Cơ cấu giống mía tím huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017-2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển cây mía tím trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 57)

Chủng loại

giống mía tím

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Mía địa phương 50 56,9 55,5 52,6 60,5 53,0

Badila 38 43,1 50 47,4 53 47

Tổng 88 105,5 113,50

(Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Ba Chẽ)

Từ bảng 3.2 ta thấy diện tích mía tím địa phương có tăng qua các năm nhưng tỉ lệ chưa cao, cụ thể năm 2017 là 50 ha thì năm 2018 là 55,5 ha, năm 2018 là 60,5 ha. Sở dĩ diện tích mía tím tăng chậm như vậy là do qua nhiều năm trồng mía tím người dân nhận thấy giống mía tím địa phương cho năng suất kém, cây cứng kém hẳn so với các giống mía tím lai khác, vì vậy được sự hỗ trợ của Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện mà nhiều hộ đã đưa thử giống mía tím Badila vào trồng thử. Qua 3 năm trồng thử nghiệm thì giống mía tím này cho năng suất khá cao trung bình từ 100 - 110 tấn/ha.

Như vậy, việc đưa giống mía tím Badila và những giống mới là những yếu tố đảm bảo cho năng suất mía tím cao và ổn định hơn so với các giống mía địa phương lâu đời. Việc này góp phần nâng cao năng suất sản lượng và qua đó cũng góp phần đáng kể vào thu nhập của các hộ trồng mía tím trong huyện.

3.1.3. Kênh tiêu thụ mía tím ở huyện Ba Chẽ

Đầu ra cho sản phẩm là vấn đề được người sản xuất quan tâm hàng đầu. Vì vậy, tiêu thụ là một trong những khâu quan trọng quyết định đến thu nhập của người sản xuất và ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển về diện tích mía tím của địa phương.

Để tìm hiểu rõ hơn về cơ cấu, phương thức tiêu thụ mía tím của huyện ta đi xem xét sơ đồ thị trường tiêu thụ sau:

(1) (2)

(3)

Hình 3.1: Sơ đồ thị trường tiêu thụ sản phẩm mía tím

- Kênh thứ nhất: Đây là kênh trực tiếp từ người sản xuất tới người tiêu dùng không thông qua các khâu trung gian, hàng hóa vận chuyển từ người sản xuất đến thẳng người tiêu dùng. Trường hợp này, người sản xuất thực hiện cả chức năng lưu thông hàng hóa. Sản phẩm được bán ngay tại thị trường địa phương.

 Ưu điểm: Kênh phân phối này là đơn giản, đảm bảo được mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Sản phẩm nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu của thị trường và người sản xuất có điều kiện nắm bắt được yêu cầu thị trường. Ngoài ra, kênh phân phối này còn giảm bớt chi phí trung gian, tập trung lợi nhuận.

Người sản xuất Người bán lẻ Hội sản xuất mía tím Ba Chẽ Người bán lẻ Người tiêu dùng

+ Nhược điểm: Không mở rộng thị trường tiêu thụ. Người sản xuất không có cơ hội tiếp cận với thị trường, thiếu thông tin về thị trường.

Kênh thứ hai: Là kênh gián tiếp từ người sản xuất tới người thu mua tập trung và tới người tiêu dùng. Đây là kênh phân phối có một khâu trung gian, hàng hóa được người thu mua, mua từ nơi sản xuất và tới tay người tiêu dùng. Người sản xuất bán sản phẩm ngay tại địa phương.

+ Ưu điểm: Giúp thị trường được mở rộng trong và ngoài tỉnh. Mía tím sau khi bán nhanh được tiêu thụ đảm bảo chất lượng.

+ Nhược điểm: Điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại khó khăn. Trong quá trình vận chuyển dễ ảnh hưởng tới giá trị sản phẩm.

- Kênh thứ ba: Kênh gián tiếp từ người sản xuất tới Hội sản xuất mía tím Ba Chẽ, tới người bán lẻ, rồi đến người tiêu dùng. Đây là kênh phân phối có 2 khâu trung gian: Hội sản xuất mía tím Ba Chẽ và người bán lẻ.

Trong kênh này, người Hội sản xuất mía tím Ba Chẽ mua sản phẩm tại địa phương và sản xuất ra sản phẩm mía tím tươi đóng gói sau mang đến tận các cơ sở mía tím bán ở trong và ngoài huyện để tiêu thụ sản phẩm tại các nhà hàng. + Ưu điểm: Kênh này thị trường được mở rộng hơn sản phẩm tiêu thụ nhanh hơn.

+ Nhược điểm: Do qua nhiều khâu trung gian làm tăng chi phí gián tiếp trong hoạt động thương nghiệp, dẫn đến giá bán tăng.

3.1.4. Thực trạng về chế biến mía tím

Hiện nay trên địa bàn huyện có 1 cơ sở chế biến mía tím. Để thấy rõ được các quy trình làm ra sản phẩm mía tím tươi đóng gói ta đi vào sơ đồ sau:

Hình 3.2: Sơ đồ qui trình sản xuất mía tím đóng gói, hộp

Mía tím tươi

Hút chân không

Làm sạch Cắt khúc

Bảo quản, đóng gói

Dóc vỏ

Rửa cây nguyên vỏ

Từ sơ đồ dây chuyền sản xuất mía tím đóng gói như trên có thể thấy được để sản xuất được ra sản phẩm thì phải trải qua rất nhiều công đoạn, trong đó mỗi công đoạn lại yêu cầu chỉ số kỹ thuật riêng. Ví dụ như công đoạn bảo quản, đóng gói là công đoạn rất quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng mía tím sau khi đóng gói, mục đích của giai đoạn này là giúp mía tím lâu lên men. Sau giai đoạn này thì các khâu tiếp theo phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật về thời gian, nhiệt độ, có như vậy thì sản phẩm làm ra mới đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng mía tím đặt ra.

Qua điều tra mới thấy hiện nay cơ sở chế biến của huyện sản xuất dựa vào những công nghệ mới nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chế biến.

* Những tồn tại và cần khắc phục trong chế biến mía tím ở huyện Ba Chẽ

- Khâu chế biến của cơ sở còn chậm, chưa đúng yêu cầu kĩ thuật và sản phẩm. - Mối quan hệ giữa cơ sở chế biến mía tím với chính quyền địa phương và người lao động chưa được chặt chẽ.

3.1.5. Sự biến động giá mía tím

Trong mấy năm gần đây thì thị trường mía tím trong nước của ta ổn định không biến động nhiều. Để thấy được tình hình biến động về giá cả trong năm ta đi nghiên cứu bảng sau:

Bảng 3.3: Sự biến động của giá 2 giống mía tím trong 3 năm 2017 - 2019

ĐVT: 1000đ/cây

Năm Tháng

Giống mía Badila Giống mía Địa phương So sánh (%)

2017 2018 2019 2017 2018 2019 Giống mía Badila Giống mía Địa phương

2018/2017 2019/2018 2018/2017 2019/2018 1 6,1 9,2 12,1 6,3 8,2 11,6 150,8 131,5 130,1 141,4 2 7,2 9,5 12,4 6,2 8,3 11,5 131,9 130,5 133,8 138,5 3 7,5 8 12 6,4 8,5 11,3 106,6 150,0 132,8 132,9 4 6,5 8,3 11,4 6,2 7,6 10,2 127,6 137,3 122,5 134,2 5 6,8 8,7 11,5 6,1 7,8 10,5 127,9 132,1 127,8 134,5 6 6,5 8,3 10,2 6 7,8 10,5 127,6 122,8 130,0 134,6 7 6,7 8,6 10,5 6 7,9 10,1 128,3 122,0 131,6 127,8 8 6,6 8,5 10,3 5,9 7,7 10 128,7 121,1 130,5 129,8 9 6,3 8,1 10,1 5,5 6,8 10 128,5 124,6 123,6 147,0 10 6,0 7,7 10 5 6,2 9,8 128,3 129,8 124,0 158,0 11 6,2 7,6 9,8 4.5 6 9,5 122,5 128,9 133,3 158,3 12 5 8,5 9,5 4 7,4 9,2 141,6 111,7 148,0 124,3

Từ bảng 3.3 ta thấy giá mía tím biến động qua các tháng trong năm là không chênh lệch nhau nhiều mà chủ yếu là biến động theo các quý và tăng đều qua các tháng từ năm 2017 đến năm 2019. Năm 2017, giá mía tím Badila quý 1 bình quân là 6.000 – 7.500đ/cây, đến tháng 6,7,8 giảm xuống là 6.800đ/cây, nhưng đến quý 4 vẫn giảm chỉ còn giá là 5.000đ/cây. Giá giống địa phương năm 2017 cũng ngang giá giống Badila nhưng đến quý 4 giá giảm thấp hơn giống Badila chỉ còn 4.000đ/cây. Sở dĩ giá mía tím giảm như vậy do đây là khoảng thời gian thu hoạch nhiều nên ảnh hưởng đến thị trường.

Đối với năm 2018 thì giá mía tím bình quân tăng đều đều qua các quý vì lúc này thị trường mía trong nước ổn định không có biến động nhiều, sang đến năm 2019 thì tình hình giá mía tím tăng hơn so với năm 2018 từ 2.000 - 4.000đ/cây, cao nhất có thời điểm giá lên đến 12.000đ/cây vào các tháng 12 đến tháng 1, 2, 3 năm sau nguyên nhân tăng là thời kỳ này là những ngày giáp tết với quan niệm mua mía lộc của người dân Việt Nam nên sức mua của người dân cao dẫn đến giá mía tím tăng.

Do vậy ta có thể khẳng định tính hiệu quả về kinh tế của sản xuất mía tím đem lại trên địa bàn huyện Ba Chẽ là cao. Vì vậy có thể khẳng định việc xác định cây mía tím là cây kinh tế mũi nhọn của huyện nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung là hoàn toàn đúng.

3.1.6. Số hộ trồng mía tím của huyện Ba Chẽ qua 3 năm 2017 – 2019

Tính đến năm 2019 toàn huyện có 5451 hộ; với 22.210 nhân khẩu bao gồm 9 dân tộc chính như: Kinh, Tày, Dao, Sán chỉ, Cao lan, .... Trong đó chủ yếu là dân tộc Dao. Trong những năm gần đây số hộ trồng mía trong huyện ngày càng tăng lên.

Bảng 3.4: Số hộ trồng mía tím của huyện Ba Chẽ qua 3 năm 2017 - 2019 STT Xã Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 (%) 2019/2018 (%) 1 Lương Mông 4 6 7 150,0 115,7 2 Minh Cầm 2 3 5 150,0 166,7 3 Đạp Thanh 11 11 15 100,0 136,4 4 Thanh Lâm 65 70 72 107,7 102,9 5 Thanh Sơn 57 55 65 96,5 118,2 6 Nam Sơn 9 11 11 122,2 100,0 7 Đồn Đạc 252 263 265 104,4 100,8 8 Thị Trấn 16 20 24 125,0 120,0 Tổng 416 439 464 105,5 105,7

(Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Ba Chẽ)

Qua bảng số liệu 3.4 ta thấy số hộ trồng mía tím qua các năm gần như đều tăng, tập trung chủ yếu vào các xã như Đồn Đạc, Thanh Sơn, Thanh Lâm và thị trấn Ba Chẽ, sở dĩ có sự tăng lên về số hộ trồng mía tím là vì từ năm 2010, huyện có đưa giống mía Badila về trồng thử nghiệm và qua 5 năm đã đạt được kết quả đáng ngạc nhiên, năng suất tăng trung bình lên 9 - 10 tạ/sào. Nhờ vậy người dân nơi đây mới ứng dụng giống mía tím mới vào trồng. Còn lại các xã khác thì còn phân tán và chưa tập trung thành các vùng mía tím nhất định. Việc này đã làm cho việc vận chuyển, chăm sóc gặp rất nhiều khó khăn

3.2. Thực trạng sản xuất mía tím ở những hộ điều tra

3.2.1. Nguồn lực của hộ

Bảng 3.5. Tình hình cơ bản về chủ hộ điều tra

Phân loại hộ Số lượng (hộ) Cơ cấu (%)

Tổng số hộ điều tra 90 100

1. Giới tính - Nam 68 75,5 - Nữ 22 24,5 2. Dân tộc -Dao 52 57,8 -Tày 21 23,3 -Kinh 17 18,9 3. Trình độ văn hóa - Cấp 1 60 66,7 - Cấp 2 25 27,8 - Cấp 3 05 5,5

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2019)

Qua số liệu điều tra 90 hộ gia đình trên địa bàn 03 xã của huyện ta có một số nhận xét sau:

Thứ nhất, về giới tính của chủ hộ, ta thấy phần lớn chủ hộ của các hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu là nam giới (68 người) chiếm khoảng 75,5%, chỉ có khoảng 24,5% chủ hộ của các hộ gia đình là nữ (22 người), đây cũng là cơ cấu chung của các hộ gia đình trên cả nước nói chung, từ đó cho ta thấy vai trò của người nam giới trong gia đình và một khía cạnh khác là do xã hội nước ta vẫn còn sự tồn tại mạnh mẽ của tư tưởng phong kiến trọng nam. Người nam giới trong gia đình phần lớn là người quyết định mọi công việc trong gia đình.

Thứ hai, về cơ cấu dân tộc, trong 90 hộ điều tra ta thấy cơ cấu dân tộc của các hộ gia đình chủ yếu là dân tộc Dao, Tày chiếm (81,1%) dân tộc Kinh chiếm (18,9%), lý do là tại địa phương dân tộc Dao và Tày là hai dân tộc bản địa, gắn bó với địa phương từ lâu, các dân tộc khác như dân tộc Kinh… chủ yếu là do di cư đến hoặc do kết hôn với người dân địa phương.

Thứ ba, về trình độ văn hóa, các chủ hộ phần lớn là học hết cấp 1, cụ thể là có hơn một nửa số hộ điều tra có trình độ văn hóa học hết cấp 1 (66,7

%), số chủ hộ học hết cấp 2 cũng tương rất thấp chỉ chiếm 27,8%. Còn lại chỉ có 5% các chủ hộ học hết cấp 3. Trình độ văn hóa có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất, chịu trách nhiệm sản xuất và lựa chọn hình thức sản xuất trong mỗi gia đình. Những chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn, nhận thức cao hơn, do vậy có khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tốt hơn và tìm ra các phương án trồng mía tốt hơn và có hiệu quả hơn. Như vậy, trình độ văn hóa sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả sản xuất mía của mỗi hộ.

Bảng 3.6. Lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra

( n =90)

Chỉ tiêu ĐVT Số

lượng

Cơ cấu (%)

1. Phân tổ theo nhân khẩu

- Hộ có 3 - 5 nhân khẩu Hộ 81 90,0

- Hộ có 6 nhân khẩu trở lên Hộ 9 10,0

2. Phân tổ theo lao động

- 2 – 3 LĐ chính Hộ 74 82,2

- 4 LĐ chính trở lên Hộ 16 20,0

3. Một số chỉ tiêu BQ

- Số nhân khẩu BQ/hộ Người/hộ 4,68

- Số lao động BQ/hộ Người/hộ 2,66

4. Độ tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 45,33

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra năm 2019)

Qua bảng trên ta thấy:

Về nhân khẩu: Số nhân khẩu của các hộ điều tra phần lớn là từ 3 đến 5 nhân khẩu (chiếm 90%), trên 5 nhân khẩu chiếm tỉ lệ nhỏ chỉ 10%. Bình quân số nhân khẩu của hộ là 4,68 người/hộ. Với hơn 4 nhân khẩu bình quân trên 1 hộ có thể thấy rằng áp lực về sản xuất kinh tế để đảm bảo cuộc sống cho toàn

Về tình hình lao động: Số lao động chính của các hộ điều tra phần lớn là từ 2 đến 3 lao động chính (chiếm 82,20%), số hộ có từ 4 lao động chính trở lên chiếm tỉ lệ nhỏ, chỉ 20%. Bình quân lao động của các hộ trong các vùng điều tra trung bình là 2,66 người/hộ, điều đó cho thấy rằng lao động ở địa phương ở mức lớn, nguồn nhân lực trong sản xuất của hộ điều tra tương đối ổn định và bảo đảm.

Về độ tuổi bình quân: Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy, độ tuổi bình quân của chủ hộ ở 3 xã là 45,33 tuổi. Hầu hết ở độ tuổi này, các chủ hộ điều tra đã ổn định về cơ sở vật chất, có vốn sống và có một số kinh nghiệm nhất định. Các chủ hộ điều tra đã có sự am hiểu trong lĩnh vực trồng mía tím. Do vậy đây là một thuận lợi đáng kể, góp phần thúc đẩy việc kinh doanh và sản xuất mía tím trong mỗi hộ gia đình.

3.2.1.2. Nguồn đất sản xuất của hộ

Bảng 3.7: Diện tích đất trồng mía tím trên địa bàn 3 xã điều tra Xã điều tra

Tổng DT đất trồng cây nông nghiệp Diện tích đất trồng mía Diện tích đất cây nông nghiệp khác DT (ha) cấu (%)

DT (ha) Cơ cấu

(%) DT (ha) Cơ cấu (%) Đồn Đạc 338,19 100 45 13,3 293,19 86,7 Thanh Sơn 250,19 100 13 9,2 237,19 94,8 Thanh Lâm 345,39 100 15 4,3 330,39 95,7

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Qua bảng trên cho thấy diện tích đất nông nghiệp của 03 xã điều tra tương đối lớn, tuy nhiên diện tích trồng mía chỉ chiềm từ 4-13% tổng diện tích đất trồng cây nông nghiệp của xã (Tổng diện tích đất trồng cây nông nghiệp của xã Đồn Đạc là 338,19 ha, diện tích đất trồng mía 45 ha, chiếm tỷ

lệ 13,3 %; xã Thanh Sơn là 250,19 ha, diện tích đất trồng mía 13 ha, chiếm tỷ lệ 9,2; xã Thanh Lâm là 345,39 ha, diện tích đất trồng mía 15 ha, chiếm tỷ lệ 4,3%). Do trên địa bàn huyện loài cây mà người dân tập trung trồng nhiều nhất là cây keo tai tượng, loại cây dễ trồng mà không mất nhiều công chăm sóc.

3.2.2. Kết quả sản xuất mía tím trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

3.2.2.1. Xác định chi phí bình quân cho một ha mía tím

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp phát triển cây mía tím trên địa bàn huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)