tư trong sản xuất kinh doanh, TVA được thể hiện bằng công thức:

TVA=VA/IC

Qua chỉ tiêu này cho thấy: Cứ bỏ ra một đồng vốn vào sản xuất thì sẽ thu được bao nhiêu đồng GTGT, TVA càng lớn thì sản xuất nông nghiệp càng có hiệu quả cao. Đây là cơ sở rất quan trọng cho việc ra quyết định sản xuất.

+ Tỷ xuất giá trị lợi nhuận theo chi phí trung gian (TTPr): TTPr =TPr/IC

- Tính hiệu quả kinh tế theo công lao động

Năng suất lao động: Là số lượng hoặc giá trị của yếu tố đầu ra trong một đơn vị thời gian.

Năng suất lao động = GO/CLĐ

Về phương pháp tính toán: Đáng lưu ý khi tính toán chỉ tiêu này là việc xác định chính xác lượng hao phí sức lao động. Thông thường, để tính toán chính xác được công lao động người ta quy đổi từ mỗi ngày công theo quy định 8 giờ làm việc bằng một công lao động.

+ Tỷ suất giá trị gia tăng theo công lao động: VA/CLĐ + Tỷ suất giá trị lợi nhuận theo công lao động: TPr/CLĐ

- Khả năng tạo công ăn việc làm cho người lao động là để nâng cao thu nhập, số việc làm được tạo ra bởi phát triển cây mía tím.

- Nâng cao trình độ dân trí, thay đổi cách nghĩ và cách làm của người dân.

- Góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo, bại trừ tệ nạn xã hội, kế hoạch hóa gia đình...Số hộ nghèo giảm, số hộ giàu tăng lên do sự phát triển từ cây mía tím.

2.4.3. Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội

- Giảm tỷ lệ hộ đói nghèo;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển cây mía tím trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)