Đặc điểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số tính chất cơ bản của đất dưới các quần xã rừng trồng ở xã tân thành huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 39)

4. Đóng góp mới của luận văn

2.2.3. Đặc điểm xã hội

- Về giao thông, giao thông liên thôn chủ yếu là đường đất, đi lại gặp nhiều khó khăn. Năm 2015 xã Tân Thành đã và đang hoàn thiện 5 tuyến đường bê tông nông thôn giữa các xóm.

- Về văn hóa, giáo dục, y tế: Tổng kết năm học 2014 -2015, giáo dục đạt kết quả như sau:

+ Trường Mầm non: đạt trường tiên tiến, số trẻ mẫu giáo 5 tuổi lên lớp 1 đạt 100%.

+ Trường Tiểu học: có 1 trường, đạt trường xuất sắc, duy trì sĩ số 100%, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học 97,3%.

+ Trường THCS: đạt trường tiên tiến, duy trì sĩ số 99%, tỷ lệ lên lớp thẳng 95,6%.

- Công tác y tế: khu vực nghiên cứu có 1 trạm y tế. Công tác y tế luôn được duy trì thường xuyên, không có dịch bệnh trên địa bàn.

- Về điện, nước sạch: 100% người dân trong khu vực nghiên cứu được sử dụng điện. Nguồn nước sạch chủ yếu là nước giếng khơi, giếng khoan nhỏ nên đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho người dân.

Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu:

* Những yếu tố thuận lợi :

Mặc dù là xã nghèo, nằm ở vùng sâu vùng xa của huyện Phú Bình, tuy nhiên xã Tân Thành có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế và văn hóa xã hội như:

- Lực lượng lao động dồi dào, người lao động cần cù, chịu khó, ham học hỏi.

- Hệ thống đường giao thông nối từ trung tâm huyện đến xã ( nối từ quốc lộ 37 qua xã dài 8km và đường huyện liên xã có chiều dài 10km) đã được cứng hóa theo tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi, thuận tiện cho việc giao lưu văn hóa và phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ.

- Điều kiện khí hậu, đất đai trên địa bàn xã phù hợp với việc trồng cây nông, lâm, nghiệp như lúa, chè, keo tai tượng, thông... Từ đó phát triển các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn như chế biến gỗ, nhựa thông, than củi...

* Khó khăn

Bên cạnh những tiềm năng về phát triển kinh tế xã hội, xã Tân Thành còn gặp rất nhiều khó khăn:

- Mùa Đông nhiệt độ xuống thấp, có sương mù, sương muối xuất hiện nên đã ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi.

- Trình độ dân trí của người dân còn thấp, tỷ lệ đồng bào dân tộc cao. - Địa bàn rộng, các xóm cách xa trung tâm xã. Cơ sở hạ tầng thấp kém, hệ thống đường giao thông trong xã còn hạn chế, người dân gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa.

Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống của nhân dân địa phương.

Chƣơng 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là thành phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc, độ che phủ của 4 quần xã rừng trồng: rừng trồng Thông (Pinus

merkusiana) 25 tuổi (RTH 25 tuổi); rừng trồng Bạch đàn liễu (Eucalyptus

tomentosa) 10 tuổi (RBĐ 10 tuổi); rừng trồng Keo tai tượng (Acacia

mangium) 8 năm tuổi (RKE 8 tuổi); rừng trồng Keo tai tượng (Acacia

mangium) 5 tuổi (RKE 5 tuổi) và một số tính chất lý, hóa học của đất tại các

quần xã nói trên.

3.2. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu tại xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Về thành phần thực vật 3.3.1. Về thành phần thực vật

Xác định, mô tả thành phần loài, dạng sống, cấu trúc, độ che phủ của các quần xã chọn nghiên cứu.

3.3.2. Về môi trƣờng đất

Mô tả đặc điểm hình thái phẫu diện đất và phân tích một số chỉ tiêu lý học và hóa học cơ bản của đất dưới các thảm thực vật rừng nói trên.

Các nội dung nghiên cứu đề tài được tóm tắt bằng sơ đồ sau:

Hình 3.1: Sơ đồ khái quát nội dung nghiên cứu

Các quần xã rừng trồng Thảm thực vật Môi trường đất Thành phần loài Thành phần dạng sống Cấu trúc và độ che phủ của quần xã Đặc điểm hình thái phẫu diện đất Tính chất hóa học của đất Tính chất lý học của đất

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

3.4.1. Phƣơng pháp điều tra

Trong quá trình thu thập số liệu chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [47] và Hoàng Chung (2008) [12].

3.4.1.1. Phương pháp tuyến điều tra (TĐT)

Căn cứ vào địa hình cụ thể của khu vực nghiên cứu lập các tuyến điều tra. Tuyến điều tra có hướng vuông góc với đường đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Mỗi TĐT có bề rộng 4m. Khoảng cách giữa các TĐT là 50-100m tùy vào loại hình cụ thể của từng quần xã. Dọc TĐT bố trí các ô tiêu chuẩn và các ô dạng bản để thu thập số liệu.

3.4.1.2. Phương pháp ô tiêu chuẩn (OTC)

Tại mỗi quần xã rừng trồng, chúng tôi lập 6 OTC ở các vị trí: đỉnh đồi (2 OTC), sườn đồi (2 OTC) và chân đồi (2 OTC). Mỗi OTC có kích thước (20m x 20m). Trong OTC tiến hành điều tra về thành phần loài, dạng sống, cấu trúc và độ che phủ của thảm thực vật. Tổng số OTC là 6 x 4 = 24 ô.

Trong mỗi OTC lập 5 ô dạng bản (ODB), mỗi ô có diện tích 25m2 (5m x 5m) và được bố trí ở các góc, giao điểm của 2 đường chéo trong OTC. ODB được bố trí theo sơ đồ hình 2.1. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các OTC để thu thập số liệu bổ sung.

Hình 3.2: Sơ đồ bố trí ô dạng bản trong ô tiêu chuẩn

5m 20m

3.4.2. Phƣơng pháp thu mẫu

3.4.2.1. Thu mẫu thực vật

Trong các TĐT tiến hành thống kê và ghi chép tại chỗ tên các loài (Việt Nam hoặc Latinh), dạng sống, cấu trúc của các loài cây gỗ, cây bụi.

Nếu có loài chưa biết thì lấy mẫu (theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008 và Hoàng Chung, 2008) về để tra cứu.

Trong OTC, tiến hành thu thập mẫu trong các ô nhỏ (ODB), cách thu mẫu cũng giống như tuyến điều tra.

Để nghiên cứu cấu trúc tầng tán của thảm thảm thực vật, trong các OTC tiến hành đo chiều cao vút ngọn (Hvn) của các loài thực vật. Những cây cao 4m trở xuống được đo bằng thước sào có chia vạch đến 0,1m, đối với cây cao trên 4m được đo bằng thước Blume đo theo nguyên tắc lượng giác. Đánh giá độ che phủ bằng mắt là phần trăm diện tích đất được thảm thực vật che phủ.

3.4.2.2. Thu mẫu đất

Thời gian đào phẫu diện và thu mẫu đất được thực hiện trong 2 ngày 25 và 26 tháng 10 năm 2015. Trong thời điểm thu mẫu đất, thời tiết liên tục là những ngày nắng nóng kéo dài, nhiệt độ ngoài trời 27 – 32OC , độ ẩm không khí thấp (60%).

* Đào phẫu diện đất:

Mỗi quần xã rừng trồng đào một phẫu diện chính, vị trí đào phẫu diện phải đại diện cho loại đất, khu vực thảm thực vật được nghiên cứu. Kích thước phẫu diện đất dài 1,2m, rộng 0,8m, sâu 1,2m và mô tả hình thái phẫu diện theo phương pháp của Lê Văn Khoa và cộng sự (1998) [30].

* Lấy mẫu đất:

Mỗi quần xã rừng trồng, tiến hành đào 3 hố nhỏ có kích thước 50cm×50cm×50cm, phân bố đều ở 3 vị trí chân đồi, sườn đồi và đỉnh đồi. Ở mỗi hố lấy đất theo thứ tự từ dưới lên trên, theo 3 tầng có độ sâu là 0-10cm, 10-30cm, 30-50cm. Sau đó, lấy đất từng tầng trộn với nhau, mỗi tầng đất lấy 1kg để phân tích tính chất lý, hóa học cơ bản.

3.4.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu

3.4.3.1. Phân tích mẫu thực vật

Xác định tên khoa học, tên địa phương các loài cây theo các tài liệu của Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003) [5], Phạm Hoàng Hộ (1991-1993)[24], theo cuốn “Tên cây rừng Việt Nam” của Bộ NN&PTNT (2000) [7].

Xác định dạng sống các loài theo Raunkiaer (1934) [59] và Hoàng Chung (2008) [12].

1. Nhóm cây có chồi cao trên mặt đất : Phanerophytes (Ph) 2. Nhóm cây có chồi sát mặt đất : Chamactophytes (Ch) 3. Nhóm cây có chồi nửa ẩn: Hemicryptophytes He) 4. Nhóm cây có chồi ẩn : Criptophytes (Cr) 5. Nhóm cây sống một năm : Theophytes (Th) Lập phổ dạng sống chung hệ thực vật của khu vực nghiên cứu.

Thống kê các loài theo danh mục, sắp xếp theo thứ tự ABC theo tên Latinh.

3.4.3.2. Phân tích mẫu đất

- Mô tả phẫu diện đất: Mô tả sự thay đổi về đặc đểm hình thái và độ dày lớp đất trong từng phẫu diện ở mỗi kiểu thảm thực vật theo phương pháp của Lê Văn Khoa và cộng sự (1998) [30] và Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2010 [25]:

+ Phẫu diện đất là mặt cắt thẳng đứng từ trên mặt đất xuống tầng đất sâu gồm 3 tầng cơ bản: Tầng A là lớp đất trên cùng (tầng mặt, tầng canh tác); tầng B là tầng tích tụ các chất rửa trôi từ tầng A xuống; tầng C là tầng đá mẹ.

+ Mô tả màu sắc của đất dựa trên 3 nên màu chính đó là đen, đỏ và trắng. Sự phối hợp giữa 3 màu đen, đỏ và trắng cho ra nhiều màu đất khác nhau.

- Đánh giá mức độ xói mòn bề mặt dưới các quần xã rừng trồng theo phương pháp của Lê Văn Khoa và cộng sự (1998) [30]:

+ Xói mòn nhẹ: Bề mặt đất không có dấu vết, khả năng thấm nước lớn, không có triệu chứng di chuyển đất ra xa, mất lớp đất mặt dưới 25%.

+ Xói mòn trung bình: Rãnh có chiều rộng 30-100cm, sâu 15-30cm, lượng hạt thô ở tầng mặt dưới 20%. Mặt đất ở tầng mặt từ 25-75%.

- Xác định tính chất lý học của đất: độ ẩm, thành phần cơ giới đất. + Xác định độ ẩm (%) theo phương pháp sấy khô tuyệt đối trong tủ sấy. + Xác định tỷ lệ thành phần cơ giới đất theo phương pháp theo phương pháp pomet của Katrinski – Gluskop.

- Xác định tính chất hóa học của đất: hàm lượng mùn (%), hàm lượng đạm tổng số (%), hàm lượng lân tổng số (P2O5) và hàm lượng kali tổng số (K2O), xác định hàm lượng Ca2+

, Mg2+ trao đổi và xác định độ chua (pHKCl) + pHKCl: Xác định bằng máy đo pH mét.

+ Hàm lượng mùn (%): Xác định bằng phương pháp Tiurin.

+ Hàm lượng đạm tổng số (N%): Xác định theo phương pháp Kjeldahl. + Hàm lượng lân (P2O5) dễ tiêu: Xác định bằng phương pháp so màu quang điện.

+ Hàm lượng kali dễ tiêu (K2O): Xác định theo phương pháp hấp thụ nguyên tử.

+ Hàm lượng Ca2+

, Mg2+ trao đổi: Xác định bằng phương pháp Complexon.

- Quá trình phân tích tính chất lý, hóa học cơ bản của đất được thực hiện tại Viện Hóa học Việt Nam (Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

3.4.4 Phƣơng pháp điều tra trong nhân dân

Trực tiếp phỏng vấn người chủ rừng hoặc các cơ quan quản lý, cơ quan chuyên môn (UBND xã, chi cục kiểm lâm xã...) để nắm các thông tin về nguồn gốc các quần xã rừng trồng, thời gian trồng rừng, tên các loài thực vật (tên địa phương), những tác động của con người và động vật đến hệ thực vật rừng.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thành phần loài, dạng sống, cấu trúc quần xã rừng trồng 4.1.1. Thành phần loài thực vật trong các quần xã rừng trồng 4.1.1. Thành phần loài thực vật trong các quần xã rừng trồng

Trong 4 quần xã rừng trồng chọn nghiên cứu chúng tôi thống kê được 139 loài, 118 chi, 54 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch (Thông đất, Dương xỉ, Thông và ngành Mộc lan). Kết quả được trình bày ở phụ lục 1.

4.1.1.1. Rừng trồng Thông nhựa (25 tuổi) – RTH 25 tuổi

Rừng trồng Thông (25 tuổi) được trồng từ năm 1990 tại khu vực đập Hố Cùng có diện tích khoảng 4,5ha. Mật độ Thông trồng 1900 cây/ha, chiều cao trung bình của thông là 14m, đường kính trung bình là 20cm. Độ che phủ của Thông là 60%, của cây bụi, thảm tươi là 100%. Đồi có độ cao 20m so với mực nước biển, độ dốc 25O.

Ở địa điểm nghiên cứu này chúng tôi đã thống kê được 108 loài, 95 chi thuộc 52 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch.

Họ có số loài nhiều nhất là họ Hòa thảo (Poaceae) có 9 loài (chiếm 8,33% tổng số loài tại điểm này), đó là các loài Cỏ lá tre nhỏ (Centotheca

lappacea), Cỏ lá tre (Centotheca latifolia), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ

chân nhện (Digitaria radicosa), Hồng lô (Narenga porphyrocoma), Chè vè

(Miscanthus floridulus), Cỏ rác (Microstegium vagans), Cỏ ống máng

(Panicum bisulcatum), Lau ( Saccharum spontaneum), Chít (Thysanolaena

maima).

Họ có số loài nhiều thứ hai là họ Cà phê (Rubiacace) với 8 loài (chiếm 7,01% tổng số loài tại điểm nghiên cứu số 1) bao gồm các loài Găng gai

(Canthium horridum), Dạ cẩm (Hedyotis capitellata), Đơn đỏ (Ixora

balansae), Bướm bạc nhẵn (Musaenda glabra), Lấu núi (Psychotria

montana), Găng trương (Randia turgida), Hoắc quang không lông

Những họ có 5 loài (chiếm 4,63%) là họ Cúc (Asteraceae) với các loài Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cúc lông mật (Blumea martiniana), Cúc lá mác (Blumea sagittata), Đại bi lá lượn (Blumea sinuata), Cúc chỉ thiên

(Elephantopus scaber), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Sài đất (Wedelia

chinensis). Họ Thầu dầu với các loài Chòi mòi lá kèm (Antidesma fordii),

Thàu táu (Aprosa dioica), Thàu táu lá thuôn (Aporoa oblonga), Ba soi

(Macaranga denticulata), Ba bét trắng (Mallotus apelta). Họ Cam với các

loài Bưởi bung (Acronychia pedunclata), Ba chạc (Euodia lepta), Cơm rượu

(Glycosmis pentaphylla), Kim sương (Micromelum minutum), Xuyên tiêu

(Zanthoxylym nitidum).

Những họ có 4 loài (chiếm 3,70%) là họ Na (Annoaceae) với các loài Gié trung quốc (Desmos chinensis), Gié Nam bộ (Desmos cochinchinensis), Lãnh công màu hung (Fissistigma cupreonitens), Bù dẻ trườn (Uvaria

microcarpa). Họ Đậu (Fabaceae) với các loài Bánh nem (Bowringia

calicarpa), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Chàng ràng (Ormosia

pinnata), Sắn dây rừng (Pueraria montana). Họ Dâu tằm (Moraceae) với các

loài Vú bò lá xẻ (Ficus heterophylla), Vú bò (Ficus hirta), Sung đầu tiên

(Ficus sagittata), Vú bò đơn (Ficus simplicissima).

Họ Nho có 3 loài (chiếm 2,78%) là Dây chìa vôi (Cissus repens), Tứ thư tản phòng to (Tetrastima macrocorymbosum), Nho đất (Vitis

balansaeana).

Những họ có 2 loài (chiếm 1,86%) gồm có Họ bòng bong (Schizeaceae) với các loài Bòng bong leo (Lygodium scandens), Bòng bong

(Lygodium Flexuosum). Họ Ô rô (Acanthaceae) với các loài Ô rô núi

(Acanthus leucostachyus), Tinh hoa đẹp (Eranthemum pulchellum). Họ Trúc

đào (Apocynaceae) với các loài Trúc đào (Nerium oleander), Lài trâu ít hoa

(Tabernaemontana pauciflora). Họ Núc nác (Bigoniaceae) với các loài Đinh

(Elaeocarpaceae) với các loài Côm trung quốc (Elaeocapus chinensis), Côm tầng (Elaeocarpus griffithii). Họ Dẻ (Fagaceae) với các loài Kha thụ trung bộ

(Castanopsis annamensis), Dẻ (Lithocarpus ducampii). Họ Thành ngạnh

(Hypericaceae) với các loài Thành ngạnh nam (Cratoxylum cochinchinense), Thành ngạnh đẹp (Cratoxylum formosum). Họ Long não (Lauraceae) với các loài Bộp lông (Actinodaphne pilosa), Màng tang (Litsea cubeba). Họ Mua (Melastomataceae) với các loài Mua (Melastoma candidum), Mua bà

(Melastoma sanguineum). Họ Đơn nem (Myrsinaceae) với các loài Cơm

nguội bẹp (Ardisia depressa), Đơn lá nhọn (Meaesa acuminatissima). Họ Mao lương (Ranunculaceae) với các loài Ông lão ten (Clematis cadmia), Dây vằng trắng (Clematis granutala). Họ hoa Mõm sói (Scrophulariaceae) với các loài Bồ bồ (Adenosma indiana), Hông (Paulownia fortunei). Họ Ráy (Araceae) với các loài Nưa bắc bộ (Amorphophallus tonkinensis), Ráy leo trung quốc (Pothos chinensis). Họ Cói (Cyperaceae) với các loài Củ gấu

(Cyperus rotundus), Cói quăn đầu ruồi (Fimbristylis ovata). Họ Lan

(Orchidaceae) với các loài Lan chân rết (Pelatantheria rivessii), Sâm cuốn chiếu (Spiranthes sinensis). Họ Kim cang (Smilaceae) với các loài Kim cang

(Smilax corbularis), Kim cang lá mác (Smilax lanceifolia). Họ Gừng

(Zingiberaceae) với các loài Riềng bình nam (Alpiia pinnanensis), Nghệ hoa vàng (Curcuma stenochila).

Những họ có 1 loài (chiếm 0,93%) bao gồm họ Thông đất (Lycopodiaceae) với Thông đất (Lycopodiella cernua), họ Quyển bá (Selaginellaceae) với Quyển bá yếu (Selaginela delicatula), họ Nguyệt xỉ (Adiantaceae) với Ráng nguyệt xỉ tạo chồi (Adiantum soboliferum), họ Tổ điểu (Aspleniaceae) với Rau dớn (Cyclosorus parasiticus), họ Dương xỉ (Dryopteridacace) với Dương xỉ (Dryopteris filix-max), họ Guột (Gleicheniaceae) với Guột (Dicranopteris linearis), họ Thông (Pinaceae) với Thông nhựa (Pinus merkusiana), họ Dương đào (Actinidiaceae) với Nóng hoa

nhọn (Saurauia napaulensis), họ Thôi ba (Alangiaceae) với Thôi ba

(Alangium chinense), họ Rau dền (Amaranthaceae) với Mào gà đuôi lươn

(Celosia argentea), họ Nhân sâm (Araliaceae) với Đáng chân chim

(Schefflera heptaphylla), họ Vòi voi (Boraginacea) với Vòi voi

(Heliotropium indicum), họ Sổ (Dillenniaceae) với Dây chiều (Tetracera

scandens), họ Thụ đào (Icacinaceae) với Mộc thông (Iodes cirrhosa), họ Hoa

môi (Lamiaceae) với Hoắc hương núi (Agastache rugosa), họ Trinh nữ (Mimosaceae) với Mán đỉa (Archidendron clypearia), họ Chanh ốc (Pandaceae) với Chẩn (Microdesmis casearifolia), họ Rau răm (Polygonaceae) với Lá lồm (Polygonum chinensis), họ Hoa hồng (Rosaceae) với Ngấy trắng (Rubus cochinchinensis), họ Trôm (Sterculiaceae) với Trôm đài màng (Sterculia hymenocalyx), họ Chè (Theaceae) với Chơn trà trung bộ

(Eurya annamensis), họ Du (Ulmaceae) với Ngát (Gironniera subequalis), họ

Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) với Tử châu đỏ (Callicarpa rubella), họ Bạch huệ (Liliaceae) với Hương lâu (Dianella nemorosa), họ Bách bộ (Stemonaceae) với Bách bộ (Stemona tuberosa).

4.1.1.2. Rừng trồng bạch đàn liễu (10 tuổi) – RBĐ 10 tuổi

Rừng trồng Bạch đàn lá liễu được trồng từ năm 2005, tại thôn Đồng Bốn, có diện tích khoảng 3ha, mật độ Bạch đàn 1300 cây/ha, chiều cao trung bình của Bạch đàn là 15 - 16m, đường kính trung bình là 17cm. Độ che phủ của Bạch đàn là 40%, của cây bụi và thảm tươi là 95%. Đồi có độ cao so với mặt nước biển là 20m. Độ dốc 20O.

Taị địa điểm nghiên cứu này, chúng tôi đã thống kê được 79 loài, 74 chi thuộc 37 họ của 2 ngành thực vật bậc cao có mạch (ngành Dương xỉ và ngành Mộc lan).

Họ có số loài nhiều nhất là họ Hòa thảo (Poaceae) với 8 loài (chiếm 10,26%): Cỏ lá tre nhỏ (Centotheca lappacea), Cỏ lá tre (Centotheca

(Eragrostis pilosa), Cỏ rác (Microstegium vagans), Lau (Saccharum

spontaneum), Chít (Thysanolaena maima).

Hai họ có 6 loài (chiếm 7,69%) là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với các loài Đom đóm (Alchornea rugosa), Thàu táu (Aporosa dioica), Bồ cu vẽ

(Breynia fruticosa), Ba soi (Macaranga denticulata), Ba bét trắng (Mallotus

apelta), Sòi tía (Sapium discolor); họ Cà phê (Rubiaceae) với Găng gai

(Canthium horridum), Dạ cẩm (Hedyotis capitellata), Đơn đỏ (Ixora

balansae), Bướm bạc nhẵn (Musaenda glabra), Lấu núi (Psychotria

montana), Hoắc quang không lông (Wendlandia glabrata).

Có 8 họ có 3 loài là họ Đậu (Fabaceae) với Bánh nem (Bowringia

calicarpa), Thóc lép (Desmodium gangeticum), Sắn rây rừng (Pueraria

montana); họ Thành ngạnh (Hypericaeae) với Thành ngạnh nam (Cratoxylum

cochinchinense), Thành ngạnh đẹp (Cratoxylum formosum), Ban nhật

(Hypericum japonicum); họ Mua (Melastomataceae) với Mua (Melastoma

candidum), Mua bà (Melastoma sanguineum), Sầm sì (Memecylon edule); họ

Sim (Myrtaceae) với Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Bạch đàn liễu

(Eucalyptus exerta), Trâm (Syzygiumcinereum); họ Cam (Rutaceae) với Bưởi

bung (Acronychia pedunculata), Ba chạc (Euodia lepta), Xuyên tiêu

(Zanthoxylym nitidum); họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) với Tử châu đỏ

(Callicarpa rubella), Bọ mẩy (Clerodendrum cyrtophyllum), Ngũ sắc

(Lantana camara); họ Cói (Cyperaceae) với Củ gấu (Cyperus rotundus), Cói

bạc đầu lá ngắn (Kyllinga brevifolia), Cỏ ba cạnh (Scleria tonkinensis); họ Long não (Lauraceae) với Bộp lông (Actinodaphne pilosa), Màng tang (Litsea

cubeba), Kháo vàng (Machilus bonni).

Địa điểm nghiên cứu thứ hai có 5 họ có 2 loài là các họ: họ Bòng bong (Schizeaceae) với Bòng bong leo (Lygodium scandens), Bòng bong

(Lygodium flexuosum); họ Na (Annonaceae) với Gié trung quốc (Desmos

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số tính chất cơ bản của đất dưới các quần xã rừng trồng ở xã tân thành huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)