Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của bột lá cây chùm ngây đến năng suất, chất lượng thịt và một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu; hình thái lớp nhung mao ruột ở gà thịt nuôi tại thái nguyên​ (Trang 42)

Chương 2 : VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

* Phương pháp phân tích thức ăn và thịt gà

Thức ăn, thịt gà được lấy mẫu và phân tích theo các phương pháp sau:

+ Lấy mẫu thức ăn theo tiêu chuẩn Việt Nam 4325: 2007 (ISO 6497: 2002) + VCK: Theo TCVN 4326 - 2001 (ISO 6496:1999) [12]

+ Protein tổng số (%): Theo TCVN 4328: 2007 (ISO 6496: 2003) [12] + Lipit tổng số (%): Theo TCVN 4331 - 2001 (ISO 6492: 2002) [12] + Khoáng tổng số (%): Theo TCVN 4327: 2007 (ISO 5984: 2002 [12] + Xơ tổng số (%): TCVN 4329: 2007 (ISO 6865: 2000) [12]

+ Dẫn xuất không chứa nitơ (DXKN): TCPTN-HPLC

+ Carotenoit: TCPTN-HPLC

* Tỷ lệ nuôi sống:

Hàng ngày, theo dõi và ghi chép một cách đầy đủ về số gà ốm và gà chết. Sau đó, tính tỷ lệ nuôi sống của gà theo công thức dưới đây:

Tỷ lệ nuôi sống trong kỳ (%) = Số gà cuối kỳ (con) × 100 Số gà đầu kỳ (con)

* Cân khối lượng gà:

Sử dụng cân điện tử với độ chính xác 0,1g, cân Nhơn Hòa 1kg với độ chính xác tương ứng là ± 5g.

Cho gà nhịn ăn từ chiều ngày hôm trước, chỉ cho uống nước, cân vào buổi sáng hôm sau.

* Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

A (g/con/ngày) = W1 - W0 t1 - t0

Trong đó:

A - Sinh trưởng tuyệt đối

W1 - Khối lượng ở thời điểm khảo sát

W0 - Khối lượng ở thời điểm bắt đầu khảo sát t1 - Thời gian kết thúc khảo sát

t0 - Thời gian bắt đầu khảo sát. * Sinh trưởng tương đối:

Sinh trưởng tương đối được xác định theo công thức sau:

R( )= ƯW1ƯW0 ƯW1+ ƯW 0

2

x1 0 0

Trong đó:

R(%) là sinh trưởng tương đối

W1 - Khối lượng, kích thước ở thời điểm t1

W0 - Khối lượng, kích thước ở thời điểm t0

- Hiệu quả sử dụng thức ăn

+ Khả năng tiêu thụ thức ăn (g/con/ngày)

Khả năng tiêu thụ TĂ = Tổng số thức ăn sử dụng trong tuần (g) Tổng số gà (con) x 7 (ngày)

+ Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (hệ số chuyển hóa thức ăn)

Tiêu tốn TĂ/kg tăng KL (kg) = Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ (kg) Tổng KL gà tăng trong kỳ (kg)

* Tiêu tốn năng lượng trao đổi cho 1 kg tăng khối lượng

Tiêu tốn NLTĐ/ kg tăng khối lượng (kcal) = Tổng năng lượng tiêu thụ (kcal) Tổng khối lượng gà tăng trong kì (kg)

Trong đó: Tổng năng lượng tiêu thụ (Kcal) = Tổng số TĂ tiêu thụ (kg) x

* Tiêu tốn protein cho 1 kg tăng khối lượng

Tiêu tốn CP/ kg tăng khối lượng (g) = Tổng CP tiêu thụ (g)

Tổng khối lượng gà tăng trong kì (kg)

Trong đó: Tổng protein tiêu thụ (g) = Tổng số thức ăn tiêu thụ x Số gam

protein có trong 1kg TĂHH.

* Chi phí thức ăn

+ Chi phí TĂ/1kg tăng khối lượng (đồng) = Tiêu tốn TĂ/1kg tăng khối lượng (kg) x giá thành 1kg TĂ (đồng).

* Chỉ số sản xuất PI (Performance - Index)

PI =

TL nuôi sống (%) x Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) TTTA/kg tăng khối lượng x 10

* Chỉ số kinh tế EN (Economic Number)

EN = Chỉ số sản xuất (PI) x 1000

Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đ)

* Khảo sát năng suất thịt

Sau khi kết thúc thí nghiệm (77 ngày tuổi), 3 gà trống và 3 gà mái ở mỗi lô có khối lượng bằng hoặc tương đương với khối lượng trung bình của lô đã được chọn để mổ khảo sát. Phương pháp mổ khảo sát được thực hiện theo hướng dẫn của Bùi Quang Tiến (1993) [9] với các chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Khối lượng sống là khối lượng gà nhịn đói sau 12 giờ (chỉ cho uống nước). - Tỷ lệ thân thịt (%) = Khối lượng thân thịt (g) × 100

Khối lượng sống (g)

Ghi chú: Khối lượng thân thịt (thịt xẻ) là khối lượng sau khi gà cắt tiết, vặt lông, bỏ đầu, chân và các phần phụ khác như ruột, khí quản, cơ quan sinh dục, lá lách..., giữ lại tim, gan, dạ dày cơ bỏ lớp sừng và chất chứa.

- Tỷ lệ cơ ngực + cơ đùi ( %) = Khối lượng cơ ngực (g) + khối lượng cơ đùi (g) × 100 Khối lượng thân thịt (g)

- Tỷ lệ gan (%) = Khối lượng gan (g) × 100 Khối lượng thân thịt (g)

- Tỷ lệ mỡ bụng (%) = Khối lượng mỡ bụng (g) × 100 Khối lượng thân thịt (g)

* Độ đậm màu của da chân gà

Độ đậm màu của chân da gà đo bằng quạt so màu của Roche (1988)

* Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu

- Xác định lượng hồng cầu bằng buồng đếm Newbauer [2]. - Định lượng huyết sắc tố bằng huyết sắc kế Shali [2].

- Xác định protein tổng số trong huyết thanh bằng phản ứng Grornall [3]. - Xác định các tiểu phần protein huyết thanh bằng phương pháp điện di trên thạch aga 1% [13].

Phân tích các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu tại trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên .

* Hình thái lớp nhung mao ruột

- Làm tiêu bản hiển vi lớp nhung mao ruột non (phương pháp nhuộm màu H.E) tại Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên.

- Phương pháp nhuộm HEMATOXYLIN- EOSIN (HE) các mảnh cắt mô: * Nguyên tắc.

Đây là phương pháp nhuộm hai màu liên tiếp. Nhuộm nhân theo nguyên tắc tăng dần, nhuộm bào tương theo nguyên tắc giảm dần.

* Chuẩn bị.

1. Người thực hiện Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh - tế bào bệnh học: 02 2.Phương tiện, hóa chất chung cho kỹ thuật

- Dung dịch cố định bệnh phẩm. - Cồn (700, 800, 950, 1000). - Xylen hay toluen.

- Nước cất 2 lần. - Parafin.

- Sáp ong.

- Albumin + glycerin. - Máy đo độ pH điện tử.

- Máy chuyển bệnh phẩm tự động. - Máy đúc khối parafin.

- Bàn hơ dùng điện.

- Máy cắt lát mỏng (microtome). - Lưỡi dao cắt lát mỏng.

- Lò nấu parafin. - Tủấm 370và 560. - Tủ lạnh.

- Điều hòa nhiệt độ.

- Tủ hốt phòng thí nghiệm. - Nguồn cấp nước chảy. - Bể nhuộm bằng thủy tinh. - Bể thủy tinh đựng cồn, xylen.

- Hộp bằng thép không rỉ đựng parafin. - Khuôn nhựa.

- Giá đựng tiêu bản (đứng và nằm ngang).

- Cốc đong loại 1000ml, 500ml, 100ml và 50ml. - Ống hút bằng nhựa, quả bóp cao su hút hóa chất. - Kẹp không mấu, kéo.

- Cân phân tích. - Giấy lọc.

- Phiến kính, lá kính.

- Bôm Canada hoặc keo gắn lá kính.

- Kính hiển vi 2 mắt để kiểm tra kết quả nhuộm.

- Kính phòng hộ, găng tay các loại, mặt nạphẫu thuật, áo choàng phẫu thuật. Phương tiện, hóa chất riêng biệt cho kỹ thuật

Phẩm nhuộm:phẩm nhuộm nhân và bào tương có thể mua dạng thương mại, dùng luôn. Nếu không có sản phẩm dùng ngay, có thể pha phẩm nhuộm theo cách thức dưới đây:

 Hematoxylin Harris:

 Hematoxylin (tinh thể)1g

 Cồn (etanol) tuyệt đối10ml

 Alun (ammonium hay potassium)20g

 Nước cất 200ml

 Oxyt thuỷ ngân (đỏ)0,5g

Tiến hành pha:

 Hoà tan hematoxylin trong cồn.

 Hoà tan alun trong nước cất nóng. Đưa ra khỏi lửa và trộn hai dung dịch với nhau.

 Đun sôi hỗn hợp, kéo bình đun ra khỏi lửa và thêm vào dần oxyt thuỷ ngân.

 Đun nóng lại, khi hỗn hợp có màu tím sẫm, tắt lửa và nhúng ngay bình đun vào nước lạnh.

 Khi bình đun lạnh hẳn, thêm 2ml acid acetic lạnh để làm tăng tính nhuộm nhân.

 Eosine Y:ở Việt Nam thường pha dung dịch 0,5% trong cồn 95o.

 L.G. Koss pha theo công thức :

 Eosine Y (CI. No 45830) 16g hoặc 1g

 Dichromat kali 8g hoặc 0,5g

 Cồn etanol 95o160mlhoặc 10ml

 Nước cất 1280 ml hoặc 80ml

 Hoà tan eosin và dichromat kali vào nước cất, đun nóng nếu cần, sau đó thêm dung dịch acid picric, cồn.

* Các bước tiến hành.

- Cố định: Mẫu lấy ra khỏi cơ thể được đưa ngay vào dung dịch cố định (formol đệm trung tính 10%) với tỷ lệ thể tích dung dịch cố định nhiều gấp 20- 30 lần thể tích bệnh phẩm. Thời gian cố định từ 2-24 giờ tuỳ theo mảnh mẫu to hay nhỏ. Sau khi cố định, mẫu được thực hiện qua các khâu kỹ thuật sau:

- Chuyển mẫu. - Vùi parafin. - Đúc khối parafin. - Cắt và dán mảnh cắt. - Nhuộm.

Thực hiện các bước sau:

- Tẩy parafin trong 3 bể toluen (hoặc xylen), mỗi bể 5 phút. - Qua 4 bể cồn: 100º - 95º - 80º - 70º, mỗi bể nhúng 15 lần. - Rửa nước cất: nhúng 15 lần.

- Nhuộm nhân bằng Hematoxylin Harris: 3-5 phút hoặc lâu hơn. - Rửa nước chảy: 5-10 phút.

- Kiểm tra màu của nhân qua kính hiển vi, nếu đậm, tẩy nhẹ bằng cồn-acid. - Rửa nước chảy:1phút.

- Nhuộm Eosin1%: 1 -2 phút. - Rửa nước chảy: 1 phút.

- Biệt hoá trong 2 bể cồn 95º - 100º, mỗi bể 15 lần nhúng. - Qua 3 bể toluen, bể I và II nhúng 15 lần, bể III: 5-10 phút. - Gắn lá kính

* Kết quả.

Nhân tế bào: xanh đến xanh đen Bào tương tế bào: hồng đến đỏ Hồng cầu: hồng đậm

Sợi tạo keo: hồng nhạt.

2.3.5. Phương pháp xử lý các số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [10], xử lý thống kê ANOVA-GLM bằng phần mềm Minitab phiên bản 14. Các tham số bao gồm:

- Giá trị trung bình (X) - Sai số trung bình mx - Hệ số biến dị CV%

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây trong khẩu phần đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm

Tỷ lệ nuôi sống của gà là một chỉ tiêu đánh giá khả năng thích nghi của chúng đối với điều kiện ngoại cảnh và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%)

Tuần tuổi

Lô ĐC Lô TN

Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

1 100,00 100,00 100,00 100,00 2 100,00 100,00 100,00 100,00 3 96,67 96,67 93,33 93,33 4 100,00 96,67 100,00 93,33 5 100,00 96,67 100,00 93,33 6 100,00 96,67 100,00 93,33 7 96,55 93,33 100,00 93,33 8 100,00 93,33 100,00 93,33 9 100,00 93,33 100,00 93,33 10 100,00 93,33 100,00 93,33

Tại 10 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của cả lô đối chứng và lô TN đều là 93,33 %.Số liệu bảng trên cho thấy tỷ lệ nuôi sống của đàn gà thí nghiệm đạt 93,33 %, nằm trong giới hạn cho phép của giống (từ 92% trở lên), nhưng thấp hơn so với kết quả của Hồ Thị Bích Ngọc (2012) [8] (95,00%) và Trần Thị Hoan (2012) [6] (93,33 đến 98,33 %). Điều này chứng tỏ gà Lương Phượng có

khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở Thái Nguyên và khẩu phần chứa bột lá Chùm Ngây không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của đàn gà.

Kết quả tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm được biểu thị bằng đồ thị hình 3.1.

Hình 3.1: Đồ thị tỷ lệ nuôi sống của gà ở các lô thí nghiệm

Quan quan sát đàn gà chúng tôi nhận thấy: Gà ở lô TN có lông óng mượt, da chân vàng hơn so với lô ĐC.

3.2. Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây trong thức ăn hỗn hợp đến khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm

Khối lượng cơ thể của gà nuôi thịt nói riêng và gia cầm nói chung là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng và được các nhà chăn nuôi rất quan tâm. Vì thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của một giống gia cầm cụ thể nào đó, đồng thời nó cũng phản ánh tác động của thức ăn đến sinh trưởng của gà. Khối lượng của gà được cân sau mỗi tuần tuổi. Kết quả được trình bày tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Khối lượng trung bình của gà Lương Phượng thí nghiệm (g/con) Tuần tuổi Lô ĐC Lô TN (X±mX ) CV% (X ±mX ) CV% 0 40,30 ± 0,37 4,68 40,57 ± 0,41 5,31 1 97,83 ± 1,34 7,26 97,93 ± 1,34 7,26 2 192,00 ± 2,59 7,68 195,00 ± 2,59 7,68 3 364,33 ± 2,61 4,77 384,33± 2,61 4,77 4 549,33 ± 6,41 7,15 583,33 ± 6,41 7,15 5 827,00 ± 11,82 9,69 857,00 ± 11,82 9,69 6 1051,33 ± 23,45 14,01 1079,00 ± 24,69 14,31 7 1359,00 ± 31,44 15,42 1384,33 ± 23,61 10,73 8 1624,33 ± 31,50 14,82 1676,00 ± 25,34 9,24 9 1832,33 ± 46,22 14,98 1945,33 ± 40,41 12,69 10 2019,66b ± 45,56 13,17 2139,57a± 45,78 12,78

Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang một chữ cái khác nhau thì sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê,với p<0,05.

Số liệu bảng 3.2 cho thấy: Khối lượng cơ thể của gà lúc 2 tuần tuổi chưa có sự sai khác rõ rệt (P > 0,05). Từ tuần tuổi thứ 3 trở đi, khối lượng của gà bắt đầu có sự thay đổi giữa các lô, lô thí nghiệm 1 có khối lượng cao nhất và sai khác rõ rệt so với lô đối chứng (P < 0,05), nhưng không có sự sai khác so với lô thí nghiệm 2. Từ tuần thứ 3 đến lúc kết thúc thí nghiệm, gà được ăn khẩu phần thay thế 20% protein của khô đậu tương bằng bột lá Chùm Ngây có khối lượng cơ thể cao hơn so với gà ở lô đối chứng. Tại 10 tuần tuổi, khối lượng cơ thể của gà lô thí nghiệm đạt 2139,67g/con cao hơn so với lô ĐC 120,06 g/con và sự sai khác này là rõ rệt (P< 0,05). So sánh kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của gà Lương Phượng trong thí nghiệm của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của Hồ Thị Bích Ngọc (2012) [8] là tương đương. Điều này cho thấy, sử dụng bột lá Chùm Ngây trong khẩu phần không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, mà còn mang lại hiệu quả nếu sử dụng bột cỏ ở mức phù hợp với sinh lý tiêu hóa của gà.

Kết quả theo dõi sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm được biểu thị bằng đồ thị hình 3.2.

Hình 3.2: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của gà ở lô thí nghiệm

3.3. Ảnh hưởng của bột lá cây Chùm Ngây trong khẩu phần ăn đến sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm

Sinh trưởng tuyệt đối là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát. Trên cơ sở khối lượng cơ thể theo dõi được qua các tuần tuổi, xác định được tốc độ sinh trưởng tuyệt đối ở các tuần tuổi khác nhau (g/con/ngày). Kết quả theo dõi sinh trưởng tuyệt đối được thể hiện ở bảng 3.3

Bảng 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các giai đoạn (g/con/ngày)

Tuần tuổi Lô ĐC (g/con/ngày) Lô TN (g/con/ngày) 0 - 1 8,22 8,19 1 - 2 13,45 13,87 2 - 3 24,62 27,05 3 - 4 26,43 28,43 4 - 5 39,67 39,10 5 - 6 32,05 31,71 6 - 7 43,95 43,62 7 - 8 37,90 41,67 8 - 9 29,71 38,48 9 - 10 26,76 27,76 0-10 28,28 29,99

Số liệu bảng 3.3 cho thấy: Tốc độ sinh trưởng của gà Lương Phượng của 2 lô có sự chênh lệch đôi chút. Tuy nhiên, sinh trưởng tuyệt đối ở cả 2 lô đều phù hợp với quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn của gia cầm. Ở giai đoạn đầu, sinh trưởng tuyệt đối cả 2 lô đều thấp, vì giai đoạn này tuy số lượng tế bào tăng nhanh nhưng kích thước và khối lượng cơ thể nhỏ nên sinh trưởng tuyệt đối còn chậm, như số liệu thu được ở ba tuần tuổi lô đối chứng đạt 24,62 g/con/ngày; lô thí nghiệm đạt 27,05 g/con/ngày. Ở giai đoạn 7 tuần tuổi gà Lương Phượng có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao nhất đạt 43,62 g/con/ngày ở lô thí nghiệmvà 43,95 g/con/ngày ở lô đối chứng.

Kết quả cho thấy sinh trưởng tuyệt đối trung bình (từ 0 - 10 tuần tuổi) của gà thí nghiệm tương đương với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hoan (2012) [6], Hồ Thị Bích Ngọc (2012) [8] thí nghiệm trên gà Lương Phượng khi sử dụng bột lá cây thức ăn xanh trong khẩu phần.

Kết quả theo dõi sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm được biểu thị bằng biểu đồ hình 3.3.

3.4. Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây trong khẩu phần ăn đến sinh trưởng tương đối của đàn gà thí nghiệm qua các giai đoạn

Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng cơ thể với bình quân khối lượng giữa 2 lần khảo sát. Tỷ lệ này nói lên mức độ tăng khối lượng của cơ thể sau một thời gian nuôi dưỡng. Qua đó, người chăn nuôi biết nên tác động như thế nào và thời điểm nào là phù hợp nhất để có được tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của bột lá cây chùm ngây đến năng suất, chất lượng thịt và một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu; hình thái lớp nhung mao ruột ở gà thịt nuôi tại thái nguyên​ (Trang 42)