Thực hiện đánh giá công việc đối với cán bộ nhân viên một cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực của đài phát thanh – truyền hình tỉnh hà giang (Trang 97 - 100)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2020, tầm nhìn 2030

4.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực của Đài Phát thanh

4.3.5. Thực hiện đánh giá công việc đối với cán bộ nhân viên một cách

công bằng và chính xác

Việc đánh giá kết quả làm việc, hay đánh giá thực hiện công việc, của đội ngũ CBNV cần phải căn cứ vào tiêu chuẩn để có sự công bằng và chính xác. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá nhân viên, Đài cần hoàn thiện hệ thông tiêu chuẩn, cách thức đo lƣờng và sự kết nối giữa ngƣời đánh giá (ngƣời quản lý) và ngƣời đƣợc đánh giá (ngƣời bị quản lý). Cụ thể:

Thứ nhất, Đài cần xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc một cách cụ thể và sát thực.

Ngƣời đánh giá sử dụng các phƣơng pháp để tiến hành đo lƣờng thực hiện công việc của ngƣời lao động thông qua việc so sánh thực tế thực hiện công việc với các tiêu chuẩn. Do đó, để đánh giá tốt thì ta phải có đƣợc một hệ thống các tiêu chuẩn thể hiện yêu cầu của các công việc. Các tiêu chuẩn phải thỏa mãn yêu cầu:

Tiêu chuẩn đƣa ra phải phản ánh đƣợc nội dung các công việc mà ngƣời lao động cần làm và mức độ phải đạt đƣợc. Một khi có tiêu chuẩn rõ ràng, dễ hiểu thì việc đánh giá CBNV sẽ chính xác hơn, và cũng trành đƣợc những sự đánh giá mang tính chủ quan, duy ý chí. Điều này là vô cùng quan trọng, vì nếu trong đánh giá không đảm bảo đƣợc sự công bằng, minh bạch thì chắc chắn sẽ làm thui chột động lực phấn đầu của mỗi thành viên trong đơn vị.

Thêm nữa, các tiêu chuẩn đƣa ra phải đảm bảo hợp lý các mức độ yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng của thực hiện công việc, phù hợp với đặc điểm của từng công việc

Đài cũng cần chú ý, rằng việc xây dựng các tiêu chuẩn thực hiện công việc có thể đƣợc chỉ đạo tập trung hay thảo luận dân chủ.

Thứ hai, việc đo lƣờng mức độ thực hiện công việc phải sát đúng, đảm bảo yêu cầu khách quan.

Đây là yếu tố trung tâm của đánh giá. Đó chính là việc đƣa ra các đánh giá có tính quản lý về mức độ tốt hay kém việc thực hiện công việc của ngƣời lao động. Đo lƣờng đánh giá thực hiện công việc có rất nhiều phƣơng pháp, đối với Đài PT - TH tỉnh Hà Giang có thể áp dụng theo phƣơng pháp thang đo đồ họa nhƣ sau: Dựa vào các tiêu thức đã đƣợc xây dựng thì ngƣời đánh giá tiến hành đánh giá nhân viên theo các tiêu thức đó. Bảng thang đo có thể theo mẫu sau:

Bảng 4.2: Thang đo đánh giá công việc

Nguồn: Tác giả thiết lập dựa trên kinh nghiệm của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh và Đài PT - TH Nghệ An STT Chỉ tiêu Xuất sắc Khá Đạt yêu cầu Dƣới mức yêu cầu Mức độ tối thiểu

1 Khối lƣợng công việc 5 4 3 2 1

2 Chất lƣợng công việc hoàn

thành 5 4 3 2 1

3 Độ tin cậy 5 4 3 2 1

4 Trình độ hiểu biết 5 4 3 2 1

5 Thái độ làm việc 5 4 3 2 1

Yêu cầu của việc thực hiện phƣơng pháp này là Đài PT – TH tỉnh Hà Giang phải lựa chọn đƣợc một ngƣời đánh giá thực sự vô tƣ, công tâm, đề cao lợi ích của ngƣời lao động. Có thể ở từng phòng, ban lựa chọn những ngƣời đánh giá khác nhau, họ phải là những ngƣời đƣợc hƣớng dẫn và hiểu chặt chẽ về quy trình đánh giá. Và việc lựa chọn các tiêu thức đánh giá phải đầy đủ.

Thứ ba, trong đánh giá CBNV, Đài cần chú trọng cả hai khía cạnh: kết quả công việc và năng lực (thái độ, kỹ năng và tính cam kết của từng ngƣời). Nếu Đài chỉ tập trung vào kết quả mà không xem xét khía cạnh thái độ thì đó chỉ là một sự đánh giá phiến diện. Trên thực tế, mặc dù có nhân viên làm việc đạt doanh số, nhƣng nhiều ngƣời phản ánh thái độ làm việc của ngƣời này tiêu cực, không gắn kết với tập thể lao động, không có tính đồng đội thì không thể đánh giá tốt đƣợc, do ngƣời đó chỉ đạt đƣợc mục tiêu cá nhân, chứ không đạt đƣợc mục tiêu đơn vị, tập thể, phòng, ban. Đó là vì, trong mỗi con ngƣời đều có 2 phần; phần nổi (cách thể hiện) và phần chìm (là hành vi, thái độ), trong đó theo các nhà chuyên môn, phần nổi chỉ chiếm khoảng 10% của quyết định thành công, còn phần chìm chiếm đến 90% của thành công đó. Vì vậy, khi đánh giá NNL, Đài cần chú ý đánh giá trên cả hai khía cạnh, nhƣ đã nói ở trên. Thực tế cho thấy kết quả đánh giá của NNL cao với điều kiện năng lực cao và năng lực cao thì hiệu quả cao; còn trƣờng hợp năng lực cao mà kết quả thấp là rất hạn hữu.

Nói theo một cách khác, kết quả công việc tốt của NNL chƣa thể hiện hết năng lực của họ, bởi đôi khi họ may mắn có các điều kiện thuận lợi. Nhƣng nếu một khi Đài gặp khó khăn thì những ngƣời thiếu “phần chìm”, tức không có năng lực, thì rất khó có thể hoàn thành nhiệm vụ. Do vậy, Đài cần đánh giá toàn diện đối với CBNV, từ năng lực đến hiệu quả công việc, thái độ hành vi, tinh thần cầu tiến và sự phối hợp gắn liền với tập thể...

Thứ tư, phải tạo mối liên hệ giữa các nhà quản lý và CBNV.

Việc thiết lập mối quan hệ này về thực chất là việc nắm các thông tin phản hồi về kết quả đánh giá từ phía CBNV, giúp các nhà quản lý nhìn thấy những mặt tích cực hay hạn chế trong công việc của mình, để từ đó có biện pháp phát huy mặt tích cực, khắc phục các hạn chế để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý.

Tạo mối liên hệ giữa các nhà quản lý và CBNV là một khâu rất quan trọng, nhƣng hiện tại, khi thực hiện đánh giá Đài dƣờng nhƣ chƣa quan tâm thật sự. Thông tin phản hồi giúp cho CBNV hiểu đƣợc mình thực hiện công việc so với tiêu chuẩn đến mức nào để phấn đấu. Và các quyết định về lƣơng, thƣởng của Đài PT - TH tỉnh Hà Giang cũng tránh đƣợc những thắc mắc không đáng có.

Tuyển thêm nhân lực có trình độ, có khả năng tiếp cận với công nghệ PT – TH hiện đại cho các vị trí có vai trò chủ chốt trong thực hiện lộ trình chuyển đổi số hóa truyền dẫn phát sóng PT – TH vào năm 2020.

Từ việc đánh giá thực hiện công việc tốt thì sẽ giúp ích rất nhiều cho các quyết định về quản trị nhân lực của Đài PT - TH tỉnh Hà Giang, nhất là đối với các quyết định trong đãi ngộ, tuyển dụng và đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực của đài phát thanh – truyền hình tỉnh hà giang (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)