Đặc điểm cấu trúc hình thái của các quần xã rừng trồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số tính chất cơ bản của đất dưới các quần xã rừng trồng ở xã tân thành huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 64 - 72)

Quần Độ che phủ chung (%) Số tầng Cấu trúc tầng Thứ tự tầng Chiều cao tầng (m) Độ che phủ (%) Loài ƣu thế RTH 25 tuổi 100 3 1 14- 15 50- 60 Thông nhựa 2 1 – 1,5 15- 20

Trúc đào, Cơm nguội bẹp, Mua, Vú bò lá xẻ, Vú bò,

Ba chạc, Ba bét trắng, Trâm, Đơn nem lá to…

3 <1,0 80- 90 Cỏ lá tre nhỏ, Cỏ lá tre, Cỏ rác, Dương xỉ, Thông đất, Sài đất, Cỏ ba cạnh… RBĐ 10 tuổi 90 - 95 3 1 16 -18 35- 40 Bạch đàn lá liễu 2 1 - 2 15- 20 Ba chạc, Sim, Bọ mẩy, Ba soi, Kháo vàng, Thàu táu,

Màng tang, Ba chạc… 3 <1 45- 50 Cỏ ba cạnh, Kim cang, Cỏ rác, Ké hoa vàng, Sài đất, Cỏ lào, Cỏ cứt lợn… RKE 8 tuổi 70 - 75 3

1 13- 15 50- 60 Keo tai tượng

2 1 - 2 5 - 10

Bộp lông, Sầm sì, Màng tang, Chẩn, Đom đóm, Thành ngạnh đẹp, Ba soi,

3 <1 40- 50

Guột, Bọ mảng, Cỏ rác, Ké hoa đào, Ké hoa vàng,

Kim cang lá mác, Trâm tía, Cỏ chân nhện…

RKE 5

tuổi 90 - 95 3

1 10-12 70- 80 Keo tai tượng

2 1 – 2 5 - 10

Màng tang, Mua, Sòi, Lau, Thàu táu, Ba chạc,

Sim, Vú bò…

3 <1 60- 70

Cỏ lông, Cỏ rác, Đơn đỏ, dương xỉ, bòng bong leo, Cỏ cứt lợn, Ngũ sắc, Cỏ

lào…

4.1.3.1. Rừng trồng Thông nhựa (25 tuổi)

Quần xã này có độ che phủ chung đạt 100%, rừng chia thành 3 tầng và được trình bày tóm tắt ở bảng 4.4.

Tầng 1: Tầng này chỉ có loài Thông nhựa (Pinus merkusian) chiếm ưu thế, chiều cao trung bình từ 14 – 15m và độ che phủ đạt từ 50 – 60%. Các cá thể sinh trưởng khá đồng đều, có đường kính ngang ngực đạt 20cm, cũng có cá thể đạt 25cm.

Tầng 2: gồm các loài cây bụi và gỗ nhỏ có độ cao trung bình từ 1 – 1,5m, độ che phủ đạt từ 15 - 20%, như: Trúc đào (Nerium oleander), Cơm nguội bẹp (Ardisia depressa), Mua (Melastoma candidum), Vú bò lá xẻ (Ficus heterophylla), Vú bò (Ficus hirta), Ba chạc (Euodia lepta), Ba bét trắng (Mallotus apelta), Trâm (Syzygium cinereum), Đơn nem lá to (Maesa

balansae), Sim (Rhodomyrtus tomentosa)…

Tầng 3: gồm các loài có độ cao dưới 1m, độ che phủ chung từ 80 - 90%, gồm các cây thân thảo như: Cỏ lá tre nhỏ (Centotheca lappacea), Cỏ lá

tre (Centotheca latifolia), Cỏ rác (Microstegium vagans), Dương xỉ

(Dryopteris filix-max), Thông đất (Lycopodiella cernua), Sài đất (Wedelia

chinensis), Cỏ ba cạnh (Scleria tonkinensis), Củ gấu (Cyperus rotundus),

Guột (Dicranopteris linearis)…

4.1.3.2. Rừng trồng Bạch đàn liễu (10 tuổi)

Tại địa điểm này, quần xã rừng Bạch đàn phân làm 3 tầng:

Tầng 1: Chiếm ưu thế là Bạch đàn liễu (Eucalyptus exerta), có chiều cao từ 16 – 18m, đường kính trung bình ngang ngực đạt 20cm. Độ che phủ khoảng chỉ đạt khoảng 35 – 40%.

Tầng 2: có chiều cao trung bình từ 1 – 2m, độ che phủ đạt từ 15 - 20%, gồm các loài như: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Bọ mẩy (Clerodendrum

cyrtophyllum), Ba soi (Macaranga denticulata), Thàu táu (Aporosa dioica),

Màng tang (Litsea cubeba), Kháo vàng (Machilus bonni), Sòi tía (Sapium

discolor), Ban nhật (Hypericum japonicum), Sơn (Toxicodendron

succedanea), Ba chạc (Euodia lepta)…

Tầng 3: có chiều cao dưới 1m, đạt độ che phủ từ 45 - 50%, gồm các loài như: Cỏ ba cạnh (Scleria tonkinensis), Kim cang (Smilax corbularis), Cỏ rác (Microstegium vagans), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Sài đất (Wedelia

chinensis), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Cỏ cứt lợn (Ageratum

conyzoides), Guột (Dicranopteris linearis), Bạc chạc (Euodia lepta)...

4.1.3.3. Rừng trồng Keo (8 tuổi)

Quần xã này có độ che phủ chung của các tầng là 70 – 75% và có sự phân hóa tầng rõ ràng:

Tầng 1: Cao từ 13 – 15m, chiếm ưu thế là Keo tai tượng (Acacia

mangium) và độ che phủ 50 - 60%. Các cá thể sinh trưởng phát triển tương

đối đồng đều, có đường kính gốc trung bình khoảng 16cm.

Tầng 2: là những loài cây gỗ nhỏ và cây bụi, có độ cao trung bình từ 1 – 2m, có độ che phủ trung bình từ 5 – 10%, gồm những loài như: Bộp lông

(Actinodaphne pilosa), Sầm sì (Memecylon edule), Màng tang (Litsea

cubeba), Chẩn (Microdesmis casearifolia), Đom đóm (Alchornea rugosa),

Sòi (Sapium sebiforum), Thành ngạnh đẹp (Cratoxylum formosum), Ba soi

(Macaranga denticulata), Bồ cu vẽ (Breynia fruticosa), Trâm vối (Syzygium

boisianum)...

Tầng 3: có chiều cao dưới 1m, độ che phủ khoảng 40 – 50%, có các loài như: Guột (Dicranopteris linearis), Cỏ rác (Microstegium vagans), Ké hoa đào (Urena lobata), Ké hoa vàng (Sida rhombifolia), Kim cang lá mác

(Smilax lanceifolia), Lá lồm (Polygonum chinensis), Cỏ chân nhện (Digitaria

radicosa), Bướm bạc lá nhẵn (Musaenda glabra), Dây cam (Luvunga

nitida)… Thực vật ngoại tầng ở cả tầng 2 và 3 là Bòng bong leo (Lygodium

flexuosum).

4.1.3.4. Rừng trồng Keo (5 tuổi)

Rừng keo 5 tuổi có độ che phủ chung khoảng 90 – 95% và cũng có sự phân hóa tầng rõ ràng.

Tầng 1: Keo tai tượng (Acacia mangium) chiếm ưu thế. Độ che phủ khoảng từ 70 - 80%, các cá thể phát triển khá đồng đều, chiều cao từ 10 – 12m, đường kính trung bình ngang ngực đạt 10cm.

Tầng 2: có chiều cao từ 1 – 2m, có độ che phủ từ 5 - 10%, gồm các loài cây gỗ nhỏ và cây bụi ưa sáng như: Màng tang (Litsea cubeba), Mua

(Melastoma candidum), Sòi (Sapium sebiforum), Thàu táu (Aporosa dioica),

Ba chạc (Euodia lepta), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Vú bò (Ficus hirta), Vú bò đơn (Ficus simplicissima), Hông (Paulownia fortunei), Bọ mẩy

(Clerodendrum cyrtophyllum)...

Tầng 3: có độ phủ từ 60 - 70%, gồm những loài cây có chiều cao dưới 1m là: Cỏ lông (Eragrostis pilosa), Cỏ rác (Microstegium vagans), Đơn lá nhọn (Maesa acuminatissima), Dương xỉ (Dryopteris filix-max), Cỏ cứt lợn

odoratum), Cúc lá mác (Blumea sagittata), Kim cang tai nhỏ (Smilax

davidiana)… Ngoài ra, thực vật ngoại tầng còn có Bòng bong leo (Lygodium

scandens).

* Nhận xét:

Trong quá trình nghiên cứu cấu trúc hình thái của các quần xã rừng trồng ở xã Tân Thành, chúng tôi có một số nhận xét sau:

- Tất cả các quần xã thực vật chọn nghiên cứu đều là rừng trồng nên có cấu trúc hình thái tương đối đơn giản, đều có 3 tầng và có sự phân hóa tầng rõ ràng (tầng cây trồng chính, tầng cây bụi và cây gỗ nhỏ, tầng thảm tươi).

- Tại quần xã rừng trồng Thông (25 tuổi), có thành phần loài và thành phần dạng sống phong phú và đa dạng, mật độ cá thể của các loài lớn, do đó độ che phủ lớn. Rừng có lớp thảm mục khá dày (5cm) điều kiện để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, đồng thời còn bảo vệ đất tránh xói mòn, rửa trôi.

- Quần xã rừng trồng Bạch đàn liễu 10 tuổi có thành phần loài khá phong phú (79 loài). Do độ che phủ của cây Bạch đàn không cao (35 - 40%) nên đã tạo điều kiện cho các loài cây ưa sáng (thân gỗ nhỏ, thân bụi, thân thảo) phát triển mạnh ở phía dưới. Do đó, quần xã này có độ che phủ chung khá cao (90 – 95%), tầng thảm mục dày (6cm).

- Quần xã rừng trồng Keo tai tượng (8 tuổi) có thành phần loài khá phong phú (74 loài), do mật độ trồng khá cao (2500 cây/ha) nên cây sinh trưởng chậm. Các cây ưa sáng ở tầng dưới khá nghèo nàn, người dân thường xuyên chặt phát cây bụi, cây Guột để làm củi đun. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho đất ở quần xã này dễ bị xói mòn, đất bị rửa trôi các chất dinh dưỡng dẫn đến đất xấu và chua.

- Quần xã rừng trồng Keo tai tượng (5 tuổi) có thành phần loài thấp nhất (65 loài). Do mật độ trồng quá cao (khoảng 3400 cây/ha) nên các cây gỗ nhỏ, cây bụi ít phát triển. Ở đây có tầng thảm khô khá dày (5cm), các cây thân thảo phát triển mạnh.

4.2. Đặc điểm phẫu diện đất dƣới các quần xã rừng trồng

Phẫu diện đất là mặt cắt thẳng đứng từ bề mặt đất xuống tầng đá mẹ. Các loại đất khác nhau có độ dầy và đặc trưng của phẫu diện khác nhau. Phẫu diện đất là hình thái biểu hiện bên ngoài của quá trình hình thành và phát triển đất, chịu tác động của 5 yếu tố hình thành đất nên đất luôn luôn biến đổi. Kết quả mô tả hình thái phẫu diện đất trong 4 quần xã thực vật nghiên cứu được trình bày sau đây:

4.2.1. Phẫu diện đất đặc trƣng ở rừng trồng Thông nhựa (25 tuổi)

Đất có độ dốc 25o, độ cao so với mực nước biển 20m. Hướng dốc Đông Nam.

* Tầng Ao: Tầng thảm mục dày 5cm * Tầng A: 0 – 25 cm

Đất màu xám đen, ẩm, tơi xốp, có nhiều hang giun và tổ kiến, cấu tượng hạt đất không chặt, đất thịt nhe. Đất có nhiều rễ cây và cành cây chết đang phân hủy, chuyển tiếp rõ về màu sắc.

* Tầng B: 25 – 55 cm

Đất có màu nâu vàng, độ ẩm vừa phải, cấu tượng loại đất hơi chặt, lẫn ít đá dạng sỏi cơm, còn ít hang kiến, nhiều rễ cây nhỏ.

* Tầng C: 55 – 120 cm

Đất có màu vàng cấu tượng hạt đất chặt, đất sét, ẩm hơn tầng trên, có lẫn ít đá mềm màu tím.

4.2.2. Phẫu diện đất đặc trƣng ở rừng trồng Bạch đàn liễu (10 tuổi)

Đất có độ dốc 20o, độ cao so với mực nước biển là 20m. Hướng dốc: Đông Nam

* Tầng Ao: Tầng thảm mục dày 6cm * Tầng A: 0 – 22cm

Đất có màu xám, đất ẩm, tơi xốp, có nhiều hang giun và tổ kiến, chuyển lớp rõ về màu sắc, nhiều rễ cây.

* Tầng B: 22 – 70cm

Đất màu nâu đỏ, hơi khô, có nhiều sỏi cơm, chuyển màu sắc rõ ràng, ít rễ cây, ít tổ kiến.

* Tầng C: 70 -120cm

Đất có màu đỏ nâu, ẩm, sét, có lẫn ít đá mềm ánh tím, không có hang giun, tổ kiến, hầu như không còn rễ cây.

4.2.3. Phẫu diện đất đặc trƣng ở rừng trồng Keo (8 tuổi)

Độ dốc: 15o, độ cao so với mực nước biển là 18m. Hướng dốc Đông Nam.

* Tầng Ao: 3cm (tầng thảm mục) * Tầng A: 0 – 22 cm

Đất có màu xám đen, tơi xốp, có nhiều rễ cây, có nhiều tổ kiến, chuyển lớp rõ về màu sắc, có xói mòn mặt nhẹ.

* Tầng B: 22 – 75 cm

Đất có màu nâu vàng, hơi khô, đất chặt, có nhiều sỏi cơm, chuyển lớp rõ về màu sắc, ít rễ cây, ít tổ kiến.

* Tầng C: 75 – 120 cm

Đất có màu vàng, đất chặt, có lẫn đá mềm màu đỏ, có lẫn đá, không có rễ cây, hơi ẩm.

4.2.4. Phẫu diện đất đặc trƣng ở rừng trồng Keo (5 tuổi)

Độ dốc 15o, độ cao so với mực nước biển 18m.. Hướng dốc: Đông Nam.

* Tầng Ao: 5cm (tầng thảm mục) * Tầng A: 0 – 40cm

Đất có màu xám đen, ẩm, tơi xốp, có nhiều tổ mối, tổ kiến, có nhiều rễ cây nhỏ, chuyển lớp không được rõ ràng về màu sắc.

* Tầng B: 40 – 68 cm

Đất có màu nâu, ẩm tương đối, kết cấu hơi chặt, có ít rễ cây nhỏ, chuyển lớp rõ ràng về màu sắc.

* Tầng C: 68 – 120 cm

Đất có màu vàng, kết cấu sét hơi chặt, còn ít rễ cây, đất hơi ẩm.

Nhận xét về hình thái phẫu diện đất ở các điểm nghiên cứu:

- Tất cả 4 quần xã nghiên cứu, phẫu diện đất đều có sự phân tầng rõ ràng, gồm 3 tầng A, B, C. Ở quần xã rừng Keo 5 tuổi có chiều dày tầng đất A lớn nhất là 40cm, rừng Thông 25 tuổi là 25cm, rừng Bạch đàn lá liễu 10 tuổi là 22cm, rừng keo 8 tuổi là 22cm. Có thể xếp theo thứ tự độ dày tầng đất (A) nhỏ dần là:

RKE 5 tuổi > RTH 25 tuổi > RKE 8 tuổi > RBĐ 10 tuổi

- Qua điều tra quan sát ngoài thực địa với các màu sắc tầng đất cụ thể, có thể nhận định rằng tầng mặt A ở quần xã rừng Keo 5 tuổi và quần xã rừng Thông 25 tuổi có độ phì cao nhất trong các các quần xã vì có lớp thảm mục dày, đất màu xám, ẩm, tơi xốp, có cấu tượng hạt...

Từ đó có thể thấy vai trò của thảm thực vật có tác dụng to lớn không chỉ làm giảm xói mòn mặt đất mà còn cung cấp các chất dinh dưỡng, do đó tầng A có độ dầy lớn nhất.

Việc điều tra ngoài thực địa mới chỉ cho biết thông tin ban đầu về tính chất của đất. Để thấy được ảnh hưởng của thảm thực vật thì cần phân tích một số tính chất lý hóa học của đất. Tuy nhiên thảm thực vật mới chỉ có tác dụng cải tạo đất theo thời gian, còn quyết định tính chất hóa học của đất là do yếu tố đá mẹ.

4.3. Ảnh hƣởng của quần xã rừng trồng đến một số tính chất lý, hóa học của đất

4.3.1. Ảnh hƣởng của quần xã rừng trồng đến tính chất lý học của đất và mức độ xói mòn mặt đất ở KVNC

Tính chất lý học của đất có ý nghĩa quan trọng tới sự sinh trưởng, phát triển của thực vật và độ phì của đất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,

chúng tôi chỉ đề cập đến độ ẩm, mức độ xói mòn và thành phần cơ giới của đất. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số tính chất cơ bản của đất dưới các quần xã rừng trồng ở xã tân thành huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 64 - 72)