2.1.2.1. Nguồn thu ngân sách
Nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ % phân chia nguồn cho ngân sách xã trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phƣơng đƣợc quy định tại Quyết định số 68/2006/QĐ-UBND ngày 25/12/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (thực hiện theo Nghị quyết số 48/2006/NQ-HĐND ngày 15/12/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khoá XV, kỳ họp thứ 9); trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phƣơng năm 2011-2015 đƣợc quy định tại Quyết định số 29/2010/QĐ-UBND ngày 29/12/2010 của
Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (thực hiện theo Nghị quyết số 136/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh khoá XV, kỳ họp thứ XIX).
Nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách các xã đƣợc phân cấp cơ bản ổn định trong 2 thời kỳ ổn định ngân sách địa phƣơng 2007 - 2010 và 2011 - 2015, cụ thể nhƣ sau:
*Nguồn thu ngân sách xã và tỷ lệ % phân chia nguồn thu cho ngân sách xã
Thu ngân sách xã bao gồm các khoản thu ngân sách xã hƣởng 100% và các khoản thu ngân sách nhà nƣớc phân chia cho ngân sách xã theo tỷ lệ %, cụ thể:
- Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%, gồm:
+ Các khoản phí, lệ phí thu từ các hoạt động do cấp xã quản lý, tổ chức thu.
+ Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác.
+ Thu từ hoạt động sự nghiệp nộp ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật. + Tiền đền bù thiệt hại đất, tài sản trên đất do cấp xã quản lý.
+ Thu xử phạt hành chính trong các lĩnh vực do cấp xã quản lý.
+ Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nƣớc ngoài trực tiếp cho xã theo quy định của pháp luật.
+ Các khoản đóng góp của các tổ chức cá nhân, gồm các khoản thu đóng góp theo quy định của pháp luật, thu đóng góp tự nguyện cho ngân sách xã do Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định đƣa vào ngân sách quản lý.
+ Thu chuyển nguồn từ năm trƣớc chuyển sang. + Thu kết dƣ ngân sách năm trƣớc.
+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
+ Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu phân chia cho ngân sách xã hưởng theo tỷ lệ %: bao gồm các nội dung thu đƣợc nêu thể trong Bảng 2.3.
2.1.2.2. Nhiệm vụ chi ngân sách xã
- Chi đầu tư phát triển, bao gồm:
+ Chi xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do xã quản lý. Đối với các phƣờng, nhiệm vụ chi này do thành phố và thị xã đảm bảo.
+ Chi đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật, do Hội đồng nhân dân cấp xã quyết định đƣa vào ngân sách xã quản lý.
+ Các khoản chi đầu tƣ phát triển khác theo quy định của pháp luật.
- Chi thường xuyên, bao gồm:
+ Chi cho hoạt động của các cơ quan Nhà nƣớc cấp xã.
+ Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở xã.
+ Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội ở xã (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam).
+ Đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ và các đối tƣợng khác theo chế độ quy định.
+ Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội, gồm chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp thuộc huy động dân quân tự vệ và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật; chi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật; chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã; các khoản chi khác theo chế độ quy định.
+ Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hoá thông tin, thể dục, thể thao do xã quản lý, gồm: trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định (riêng khoản trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc một lần
cho cán bộ xã nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi); chi hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh do xã quản lý.
+ Chi sự nghiệp giáo dục, gồm chi hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp mẫu giáo kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do cấp xã quản lý.
+ Chi sự nghiệp y tế:
Thời kỳ ổn định NSĐP 2008 - 2010: Chi hoạt động cho công tác khám, chữa bệnh của Trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn.
Thời kỳ ổn định NSĐP 2011 - 2015: Chi hỗ trợ hoạt động y tế xã (nhiệm vụ chi hoạt động cho công tác khám, chữa bệnh của Trạm y tế cấp xã phân cấp về ngân sách cấp tỉnh đảm bảo thông qua Sở Y tế).
+ Chi sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình kết cấu hạ tầng do xã quản lý nhƣ trƣờng học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hoá, thƣ viện, đài tƣởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu đƣờng giao thông, công trình cấp thoát nƣớc công cộng.
+ Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế nhƣ khuyến nông, khuyến ngƣ, khuyến lâm, khuyến công theo chế độ quy định.
+ Chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lƣơng. + Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ % phân chia nguồn thu ngân sách nhà nƣớc cho ngân sách xã trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phƣơng 2008-2010 và 2011-2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã đảm bảo nguyên tắc phù hợp với việc phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của Nhà nƣớc; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc của cấp xã; phù hợp quy định của Luật ngân sách nhà nƣớc.
Tỷ lệ % phân chia các nguồn thu giữa ngân sách cấp xã với ngân sách cấp trên đảm bảo tính cân đối của ngân sách cấp xã và tạo sự chủ động trong điều hành ngân sách của ngân sách cấp xã.
Tuy nhiên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách ở địa phƣơng mang tính quy định chung, không cụ thể, nên việc áp dụng tại các địa phƣơng sẽ có sự khác nhau, rất khó kiểm tra, kiểm soát. Đồng thời, nội dung các khoản thu thì đƣợc phân cấp ổn định, nhƣng việc phân cấp quản lý các đối tƣợng thu cụ thể chƣa ổn định, còn có sự điều chuyển quyền quản lý giữa cấp tỉnh và cấp huyện trong thời kỳ ổn định ngân sách (việc phân cấp đối tƣợng thu thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục thuế tỉnh), ảnh hƣởng đến việc phân chia nguồn thu cho ngân sách các cấp (trong đó có ngân sách xã).
2.2. Tình hình quản lý ngân sách cấp xã ở Hà Tĩnh
Cơ chế quản lý ngân sách cấp xã đƣợc thể hiện thông qua một số Luật và chính sách hiện hành có liên quan đến công tác quản lý ngân sách cấp xã tại địa phƣơng, thông qua các công cụ quản lý thể hiện qua công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra.
Trong thời gian qua công tác quản lý ngân sách cấp xã tại tỉnh Hà Tĩnh đƣợc triển khai từ nhiều Luật nhƣ: Luật Ngân sách Nhà nƣớc, Luật Tổ chức HĐND và UBND, Luật Thuế GTGT, Luật Thuế TNDN, Luật Kế toán; trong đó chủ đạo là Luật Ngân sách Nhà nƣớc và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật Ngân sách Nhà nƣớc.
Về các chính sách áp dụng trong quản lý ngân sách cấp xã tại tỉnh Hà Tĩnh bao gồm các chính sách tài chính thể hiện qua chế độ kế toán ngân sách và tài chính xã theo Quyết định số 94/2005/QĐ-BTC ngày 12/12/2005 của Bộ Tài chính; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ; các chính sách đặc thù của trung ƣơng và địa phƣơng áp dụng cho cấp chính quyền cơ sở; cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân
sách cấp xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu theo Nghị quyết của HĐND tỉnh; định mức phân bổ dự toán chi ngân sách cấp xã theo Nghị quyết của HĐND tỉnh.
Trong thời gian qua công tác kiểm tra của UBND cấp huyện, cơ quan tài chính cấp trên mà trực tiếp là Phòng TCKH cấp huyện thƣờng đƣợc tiến hành thƣờng xuyên để hƣớng dẫn công tác quản lý ngân sách cấp xã, nắm bắt tình hình chấp hành ngân sách để cùng chính quyền địa phƣơng tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc kịp thời. HĐND cấp xã ngoài việc quyết định dự toán và biện pháp thực hiện dự toán hàng năm, còn thực hiện giám sát quá trình thực hiện thu, chi tại xã đảm bảo theo dự toán đƣợc giao. Thanh tra tài chính đƣợc thực hiện theo chuyên đề nhƣ thanh tra quá trình quản lý thu, chi nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm từng bƣớc hoàn thiện công tác này tại xã. Trong đó:
2.2.1. Bộ máy quản lý ngân sách
Trình độ của bộ máy quản lý cấp xã có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền nhà nƣớc cấp xã, đến việc triển khai các chủ trƣơng, chính sách của cấp trên. Tuy nhiên, trình độ của cán bộ, công chức xã hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, không đồng đều, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi cần phải có sự kiện toàn bộ máy của xã, đặc biệt là khi thực hiện Nghị định số 92/NĐ-CP của Chính Phủ và Nghị định số 29/ NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 92/NĐ-CP nhằm tăng cƣờng quản lý ngân sách xã ngay tại địa phƣơng.
Theo Nghị định số 92/NĐ-CP của Chính Phủ thì số lƣợng cán bộ, công chức cấp xã đƣợc bố trí theo loại đơn vị hành chính cấp xã; cụ thể nhƣ sau: Cấp xã loại 1: không quá 25 ngƣời; Cấp xã loại 2: không quá 23 ngƣời; Cấp xã loại 3: không quá 21 ngƣời với các căn cứ từ dân số, diện tích và các yếu tố đặc thù. Trong đó, quy định rõ 8 vị trí chức vụ và 7 chức danh công chức cấp xã, trong đó có bộ phận Tài chính – Kế toán (Sơ đồ 2.1). Tuy vậy, việc quản lý ngân sách cấp xã không chỉ bộ phận Tài chính – Kế toán đảm nhận mà tất cả 7 bộ phận chuyên môn chuyên trách cấp xã đều tham gia trực tiếp vào việc xây dựng dự toán thu, chi đối với bộ phận của mình.
Sơ đồ 2.1. Bộ máy hành chính cấp xã
Trong đó, việc lập dự toán ngân sách cấp xã đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp trên, Ủy ban nhân dân cấp xã lập dự toán ngân sách năm sau (các biểu mẫu theo phụ lục số 1 đến phụ lục số 5 kèm theo Thông tƣ số 60/2003/TT- BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính) trình Hội đồng nhân dân xã quyết định.
Lập dự toán ngân sách cấp xã đƣợc xác định bởi các căn cứ: Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội của Xã; Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nƣớc, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu do Hội đồng nhân dân xã quy định; Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do Chính phủ, Thủ tƣờng Chính phủ, Bộ Tài chính và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định; Số kiểm tra về dự toán ngân sách do Ủy ban nhân dân huyện thông báo; Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm hiện hành và các năm trƣớc.
Trình tự lập dự toán ngân sách xã đƣợc thực hiện theo các bƣớc nhƣ sau: Ban Tài chính xã phối hợp các cơ quan thuế hoặc đội thu thuế xã (nếu có) tính toán các khoản thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn (trong phạm vi phân cấp cho xã quản lý);
Chủ tịch UBND xã Phó Chủ tịch 1 Phó Chủ tịch 2 (nếu có) CHT quân sự Vp – Thống kê Tƣ pháp – Hộ tịch Công an xã Địa chính – Nông
các ban, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân xã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi lập dự toán chi của đơn vị, tổ chức mình; Ban tài chính xã lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách xã trình Ủy ban nhân dân xã báo cáo Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã để xem xét gửi Ủy ban nhân dân huyện và Phòng Tài chính huyện (Sơ đồ 2.2).
Sơ đồ 2.2. Trình tự lập dự toán và quản lý ngân sách cấp xã
Về cơ bản, việc quản lý ngân sách cấp xã đƣợc thực hiện đúng quy trình theo quy định, đƣợc bố trí bộ máy đủ về số lƣợng con ngƣời. Tuy vậy, một thực tế là hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có 262 đơn vị hành chính cấp xã, phƣờng, thị trấn nhƣng đội ngũ công chức nói chung, trong đó có bộ phận Tài chính – kế toán (kế toán
Ban Tài chính xã Các cơ quan thuế (hoặc đội thuế nếu có)
Lập dự toán thu ngân sách
Các ban, tổ chức thuộc UBND xã lập dự toán chi của đơn vị, tổ chức mình
Ban Tài chính xã lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách xã trình UBND xã
UBND xã báo cáo Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã
HĐND xã gửi UBND huyện, Phòng Tài chính huyện phê duyệt
UBND xã phân bổ chi tiết dự toán chi ngân sách xã, quản lý ngân sách.
Chủ tịch UBND xã là chủ tài khoản thu, chi ngân sách xã (quyết định chi) Kiểm tra, giám sát việc chi ngân sách Kiểm tra, hƣớng dẫn quản lý ngân sách
xã) trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế, tính đến thời điểm hiện tại (2014), tỉnh Hà Tĩnh chỉ mới có khoảng 35% công chức xã có trình độ đại học, cao đẳng, 50 - 55 % còn lại là trung cấp, sơ cấp, 10 – 15% chƣa qua các lớp đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cụ thể nào. Chính vì thế, công tác quản lý ngân sách xã gặp không ít khó khăn xuất phát từ yếu tố con ngƣời.