Nhiệt độ trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số tính chất cơ bản của đất dưới các quần xã rừng trồng ở xã tân thành huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 34)

2.1.3.2. Chế độ mưa ẩm

Thái Nguyên có lượng mưa khá lớn với tổng lượng mưa cả năm 2015 là 1971,4mm nhưng phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm, thường tập trung vào từ tháng 5 đến tháng 9. Trong năm lượng mưa cao nhất vào tháng 9 với lượng mưa là 396,6mm và lượng mưa thấp nhất là vào tháng 2 với 25,4mm. 0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệ t độ t rung bình t há ng Tháng Nhiệt độ

Hình 2.2: Lƣợng mƣa trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2015

Do lượng mưa lớn nên độ ẩm không khí tương đối cao và khá ổn định, với độ ẩm trung bình năm là 81,5%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 với 90% và tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 10 với 78%.

Hình 2.3: Độ ẩm trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2015.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 L ượng mưa trung bình tháng Tháng Lượng mưa 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Độ ẩ m t rung bình t há ng Tháng Độ ẩm

2.1.4. Đất đai

Phú Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 25.171 ha thì có đến 20.751ha là diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp, 4.343ha đất phi nông nghiệp chiếm 17,25% so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phú Bình, trong diện tích đất phi nông nghiệp chủ yếu là đất chuyên dùng chiếm 13,1 % so với tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Phú Bình. Diện tích đất chưa sử dụng là 77ha chiếm 0,31 % so với tổng diện tích đất tự nhiên.

Tài nguyên đất đai của Phú Bình có nhiều chủng loại nhưng phân bố không tập trung. Nhìn chung đất đai Phú Bình được đánh giá là có chất lượng xấu, nghèo dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ ẩm kém, độ mùn tổng số thấp từ 0,5% lên 0,7%, độ pH cao từ 4 -5. Với tài nguyên đất đai như vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao nhưng lại thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế khi cần quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, do chi phí đền bù đất thấp hơn nhiều so với các vùng đồng bằng trù phú. Trong diện tích đất lâm nghiệp của huyện hiện không còn rừng tự nhiên. Nhìn chung, diện tích đất đai nông nghiệp, lâm nghiệp của huyện trong thời gian qua tuy có giảm nhưng không biến động lớn. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp cũng không thay đổi nhiều.

Khu vực nghiên cứu là xã Tân Thành, có tổng diện tích đất tự nhiên là 2856,06 ha, trong đó đất lâm nghiệp là 1738,54 ha (chiếm 60,87%). Xã Tân Thành chỉ có rừng sản xuất, với 100% diện tích là rừng trồng: Thông, Keo, Bạch đàn (hiện còn rất ít). Hiện trạng sử dụng đất ở KVNC được trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Tân Thành năm 2014

STT Danh mục đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 2856,06 100

1. Đất nông nghiệp 2639,31 92,41

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 863,56 30,23

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 570,79 19,98

1.1.1.1 Đất trồng lúa 344,06 12,05

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 226,74 7,94

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 292,77 10,25

1.2 Đất lâm nghiệp 1738,51 60,87 1.2.1 Đất rừng sản xuất 1738,51 60,87 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 0 0 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 0 0 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 16,16 0,56 1.4 Đất nông nghiệp khác 21,08 0,74

2. Đất phi nông nghiệp 216,74 7,59

2.1 Đất ở 42,27 1,48

2.2 Đất chuyên dùng 94,89 3,32

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,77 0,06

2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa 1,88 0,06

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên

dùng 75,92 2,67

3. Đất chƣa sử dụng 0 0

2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 2.2.1. Dân tộc, dân số 2.2.1. Dân tộc, dân số

Theo số liệu thống kê năm 2014 dân số huyện Phú Bình là 142.497 người, với 36.691 hộ cư trú, gồm 9 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống, người Kinh chiếm đa số. Toàn huyện có 3.081 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung ở các xã Tân Hòa, Tân Thành, Bàn Đạt, Tân Kim, Tân Khánh, với tổng số 12.500 nhân khẩu, chiếm 8,5% dân số toàn huyện (trong đó, dân tộc Nùng 4,06%, Sán Dìu 2,53%, Tày 1,8%, Dao 0,13%, Hoa 0,1%, các dân tộc khác: Sán Chay, Mường, Thái, Mông 0,18%). (Nguồn: Niên giám thống kê huyện

Phú Bình năm 2014 [19]).

Địa điểm nghiên cứu thuộc xã Tân Thành thuộc huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã 2856,06ha, với dân số 5905 người với 1464 hộ dân. Có 7 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Dìu, Hoa cùng sinh sống trong 12 xóm.

2.2.2. Đặc điểm kinh tế

Phú Bình là địa phương có bề dày lịch sử, văn hóa và truyền thống cách mạng, là một trong những an toàn khu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Huyện Phú Bình đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đồng bào các dân tộc trong huyện luôn có tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau trong lao động sản xuất, cũng như trong đời sống, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, của đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng ngày càng được cải thiện, điều kiện về cơ sở hạ tầng, văn hóa, y tế, giáo dục… được nâng cao, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm.

Trong thời gian gần đây, xã Tân Thành đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Tân Thành vẫn còn là một trong những xã khó khăn của huyện Phú Bình.

- Về trồng trọt, sản xuất lúa và rau màu đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân. Sản lượng lương thực có hạt năm 2015 đạt 3061,4 tấn. Tổng diện tích cây rau xanh, cây màu nông sản hàng năm là 517ha (năm 2014). Chăm sóc và thu hoạch tốt diện tích chè 32,6ha. Công tác khai thác quản lý, chăm sóc, bảo vệ rừng luôn luôn được thực hiện tốt theo quy định, không có cháy rừng xảy ra. Trồng mới rừng được 191ha.

- Về chăn nuôi, chủ yếu là phát triển theo quy mô hộ gia đình. Các đối tượng chăn nuôi chính là trâu, bò và gia cầm. Một số hộ gia đình đầu tư vào chăn nuôi gà theo hình thức trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2.2.3. Đặc điểm xã hội

- Về giao thông, giao thông liên thôn chủ yếu là đường đất, đi lại gặp nhiều khó khăn. Năm 2015 xã Tân Thành đã và đang hoàn thiện 5 tuyến đường bê tông nông thôn giữa các xóm.

- Về văn hóa, giáo dục, y tế: Tổng kết năm học 2014 -2015, giáo dục đạt kết quả như sau:

+ Trường Mầm non: đạt trường tiên tiến, số trẻ mẫu giáo 5 tuổi lên lớp 1 đạt 100%.

+ Trường Tiểu học: có 1 trường, đạt trường xuất sắc, duy trì sĩ số 100%, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học 97,3%.

+ Trường THCS: đạt trường tiên tiến, duy trì sĩ số 99%, tỷ lệ lên lớp thẳng 95,6%.

- Công tác y tế: khu vực nghiên cứu có 1 trạm y tế. Công tác y tế luôn được duy trì thường xuyên, không có dịch bệnh trên địa bàn.

- Về điện, nước sạch: 100% người dân trong khu vực nghiên cứu được sử dụng điện. Nguồn nước sạch chủ yếu là nước giếng khơi, giếng khoan nhỏ nên đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho người dân.

Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu:

* Những yếu tố thuận lợi :

Mặc dù là xã nghèo, nằm ở vùng sâu vùng xa của huyện Phú Bình, tuy nhiên xã Tân Thành có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế và văn hóa xã hội như:

- Lực lượng lao động dồi dào, người lao động cần cù, chịu khó, ham học hỏi.

- Hệ thống đường giao thông nối từ trung tâm huyện đến xã ( nối từ quốc lộ 37 qua xã dài 8km và đường huyện liên xã có chiều dài 10km) đã được cứng hóa theo tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi, thuận tiện cho việc giao lưu văn hóa và phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ.

- Điều kiện khí hậu, đất đai trên địa bàn xã phù hợp với việc trồng cây nông, lâm, nghiệp như lúa, chè, keo tai tượng, thông... Từ đó phát triển các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn như chế biến gỗ, nhựa thông, than củi...

* Khó khăn

Bên cạnh những tiềm năng về phát triển kinh tế xã hội, xã Tân Thành còn gặp rất nhiều khó khăn:

- Mùa Đông nhiệt độ xuống thấp, có sương mù, sương muối xuất hiện nên đã ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi.

- Trình độ dân trí của người dân còn thấp, tỷ lệ đồng bào dân tộc cao. - Địa bàn rộng, các xóm cách xa trung tâm xã. Cơ sở hạ tầng thấp kém, hệ thống đường giao thông trong xã còn hạn chế, người dân gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa.

Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống của nhân dân địa phương.

Chƣơng 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là thành phần loài, thành phần dạng sống, cấu trúc, độ che phủ của 4 quần xã rừng trồng: rừng trồng Thông (Pinus

merkusiana) 25 tuổi (RTH 25 tuổi); rừng trồng Bạch đàn liễu (Eucalyptus

tomentosa) 10 tuổi (RBĐ 10 tuổi); rừng trồng Keo tai tượng (Acacia

mangium) 8 năm tuổi (RKE 8 tuổi); rừng trồng Keo tai tượng (Acacia

mangium) 5 tuổi (RKE 5 tuổi) và một số tính chất lý, hóa học của đất tại các

quần xã nói trên.

3.2. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu tại xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Về thành phần thực vật 3.3.1. Về thành phần thực vật

Xác định, mô tả thành phần loài, dạng sống, cấu trúc, độ che phủ của các quần xã chọn nghiên cứu.

3.3.2. Về môi trƣờng đất

Mô tả đặc điểm hình thái phẫu diện đất và phân tích một số chỉ tiêu lý học và hóa học cơ bản của đất dưới các thảm thực vật rừng nói trên.

Các nội dung nghiên cứu đề tài được tóm tắt bằng sơ đồ sau:

Hình 3.1: Sơ đồ khái quát nội dung nghiên cứu

Các quần xã rừng trồng Thảm thực vật Môi trường đất Thành phần loài Thành phần dạng sống Cấu trúc và độ che phủ của quần xã Đặc điểm hình thái phẫu diện đất Tính chất hóa học của đất Tính chất lý học của đất

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

3.4.1. Phƣơng pháp điều tra

Trong quá trình thu thập số liệu chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [47] và Hoàng Chung (2008) [12].

3.4.1.1. Phương pháp tuyến điều tra (TĐT)

Căn cứ vào địa hình cụ thể của khu vực nghiên cứu lập các tuyến điều tra. Tuyến điều tra có hướng vuông góc với đường đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Mỗi TĐT có bề rộng 4m. Khoảng cách giữa các TĐT là 50-100m tùy vào loại hình cụ thể của từng quần xã. Dọc TĐT bố trí các ô tiêu chuẩn và các ô dạng bản để thu thập số liệu.

3.4.1.2. Phương pháp ô tiêu chuẩn (OTC)

Tại mỗi quần xã rừng trồng, chúng tôi lập 6 OTC ở các vị trí: đỉnh đồi (2 OTC), sườn đồi (2 OTC) và chân đồi (2 OTC). Mỗi OTC có kích thước (20m x 20m). Trong OTC tiến hành điều tra về thành phần loài, dạng sống, cấu trúc và độ che phủ của thảm thực vật. Tổng số OTC là 6 x 4 = 24 ô.

Trong mỗi OTC lập 5 ô dạng bản (ODB), mỗi ô có diện tích 25m2 (5m x 5m) và được bố trí ở các góc, giao điểm của 2 đường chéo trong OTC. ODB được bố trí theo sơ đồ hình 2.1. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các OTC để thu thập số liệu bổ sung.

Hình 3.2: Sơ đồ bố trí ô dạng bản trong ô tiêu chuẩn

5m 20m

3.4.2. Phƣơng pháp thu mẫu

3.4.2.1. Thu mẫu thực vật

Trong các TĐT tiến hành thống kê và ghi chép tại chỗ tên các loài (Việt Nam hoặc Latinh), dạng sống, cấu trúc của các loài cây gỗ, cây bụi.

Nếu có loài chưa biết thì lấy mẫu (theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008 và Hoàng Chung, 2008) về để tra cứu.

Trong OTC, tiến hành thu thập mẫu trong các ô nhỏ (ODB), cách thu mẫu cũng giống như tuyến điều tra.

Để nghiên cứu cấu trúc tầng tán của thảm thảm thực vật, trong các OTC tiến hành đo chiều cao vút ngọn (Hvn) của các loài thực vật. Những cây cao 4m trở xuống được đo bằng thước sào có chia vạch đến 0,1m, đối với cây cao trên 4m được đo bằng thước Blume đo theo nguyên tắc lượng giác. Đánh giá độ che phủ bằng mắt là phần trăm diện tích đất được thảm thực vật che phủ.

3.4.2.2. Thu mẫu đất

Thời gian đào phẫu diện và thu mẫu đất được thực hiện trong 2 ngày 25 và 26 tháng 10 năm 2015. Trong thời điểm thu mẫu đất, thời tiết liên tục là những ngày nắng nóng kéo dài, nhiệt độ ngoài trời 27 – 32OC , độ ẩm không khí thấp (60%).

* Đào phẫu diện đất:

Mỗi quần xã rừng trồng đào một phẫu diện chính, vị trí đào phẫu diện phải đại diện cho loại đất, khu vực thảm thực vật được nghiên cứu. Kích thước phẫu diện đất dài 1,2m, rộng 0,8m, sâu 1,2m và mô tả hình thái phẫu diện theo phương pháp của Lê Văn Khoa và cộng sự (1998) [30].

* Lấy mẫu đất:

Mỗi quần xã rừng trồng, tiến hành đào 3 hố nhỏ có kích thước 50cm×50cm×50cm, phân bố đều ở 3 vị trí chân đồi, sườn đồi và đỉnh đồi. Ở mỗi hố lấy đất theo thứ tự từ dưới lên trên, theo 3 tầng có độ sâu là 0-10cm, 10-30cm, 30-50cm. Sau đó, lấy đất từng tầng trộn với nhau, mỗi tầng đất lấy 1kg để phân tích tính chất lý, hóa học cơ bản.

3.4.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu

3.4.3.1. Phân tích mẫu thực vật

Xác định tên khoa học, tên địa phương các loài cây theo các tài liệu của Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2003) [5], Phạm Hoàng Hộ (1991-1993)[24], theo cuốn “Tên cây rừng Việt Nam” của Bộ NN&PTNT (2000) [7].

Xác định dạng sống các loài theo Raunkiaer (1934) [59] và Hoàng Chung (2008) [12].

1. Nhóm cây có chồi cao trên mặt đất : Phanerophytes (Ph) 2. Nhóm cây có chồi sát mặt đất : Chamactophytes (Ch) 3. Nhóm cây có chồi nửa ẩn: Hemicryptophytes He) 4. Nhóm cây có chồi ẩn : Criptophytes (Cr) 5. Nhóm cây sống một năm : Theophytes (Th) Lập phổ dạng sống chung hệ thực vật của khu vực nghiên cứu.

Thống kê các loài theo danh mục, sắp xếp theo thứ tự ABC theo tên Latinh.

3.4.3.2. Phân tích mẫu đất

- Mô tả phẫu diện đất: Mô tả sự thay đổi về đặc đểm hình thái và độ dày lớp đất trong từng phẫu diện ở mỗi kiểu thảm thực vật theo phương pháp của Lê Văn Khoa và cộng sự (1998) [30] và Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2010 [25]:

+ Phẫu diện đất là mặt cắt thẳng đứng từ trên mặt đất xuống tầng đất sâu gồm 3 tầng cơ bản: Tầng A là lớp đất trên cùng (tầng mặt, tầng canh tác); tầng B là tầng tích tụ các chất rửa trôi từ tầng A xuống; tầng C là tầng đá mẹ.

+ Mô tả màu sắc của đất dựa trên 3 nên màu chính đó là đen, đỏ và trắng. Sự phối hợp giữa 3 màu đen, đỏ và trắng cho ra nhiều màu đất khác nhau.

- Đánh giá mức độ xói mòn bề mặt dưới các quần xã rừng trồng theo phương pháp của Lê Văn Khoa và cộng sự (1998) [30]:

+ Xói mòn nhẹ: Bề mặt đất không có dấu vết, khả năng thấm nước lớn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số tính chất cơ bản của đất dưới các quần xã rừng trồng ở xã tân thành huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 34)