Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của bột lá cây chùm ngây đến năng suất, chất lượng thịt và một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu; hình thái lớp nhung mao ruột ở gà thịt nuôi tại thái nguyên​ (Trang 59)

4. Nội dung nghiên cứu

3.7. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế

Chỉ số sản xuất (Performance - Index) và chỉ số kinh tế là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá một cách nhanh chóng và chính xác về hiệu quả kinh tế và việc

Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.7 Bảng 3.7. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế Tuần tuổi Chỉ số sản xuất Chỉ số kinh tế ĐC TN ĐC TN 7 140,94 150,86 6,88 7,47 8 143,08 150,33 6,55 7,00 9 134,42 144,54 5,76 6,28 10 120,22 129,82 4,65 5,11

Chỉ số sản xuất của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi trong lô thí nghiệm luôn cao hơn lô đối chứng, cụ thể là: Lúc 10 tuần tuổi chỉ số sản xuất tính chung cho lô thí nghiệm và đối chứng lần lượt là 129,82%; 120,22%.

Chỉ số kinh tế của gà ở 2 lô thí nghiệm cũng luôn cao hơn lô đối chứng và giảm dần, cụ thể:

Từ 7 đến 10 tuần tuổi: lô đối chứng đạt 6,88% giảm xuống còn 4,65%, lô thí nghiệm 1 là 7,47% giảm còn 5,11%.

Từ số liệu bảng trên cho thấy gà ở lô thí nghiệm có chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế cao hơn gà ở lô đối chứng. Như vậy, trong khẩu phần ăn của gà thịt có bột lá Chùm Ngây sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với khẩu phần không có bột Chùm Ngây. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế giảm dần theo giai đoạn, càng nuôi lâu thì hiệu quả kinh tế sẽ giảm. Như vậy, nên xuất bán gà ở tuần thứ 10.

3.8. Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây trong khẩu phần ăn đến một số chỉ tiêu sinh lý máu của thịt gà thí nghiệm

Tiến hành phân tích các chỉ tiêu sinh lý máu của gà thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của Chùm Ngây đến số lượng hồng cầu, bạch cầu và hàm lượng huyết sắc tố máu của gà thí nghiệm

TT Chỉ tiêu ĐC TN

1 Hồng cầu (×1012/lít) 3,8-5,3 3,8-5,3 2 Bạch cầu (×109/lít) 4,0-9,0 4,0-9,0 3 Hemoglobin (g/lít ) 110-170 110-170

Kết quả trên cho thấy ảnh hưởng của việc bổ sung cây Chùm Ngây không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh lý máu của gà, chỉ số nằm trong giá trị bình thường. Điều đó thể hiện ở khả năng sinh trưởng của gà ở lô TN cao hơn so với lô ĐC, gà ít bị bệnh, lông mượt và da vàng.

3.9. Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây trong khẩu phần ăn đến một số chỉ tiêu sinh hóa máu của thịt gà thí nghiệm

Albumin là thành phần chủ yếu cấu tạo nên protein huyết thanh. Chính vì vậy mà trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật, hàm lượng tương đối hay tỷ lệ phần trăm của albumin thường biến động đồng thời với hàm lượng protein huyết thanh. Để đánh giá ảnh hưởng của Chùm Ngây đến các chỉ tiêu sinh hóa máu, chúng tôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu hàm lượng protein và các tiểu phần protein huyết thanh. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.9.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của Chùm Ngây đến hàm lượng protein và các tiểu phần protein huyết thanh (g/l)

TT Chỉ tiêu ĐC TN 1 Protein toàn phần 35 39 2 Albumin 12 12 3 α-globulin 146 215 4 β-globulin 1,9 2,1 5 γ-globulin 1,6 2,9

Khi bổ sung Chùm Ngây trong thức ăn thì hàm lượng các tiểu phần protein huyết thanh ở lô TN hơn so với lô ĐC làm cho hàm lượng protein toàn phần tăng, trong đó hàm lượng γ-globulin tăng cao hơn là 2,9 (g/l) - 1,6 (g/l). Chỉ số trên có thể kết luận rằng bổ sung bột Chùm Ngây trong thức ăn đã làm tăng chỉ tiêu sinh hóa máu ở lô TN, qua theo dõ cho thấy gà ít bị bệnh, lông mượt và da vàng.

3.10. Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây đến hình thái nhung mao ruột non

3.10.1. Đặc điểm cấu trúc vi thể thành ruột non đoạn tá tràng ở gà

Để đánh giá khả năng phát triển của lớp nhung mao ở ruột đoạn tá tràng, chúng tôi tiến hành giải phẫu hình thái học bằng phương pháp nhuộm mầu HE, kết quả thu được như sau:

Cấu trúc thành ruột non đoạn tá tràng ở nhóm ĐC

(H.E x 40µm)

Cấu trúc thành ruột non đoạn tá tràng ở nhóm TN

(H.E x 40µm)

Chú thích: 1. Lớp màng ngoài; 2. Lớp cơ; 3. Tầng dưới niêm mạc; 4. Nhung mao

Hình 3.7: Cấu trúc thành và lớp nhung mao ruột non đoạn tá tràng

Kết quả cho thấy: lớp nhung mao là những khối hình lá cao nhọn có đường kính nhỏ, phát triển đều, không quan sát thấy sự tổn thương ở cả lô ĐC và lô TN. Bên cạnh đó, có xem lẫn một số nhung mao có hình dáng khối to, hình dáng không cố định. Tuy nhiên, lớp nhung phát ở lô TN phát triển đều và cao hơn so với lô ĐC.

4 3 2 1 1 2 3 4

Để đánh giá khả năng phát triển của lớp nhung mao, chúng tôi tiến hành đo chiều cao trung bình của lớp nhung mao, kết quả thu được nhu sau:

Bảng 3.10. Chiều cao của nhung mao ruột đoạn tá tràng ở gà

N Trung

binh (µm) SD Min Max p

ĐC 88 1638,70 416,3403 533,33 2350,05 p13= .000

Lô TN 94 1840,86 698,6250 624,55 3631,10 p12= .018

Kết quả cho thấy: Chiều cao trung bình của lớp nhung mao đoạn tá tràng ở lô TN cao hơn so với lô ĐC là 202,16 µm. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho gà ở lô TN sinh trưởng cao hơn so với lô ĐC và gà ít bị bệnh hơn.

3.10.2. Đặc điểm cấu tạo vi thể ruột non đoạn hỗng tràng ở gà

Để đánh giá khả năng phát triển của lớp nhung mao ở ruột đoạn hỗng tràng, chúng tôi tiến hành giải phẫu hình thái học bằng phương pháp nhuộm mầu HE, kết quả thu được như sau:

Cấu trúc thành ruột non đoạn hỗng tràng ở nhóm ĐC (H.E x 40µm)

Cấu trúc thành ruột non đoạn hỗng tràng ở nhóm TN (H.E x 40 µm)

Chú thích: 1. Lớp màng ngoài; 2. Lớp cơ; 3. Tầng dưới niêm mạc; 4. Nhung mao

Hình 3.8: Cấu trúc thành và lớp nhung mao ruột non đoạn hỗng tràng

- Quan sát đặc điểm hình thái lớp nhung mao đoạn hỗng tràng cho thấy: nhung mao là những khối hình lá hay hình ngón tay, có đường kính to hơn

4

3 2 1

4

3

nhung mao đoạn tá tràng. Nhiều nhung mao có trục liên kết lớp đệm phát triển mạnh tạo thành các hình khối to khác nhau, quan sát không thấy sự tổn thương ở cả lô TN và lô ĐC.

Để đánh giá khả năng phát triển của lớp nhung mao ruột non đoạn hỗng tràng, kết quả thu được nhu sau:

Bảng 3.11. Chiều cao của nhung mao ruột đoạn hỗng tràng ở gà n Trung bình SD Min Max p

ĐC 80 1357,36 593,36 582,85 3267,85 p12= .000

TN 92 1723,27 428,40 549,23 2508,93 p13= .000 Kết quả cho thấy: Chiều cao trung bình của lớp nhung mao ruột non đoạn hỗng tràng ở lô TN cao hơn so với lô ĐC là 365,91 µm. Có thể tiếp tục khẳng định đây là một trong những nguyên nhân làm cho gà ở lô TN hấp thu thức ăn tốt hơn dẫn đến sinh trưởng cao hơn so với lô ĐC và gà ít bị bệnh hơn.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Từ những kết quả thu được qua quá trình theo dõi đàn gà thí nghiệm từ 0 - 10 tuần tuổi, có những kết luận như sau:

Thay thế 20% protein của khô đỗ tương trong KPCS bằng protein bột lá Chùm Ngây đã không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm.

Ảnh hưởng của bột lá Chùm Ngây đã là tăng khả năng sinh trưởng lên 6% và làm giảm lượng thức ăn tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiêm thấp hơn 0,12 kg so với khẩu phần không thay thế bột Chùm Ngây

Bổ sung Chùm Ngây trong thức ăn thì hàm lượng các tiểu phần protein huyết thanh ở lô TN hơn so với lô ĐC làm cho hàm lượng protein toàn phần tăng, trong đó hàm lượng γ-globulin tăng cao hơn là 2,9 (g/l) - 1,6 (g/l).

Chiều cao trung bình của lớp nhung mao ruột non đoạn tá tràng và hỗng tràng ở lô TN cao hơn so với lô ĐC tương ứng là 202,16 µm và 365,91 µm.

2. Đề nghị

Từ những kết quả trên đưa ra một số đề nghị như sau:

- Nghiên cứu thêm một số chỉ tiêu kỹ thuật khác nhau như khả năng cho thịt, chất lượng sản phẩm, khả năng phòng chống bệnh của gà.

- Tiếp tục nghiên cứu với các tỷ lệ thay thế bột lá Chùm Ngây khác và trên đối tượng gia cầm khác để đánh giá chất lượng và hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng việt

1. Nguyễn Đặng Toàn Chương (2011), Xác định một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây Chùm ngây Moringa oleifera Lam. Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ khoa học cây trồng, Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh.

2. Trương Xuân Dung (1996), Thực hành sinh lý người và động vật, Xưởng in Trường Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Gắc, Nguyễn Lương Hiền, Lưu Trọng Hiếu (1977), Dịch pha loãng để đếm hồng cầu, Tập san khoa học kỹ thuật nông nghiệp (số

2/1977), Trường Đại học Nông nghiệp 4, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 65.

4. Nguyễn Ngọc Hà, Đặng Thị Tuân, Bùi Văn Chính, Bùi Thị Oanh (1994), Bột lá keo giậu (Leuceana leucocephala) “Nguồn caroten và khoáng

vi lượng cho gia cầm”, Hội thảo thức ăn bổ sung, sinh sản và thụ tinh

nhân tạo - Viện Chăn Nuôi, Hà Nội.

5. Từ Quang Hiển (2008), Nghiên cứu sử dụng lá keo dậu trong chăn nuôi, Nxb Đại học Thái Nguyên.

6. Trần Thị Hoan (2012), “Nghiên cứu sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà

thịt và gà đẻ bố mẹ Lương Phượng”, Luận án tiến sĩ nông nghiệp.

7. Nguyễn Đức Hùng, “Nghiên cứu ảnh hưởng của bột lá keo dậu (Leucaena leucocephala) đã qua xử lý đến sức sản xuất của gà broiler”. Tạp chí chăn nuôi, số 5/2005, tr. 6-9.

8. Hồ Thị Bích Ngọc (2012), “Nghiên cứu trồng, chế biến bảo quản và sử dụng cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 cho gà thịt và gà bố mẹ Lương

Phượng”, Luận án tiến sĩ nông nghiệp.

9. Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở việt Nam Tập I, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

10. Nguyễn Văn Thiện (2002), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Bùi Quang Tiến (1993), Phương pháp mổ khảo sát gia cầm. Thông tin KH và KT chăn nuôi số 4.

12. Tổng cục đo lường và chất lượng, "Tiêu chuẩn Việt Nam - Thức ăn chăn nuôi". Uỷ ban KHKT Nhà nước - Hà Nội

13. Lê Đức Trình, Nguyễn Hồng Quế, Hoàng Thị Bích Ngọc (1995), Thực tập

Hóa sinh, Nhà xuất bản Y học.

II. Tài liệu tiếng nước ngoài

14. Bennett R.N., Mellon F.A., Foidl N., Pratt J.H., DuPont M.S., Perkins L. and Kroon P.A., (2003). Profiling glucosinolates nad phenolics in vegetative and reproductive tissues of the multi - purpose trees Moringa oleifera L. (Horseradish tree) and Moringa stenopetala L. Journal of Agricultural nad Food Chemistry 51: 3546 - 3553.

15. Fahey J.W., (2005). Moringa oleifera: a review of the medical evidence for it’s nutritional, therapeuotic and prophylactic properties. Part 1. Tree For Life journal: 1-5

16. Foidl N, Makkr H.P.S and Becker K, (2001). The potential of Moringa oleifera for agricultural and industrial uses. In proceedings of the international workshop "what development potential for moringa products", Dar-es-salaam, Tanzania, pp 47-67.

17. Lahjie, A. M.; Siebert, B.,(1987),Kelor or horse radish tree (Moringa oleifera Lam.), A report from East Kalimantan.German Forestry Group, Mulawarman Univ

18. Mendieta-Araica B., Sporndly E., Reyes-Sanchez N., Salmeron-Miranda F. and Halling M., (2013). Biomass production and chemical composition of Moringa oleifera under different planting densities and levels of nitrogen fertilization. Agroforest Syst 12, 81 - 92.

19. Muhl Q.E., (2011). Seed germination, tree growth and flowering responses of Moringa oleifera Lam. To temperature. Submitted in Partial of requirements for degree MSc (Agric.) Horticulture in the Faculty of Natural and Agriculture Sciences University of Pretoria.

III. Tài liệu WEB

20. http://tuaf.edu.vn/ttdaotaoncptts/bai-viet/ky-thuat-trong-cham-soc-cay- chum-ngay-4161.html

21. http://www.vetshop.com.vn/2013/08/sinh-ly-mau-cua-gia-cam.html

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI

Ảnh 1: Úm gà con Ảnh 2: Thuốc phòng bệnh cho gà

Ảnh 5: Thuốc úm gà con Ảnh 6: Đảo chất độn chuồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ảnh hưởng của bột lá cây chùm ngây đến năng suất, chất lượng thịt và một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu; hình thái lớp nhung mao ruột ở gà thịt nuôi tại thái nguyên​ (Trang 59)