TRONG NƢỚC BIỂN VEN BỜ
1.4.1. Ảnh hƣởng đến con ngƣời
* Giảm nguồn lợi thủy sản:
Ô nhiễm môi trường làm suy thoái các hệ sinh thái, dẫn đến sự suy giảm nguồn lợi một cách đáng kể. Chất lượng môi trường sống của các loài suy giảm, một số vùng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, các rạn san hô, thảm cỏ biển bị xâm hại, mật độ quần thể sinh vật biển suy giảm nhanh làm mất đi khả năng tự tái tạo, phục hồi nguồn lợi. Số lượng giống, loài thủy sản có giá trị kinh tế cao bị đe dọa ngày càng tăng. Tác động có thể nhìn rõ nhất là ảnh hưởng đối với sản lượng của nghề khai thác thủy sản khu vực biển Miền Trung và vùng phụ cận, tỷ trọng sản lượng khai thác/công suất suy giảm nhanh chóng. Sự
23
suy giảm nguồn lợi là do khai thác quá mức ở các vùng nước gần bờ, ô nhiễm làm chết trứng cá và các con non. [37].
Do vậy để bù đắp chi phí, người dân dùng mọi biện pháp khai thác như: xung điện, hóa chất độc, dùng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định để khai thác làm huy diệt nguồn lợi thủy sản. Hiện nay nguồn lợi thủy sản ven bờ ở độ sâu <30m nước trở vào một số khu vực đã bị khai thác vượt quá 20-30% giới hạn cho phép; năng suất khai thác của một số nghề chính như lưới kéo, rê, mành, vó chụp kết hợp ánh sáng giảm từ 30 - 60% so với những năm đầu thập kỷ 90; tỷ lệ cá tạp trong một mẻ lưới chiếm từ 60 - 80%. Tỷ lệ thủy sản chưa trưởng thành trong 1 mẻ lưới vượt quá giới hạn cho phép từ 20 - 45% (theo Thông tư số 02/2006 ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản thì tỷ lệ này phải nhỏ hơn 15%) [21].
* Sự cố môi trường và tai biến thiên nhiên:
Nguy có về sự cố môi trường và tai biến thiên nhiên do mất đi hệ sinh thái ven bờ: khi mất đi thảm rừng ngập mặn, các mối nguy cơ về sự cố môi trường và tai biến thiên nhiên như: sụt lở đất đá ven bờ, xâm nhập mặn, giảm khả năng chắn sóng, chưa kể đến sóng thần nếu có thể xảy ra [21].
* Sức khỏe con người:
Khi trong môi trường nước dư thừa chất hữu cơ và dinh dưỡng, sẽ làm tăng vi sinh vật có hại. Điều đó làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người khi tham gia các hoạt động dưới nước và có thể gây ra các bệnh về da, mắt và hô hấp, đường tiết niệu, thậm chí có thể gây ung thư [21].
* Ngành du lịch:
Hiện nay, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến hoạt động du lịch tại khu vực biển Miền Trung. Tuy nhiên, qua các kết quả nghiên cứu tại một số khu vực khác có thể thấy một số tác động sau: Ảnh hưởng đến các cảnh quan và thẩm mỹ; Các chất ô nhiễm môi trường có thể phá hủy hoặc làm giảm tuổi thọ các cảnh quan du lịch, làm suy giảm giá trị đa dạng sinh học, phá hủy các giá trị văn hóa, khảo cổ. Nước thải ở một số khu vực bốc mùi hôi gây khó chịu cho khách du lịch và người dân. Nước thải có thể gây ngứa và một số bệnh ngoài da, làm thay đổi cảnh quan bờ biển làm giảm sức thu hút du khách [16].
24
Như vậy, bất kỳ sự ô nhiễm nào cũng sẽ gây nhiều tác động tới hoạt động du lịch như phá hủy cảnh quan, gây tâm lý không tốt tới du khách, ảnh hưởng đến uy tín dẫn đến suy giảm lượng khách tham quan.
1.4.2. Ảnh hƣởng đến hệ sinh thái
Các ảnh hưởng đến hệ sinh thái là do ô nhiễm môi trường nước biển không chỉ ô nhiễm hữu cơ mà bao gồm tất các các loại hình ô nhiễm khác.
Các tác động cụ thể được liệt kê như sau:
- Suy giảm hệ sinh thái rừng ngập mặn: Hiện nay diện tích rừng ngập mặn khu vực biển miền Trung đang bị suy giảm nghiêm trọng.
- Suy giảm hệ sinh thái cỏ biển: Hệ sinh thái này hầu như chưa bị khai thác trực tiếp, nhưng chịu tác động mạnh của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội làm suy giảm diện tích và mất nơi phân bố. Sự suy giảm mạnh của các bãi cỏ biển này liên quan trực tiếp từ việc lắng đọng trầm tích và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khác.
- Suy giảm hệ sinh thái rạn san hô: Phân bố số lượng loài tại các rạn cũng có sự khác nhau đáng kể và nhìn chung là thấp hơn so trước rất nhiều. Diện tích phân bố các rạn san hô đang bị thu hẹp đáng kể. Như ở vịnh Đà Nẵng, khu vực có lượng san hô chết chiếm 7,06% so với tổng diện tích san hô của vịnh Đà Nẵng, tập trung chủ yếu ở vùng phía Tây và Nam đèo Hải Vân như ở các bãi Nhỏ, bãi Đá, bãi Sạn, làng Vân và một phần ở mũi Nam Ô. Ngoài ra, nhu cầu oxy hóa cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, gây hại cho sinh vật trong nước và hệ sinh thái nói chung, làm thay đổi chuỗi thức ăn của sinh vật. Hàm lượng TSS cao sẽ góp phần làm tăng độ đục, giảm sự xuyên thấu của ánh sáng, làm hạn chế sự quang hợp của sinh vật, gây ra một số bệnh nguy hại đặc biệt là bệnh tẩy trắng ở san hô. [16].
Như vậy, vùng biển từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định là vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nguyên nhân cơ bản là do vị trí, cấu trúc địa hình tạo ra. Kinh tế ven biển Miền Trung chủ yếu là nông nghiệp và thủy sản. Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế ở các vùng ven biển có nhiều thay đổi, gia tăng thuỷ sản đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản, phát triển hoạt động công nghiệp và dịch vụ. Kéo theo đó là nguy cơ gây ô nhiễm vùng ven bờ. Cũng đã có rất nhiều nghiên cứu về vùng biển này nhưng tập trung chủ yếu nghiên cứu về sạt lở,
25
nghiên cứu về địa chất, nghiên cứu về tài nguyên sinh vật, ở lĩnh vực ô nhiễm môi trường thì chưa có nhiều. Các nghiên cứu nếu có mới tập trung ở hiện trạng mà chưa nhiều có nhiều nghiên cứu về đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm, về dự báo ô nhiễm hay nghiên cứu về sự cố môi trường có thể xảy ra do ô nhiễm. Ô nhiễm bởi hữu cơ và dinh dưỡng có thể gây hiện tượng bùng nổ tảo, làm suy giảm nhanh chóng hàm lượng ô-xy trong nước, sản sinh các độc tố và đó chính là nguyên nhân làm chết nhiều loài sinh vật biển trong tự nhiên và nuôi trồng. Khi đó, sự cố có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế - xã hội, môi trường, ảnh hưởng xấu đến đời sống của nhân dân. Nhận thấy tầm quan trọng đó, luận văn này được tiến hành và bước đầu nghiên cứu phương pháp đánh giá, cảnh báo nguy cơ có thể xảy ra do ô nhiễm bởi dinh dưỡng và hữu cơ phát sinh từ công nghiêp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, dân cư, du lịch.
26