Sơ đồ khái quát nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số tính chất cơ bản của đất dưới các quần xã rừng trồng ở xã tân thành huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 41 - 42)

Các quần xã rừng trồng Thảm thực vật Môi trường đất Thành phần loài Thành phần dạng sống Cấu trúc và độ che phủ của quần xã Đặc điểm hình thái phẫu diện đất Tính chất hóa học của đất Tính chất lý học của đất

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

3.4.1. Phƣơng pháp điều tra

Trong quá trình thu thập số liệu chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến và ô tiêu chuẩn của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [47] và Hoàng Chung (2008) [12].

3.4.1.1. Phương pháp tuyến điều tra (TĐT)

Căn cứ vào địa hình cụ thể của khu vực nghiên cứu lập các tuyến điều tra. Tuyến điều tra có hướng vuông góc với đường đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Mỗi TĐT có bề rộng 4m. Khoảng cách giữa các TĐT là 50-100m tùy vào loại hình cụ thể của từng quần xã. Dọc TĐT bố trí các ô tiêu chuẩn và các ô dạng bản để thu thập số liệu.

3.4.1.2. Phương pháp ô tiêu chuẩn (OTC)

Tại mỗi quần xã rừng trồng, chúng tôi lập 6 OTC ở các vị trí: đỉnh đồi (2 OTC), sườn đồi (2 OTC) và chân đồi (2 OTC). Mỗi OTC có kích thước (20m x 20m). Trong OTC tiến hành điều tra về thành phần loài, dạng sống, cấu trúc và độ che phủ của thảm thực vật. Tổng số OTC là 6 x 4 = 24 ô.

Trong mỗi OTC lập 5 ô dạng bản (ODB), mỗi ô có diện tích 25m2 (5m x 5m) và được bố trí ở các góc, giao điểm của 2 đường chéo trong OTC. ODB được bố trí theo sơ đồ hình 2.1. Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các OTC để thu thập số liệu bổ sung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số tính chất cơ bản của đất dưới các quần xã rừng trồng ở xã tân thành huyện phú bình, tỉnh thái nguyên​ (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)