Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của bột lá cây chùm ngây đến năng suất, chất lượng thịt và một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu; hình thái lớp nhung mao ruột ở gà thịt nuôi tại thái nguyên​ (Trang 50)

Tuần tuổi

Lô ĐC Lô TN

Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

1 100,00 100,00 100,00 100,00 2 100,00 100,00 100,00 100,00 3 96,67 96,67 93,33 93,33 4 100,00 96,67 100,00 93,33 5 100,00 96,67 100,00 93,33 6 100,00 96,67 100,00 93,33 7 96,55 93,33 100,00 93,33 8 100,00 93,33 100,00 93,33 9 100,00 93,33 100,00 93,33 10 100,00 93,33 100,00 93,33

Tại 10 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của cả lô đối chứng và lô TN đều là 93,33 %.Số liệu bảng trên cho thấy tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm đạt 93,33 %, nằm trong giới hạn cho phép của giống (từ 92% trở lên), nhưng thấp hơn so với kết quả của Hồ Thị Bích Ngọc (2012) [8] (95,00%) và Trần Thị Hoan (2012) [6] (93,33 đến 98,33 %). Điều này chứng tỏ gà Lương Phượng có

khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở Thái Nguyên và khẩu phần chứa bột lá Chùm Ngây không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của đàn gà.

Kết quả tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm được biểu thị bằng đồ thị hình 3.1.

Hình 3.1: Đồ thị tỷ lệ nuôi sống của gà ở các lô thí nghiệm

Quan quan sát đàn gà chúng tôi nhận thấy: Gà ở lô TN có lông óng mượt, da chân vàng hơn so với lô ĐC.

3.2. Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây trong thức ăn hỗn hợp đến khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm

Khối lượng cơ thể của gà nuôi thịt nói riêng và gia cầm nói chung là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng và được các nhà chăn nuôi rất quan tâm. Vì thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của một giống gia cầm cụ thể nào đó, đồng thời nó cũng phản ánh tác động của thức ăn đến sinh trưởng của gà. Khối lượng của gà được cân sau mỗi tuần tuổi. Kết quả được trình bày tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Khối lượng trung bình của gà Lương Phượng thí nghiệm (g/con) Tuần tuổi Lô ĐC Lô TN (X±mX ) CV% (X ±mX ) CV% 0 40,30 ± 0,37 4,68 40,57 ± 0,41 5,31 1 97,83 ± 1,34 7,26 97,93 ± 1,34 7,26 2 192,00 ± 2,59 7,68 195,00 ± 2,59 7,68 3 364,33 ± 2,61 4,77 384,33± 2,61 4,77 4 549,33 ± 6,41 7,15 583,33 ± 6,41 7,15 5 827,00 ± 11,82 9,69 857,00 ± 11,82 9,69 6 1051,33 ± 23,45 14,01 1079,00 ± 24,69 14,31 7 1359,00 ± 31,44 15,42 1384,33 ± 23,61 10,73 8 1624,33 ± 31,50 14,82 1676,00 ± 25,34 9,24 9 1832,33 ± 46,22 14,98 1945,33 ± 40,41 12,69 10 2019,66b ± 45,56 13,17 2139,57a± 45,78 12,78

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê,với p<0,05.

Số liệu bảng 3.2 cho thấy: Khối lượng cơ thể của gà lúc 2 tuần tuổi chưa có sự sai khác rõ rệt (P > 0,05). Từ tuần tuổi thứ 3 trở đi, khối lượng của gà bắt đầu có sự thay đổi giữa các lô, lô thí nghiệm 1 có khối lượng cao nhất và sai khác rõ rệt so với lô đối chứng (P < 0,05), nhưng không có sự sai khác so với lô thí nghiệm 2. Từ tuần thứ 3 đến lúc kết thúc thí nghiệm, gà được ăn khẩu phần thay thế 20% protein của khô đậu tương bằng bột lá Chùm Ngây có khối lượng cơ thể cao hơn so với gà ở lô đối chứng. Tại 10 tuần tuổi, khối lượng cơ thể của gà lô thí nghiệm đạt 2139,67g/con cao hơn so với lô ĐC 120,06 g/con và sự sai khác này là rõ rệt (P< 0,05). So sánh kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của gà Lương Phượng trong thí nghiệm của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Bích Ngọc (2012) [8] là tương đương. Điều này cho thấy, sử dụng bột lá Chùm Ngây trong khẩu phần không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, mà còn mang lại hiệu quả nếu sử dụng bột cỏ ở mức phù hợp với sinh lý tiêu hóa của gà.

Kết quả theo dõi sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm được biểu thị bằng đồ thị hình 3.2.

Hình 3.2: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà ở lô thí nghiệm

3.3. Ảnh hưởng của bột lá cây Chùm Ngây trong khẩu phần ăn đến sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm

Sinh trưởng tuyệt đối là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Trên cơ sở khối lượng cơ thể theo dõi được qua các tuần tuổi, xác định được tốc độ sinh trưởng tuyệt đối ở các tuần tuổi khác nhau (g/con/ngày). Kết quả theo dõi sinh trưởng tuyệt đối được thể hiện ở bảng 3.3

Bảng 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn (g/con/ngày)

Tuần tuổi Lô ĐC (g/con/ngày) Lô TN (g/con/ngày) 0 - 1 8,22 8,19 1 - 2 13,45 13,87 2 - 3 24,62 27,05 3 - 4 26,43 28,43 4 - 5 39,67 39,10 5 - 6 32,05 31,71 6 - 7 43,95 43,62 7 - 8 37,90 41,67 8 - 9 29,71 38,48 9 - 10 26,76 27,76 0-10 28,28 29,99

Số liệu bảng 3.3 cho thấy: Tốc độ sinh trưởng của gà Lương Phượng của 2 lô có sự chênh lệch đôi chút. Tuy nhiên, sinh trưởng tuyệt đối ở cả 2 lô đều phù hợp với quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn của gia cầm. Ở giai đoạn đầu, sinh trưởng tuyệt đối cả 2 lô đều thấp, vì giai đoạn này tuy số lượng tế bào tăng nhanh nhưng kích thước và khối lượng cơ thể nhỏ nên sinh trưởng tuyệt đối còn chậm, như số liệu thu được ở ba tuần tuổi lô đối chứng đạt 24,62 g/con/ngày; lô thí nghiệm đạt 27,05 g/con/ngày. Ở giai đoạn 7 tuần tuổi gà Lương Phượng có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao nhất đạt 43,62 g/con/ngày ở lô thí nghiệmvà 43,95 g/con/ngày ở lô đối chứng.

Kết quả cho thấy sinh trưởng tuyệt đối trung bình (từ 0 - 10 tuần tuổi) của gà thí nghiệm tương đương với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hoan (2012) [6], Hồ Thị Bích Ngọc (2012) [8] thí nghiệm trên gà Lương Phượng khi sử dụng bột lá cây thức ăn xanh trong khẩu phần.

Kết quả theo dõi sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm được biểu thị bằng biểu đồ hình 3.3.

3.4. Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây trong khẩu phần ăn đến sinh trưởng tương đối của đàn gà thí nghiệm qua các giai đoạn

Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng cơ thể với bình quân khối lượng giữa 2 lần khảo sát. Tỷ lệ này nói lên mức độ tăng khối lượng của cơ thể sau một thời gian nuôi dưỡng. Qua đó, người chăn nuôi biết nên tác động như thế nào và thời điểm nào là phù hợp nhất để có được tăng khối lượng của gà tốt nhất với lượng thức ăn ít nhất. Qua theo dõi sinh trưởng của gà ở các giai đoạn thu được kết quả về sinh trưởng tương đối. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Sinh trưởng tương đối của gà qua các giai đoạn tuổi (%)

Tuần tuổi Lô ĐC Lô TN

0 – 1 83,30 82,83 1 – 2 64,98 66,28 2 – 3 61,95 65,36 3 – 4 40,50 41,13 4 – 5 40,35 38,00 5 – 6 23,89 22,93 6 – 7 25,53 24,79 7 – 8 17,79 19,06 8 – 9 12,03 14,87 9 – 10 9,73 9,51

Kết quả bảng 3.4 cho thấy: Sinh trưởng tương đối của gà Lương Phượng cả 2 lô đều đạt cao ở những tuần tuổi đầu, sau đó giảm dần. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của gia cầm, gia cầm non sinh trưởng nhanh sau đó giảm dần theo tuổi.

Gà Lương Phượng có diễn biến về sinh trưởng tương đối tương tự như nhau cả 3 lô. Ở lô đối chứng và lô thí nghiệm đều có sinh trưởng khá tốt, ở giai đoạn SS - 1 tuần tuổi lô đối chứng là 83,30% đến giai đoạn 9 - 10 tuần tuổi

giảm xuống còn 9,73%. Lô thí nghiệm từ 82,83% giảm xuống còn 9,51 %. Cũng như sinh trưởng tuyệt đối sinh trưởng tương đối của lô gà thí nghiệm vẫn giữ được mức cao so với lô đối chứng ở giai đoạn 9 - 10 tuần tuổi. Nhìn chung ở 10 tuần tuổi nên xuất bán gà bởi sinh trưởng tương đối của gà tương đối thấp, nếu nuôi kéo dài không mang lại hiệu quả kinh tế.

Kết quả theo dõi sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm được biểu thị bằng biểu đồ hình 3.4.

Hình 3.4: Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà ở lô thí nghiệm

3.5. Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp đến tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm qua các giai đoạn

Khả năng thu nhận thức ăn là lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày và phản ánh tình trạng sức khỏe đàn gà, chất lượng thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và năng suất của con giống. Số lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn liên quan với mức năng lượng và protein trong khẩu phần, từ đó ảnh hưởng tới sinh trưởng và khả năng cho sản phẩm của gia cầm. Ngoài ra lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như: khí hậu, nhiệt độ, môi trường, tình trạng sức khỏe. Kết quả về khối lượng tiêu thụ thức ăn của gà Lương Phượng được thể hiện ở bảng 3.5

Bảng 3.5. Khả năng thu nhận thức ăn của gà qua các tuần tuổi (g/con/ngày) (g/con/ngày)

Tuần tuổi Lô ĐC Lô TN

1 11,9 12,0 2 22,9 23,1 3 45,4 49,8 4 50,8 48,9 5 73,5 84,6 6 88,7 85,5 7 107,2 106,7 8 109,1 112,6 9 112,2 128,5 10 131,6 133,2 ∑ TĂ từ 1 - 70 ngày 5273,1 5494,3

Số liệu bảng 3.5 cho thấy lượng thức ăn tiêu thụ của gà tăng dần qua các tuần tuổi. Tăng mạnh ở tuần tuổi thứ 9 và 10, tương ứng với tuần này gà ở lô đối chứng ăn được 112,2 và 131,6 g/con/ngày, gà lô thí nghiệm ăn được 128,5 và 133,2 g/con/ngày. Điều này hoàn toàn phù hợp vì sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà ở giai đoạn này đạt cao nhất. Kết thúc thí nghiệm thì lô thí nghiệm vẫn có khả năng thu nhận thức ăn cao hơn so với lô đối chứng.

Kết quả theo lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm được biểu thị bằng biểu đồ hình 3.5.

Hình 3.5: Biểu đồ lượng thức ăn thu nhận của gà ở lô thí nghiệm

3.6. Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây trong khẩu phần ăn hỗn hợp đến tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm

Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng qua các tuần tuổi phản ánh hiệu quả sử dụng thức ăn, đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng. Trong chăn nuôi gia cầm lấy thịt thì tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là chỉ tiêu quyết định đến hiệu quả kinh tế. Kết quả tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng của gà (kg)

Tuần tuổi Lô ĐC Lô TN

Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

1 1,45 1,45 1,46 1,46 2 1,70 1,52 1,67 1,53 3 1,84 1,57 1,84 1,58 4 1,92 1,63 1,72 1,62 5 2,05 1,75 2,16 1,72 6 2,77 1,93 2,70 1,90 7 2,44 2,09 2,45 2,06 8 2,88 2,23 2,70 2,19 9 3,78 2,38 3,34 2,35 10 4,02 2,64 4,10 2,52 So sánh 100 % 95,45%

Số liệu bảng 3.6 cho thấy: Trong 3 tuần đầu tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là rất thấp. Từ tuần tuổi thứ 4 trở đi hệ số chuyển hóa thức ăn qua các tuần tuổi có xu hướng tăng dần. Ở đây tiêu tốn thức ăn ở các lứa tuổi phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ sinh trưởng tích lũy (khối lượng sống) do yếu tố tình hình sức khỏe như: điều kiện môi trường tác động.

So sánh giữa 2 lô gà thí nghiệm tôi thấy, TTTĂ cộng dồn/kg tăng khối lượng khi kết thúc thí nghiệm ở lô thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng là 0,12 kg/kg tăng khối lượng và đạt 95,45 %. Từ kết quả trên cho thấy khi sử dụng bột lá Chùm Ngây cho gà đã làm tăng khả năng sử dụng, hấp thu dinh dưỡng và sinh trưởng phát triển của gà. Từ đó làm giảm tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng, đem lại hiệu quả kinh tế.

Kết quả theo tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn qua các tuần tuổi của gà thí nghiệm được biểu thị bằng biểu đồ hình 3.6.

Hình 3.6: Biểu đồ tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn qua các tuần tuổicủa gà ở lô thí nghiệm

3.7. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế

Chỉ số sản xuất (Performance - Index) và chỉ số kinh tế là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá một cách nhanh chóng và chính xác về hiệu quả kinh tế và việc

Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.7 Bảng 3.7. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế Tuần tuổi Chỉ số sản xuất Chỉ số kinh tế ĐC TN ĐC TN 7 140,94 150,86 6,88 7,47 8 143,08 150,33 6,55 7,00 9 134,42 144,54 5,76 6,28 10 120,22 129,82 4,65 5,11

Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi trong lô thí nghiệm luôn cao hơn lô đối chứng, cụ thể là: Lúc 10 tuần tuổi chỉ số sản xuất tính chung cho lô thí nghiệm và đối chứng lần lượt là 129,82%; 120,22%.

Chỉ số kinh tế của gà ở 2 lô thí nghiệm cũng luôn cao hơn lô đối chứng và giảm dần, cụ thể:

Từ 7 đến 10 tuần tuổi: lô đối chứng đạt 6,88% giảm xuống còn 4,65%, lô thí nghiệm 1 là 7,47% giảm còn 5,11%.

Từ số liệu bảng trên cho thấy gà ở lô thí nghiệm có chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế cao hơn gà ở lô đối chứng. Như vậy, trong khẩu phần ăn của gà thịt có bột lá Chùm Ngây sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với khẩu phần không có bột Chùm Ngây. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế giảm dần theo giai đoạn, càng nuôi lâu thì hiệu quả kinh tế sẽ giảm. Như vậy, nên xuất bán gà ở tuần thứ 10.

3.8. Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây trong khẩu phần ăn đến một số chỉ tiêu sinh lý máu của thịt gà thí nghiệm

Tiến hành phân tích các chỉ tiêu sinh lý máu của gà thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của Chùm Ngây đến số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố máu của gà thí nghiệm

TT Chỉ tiêu ĐC TN

1 Hồng cầu (×1012/lít) 3,8-5,3 3,8-5,3 2 Bạch cầu (×109/lít) 4,0-9,0 4,0-9,0 3 Hemoglobin (g/lít ) 110-170 110-170

Kết quả trên cho thấy ảnh hưởng của việc bổ sung cây Chùm Ngây không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý máu của gà, chỉ số nằm trong giá trị bình thường. Điều đó thể hiện ở khả năng sinh trưởng của gà ở lô TN cao hơn so với lô ĐC, gà ít bị bệnh, lông mượt và da vàng.

3.9. Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây trong khẩu phần ăn đến một số chỉ tiêu sinh hóa máu của thịt gà thí nghiệm

Albumin là thành phần chủ yếu cấu tạo nên protein huyết thanh. Chính vì vậy mà trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, hàm lượng tương đối hay tỷ lệ phần trăm của albumin thường biến động đồng thời với hàm lượng protein huyết thanh. Để đánh giá ảnh hưởng của Chùm Ngây đến các chỉ tiêu sinh hóa máu, chúng tôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu hàm lượng protein và các tiểu phần protein huyết thanh. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.9.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của Chùm Ngây đến hàm lượng protein và các tiểu phần protein huyết thanh (g/l)

TT Chỉ tiêu ĐC TN 1 Protein toàn phần 35 39 2 Albumin 12 12 3 α-globulin 146 215 4 β-globulin 1,9 2,1 5 γ-globulin 1,6 2,9

Khi bổ sung Chùm Ngây trong thức ăn thì hàm lượng các tiểu phần protein huyết thanh ở lô TN hơn so với lô ĐC làm cho hàm lượng protein toàn phần tăng, trong đó hàm lượng γ-globulin tăng cao hơn là 2,9 (g/l) - 1,6 (g/l). Chỉ số trên có thể kết luận rằng bổ sung bột Chùm Ngây trong thức ăn đã làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của bột lá cây chùm ngây đến năng suất, chất lượng thịt và một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu; hình thái lớp nhung mao ruột ở gà thịt nuôi tại thái nguyên​ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)