NGUỒN GÂY Ô NHIỄM HỮU CƠ, DINH DƢỠNG VÙNG VEN BIỂN

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo mức độ ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng vùng ven biển từ thừa thiên huế đến bình định (Trang 25 - 26)

Ô nhiễm bởi chất hữu cơ, dinh dưỡng vùng ven biển chú yếu phát sinh từ các nguồn chính sau:

1.3.1. Gia tăng dân số

Biển và vùng bờ là nơi giàu có và đa dạng các loại hình tài nguyên, cũng như chứa đựng tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng. Bởi vậy, đây cũng là nơi tập trung sôi động các hoạt động phát triển của con người. Ở nước ta, gần 50% dân số cả

17

nước sống trong 28 tỉnh, thành phố ven biển. Tỷ lệ tăng dân số ở vùng ven biển cũng thường cao hơn đất liền [30].

Sự gia tăng dân số vùng ven biển làm tăng lượng chất thải từ hoạt động dân cư ven biển đổ ra môi trường và đổ thải vào biển qua hệ thống sông ngòi, kênh rạch. Lượng chất thải này tăng nhất ở các đô thị ven biển, nơi tập trung các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và thu hút dân lao động từ các tỉnh thành khác.

Bảng 1.2. Ước tính lượng thải ô nhiễm sinh hoạt của đô thị các tỉnh ven biển năm 2009 [6]

Loại chất thải

Thải lƣợng

trung bình Đơn vị Tổng lƣợng thải các

tỉnh ven biển Đơn vị

Chất thải rắn 0,36 – 0,70 kg/người/ngày 5200 – 10.300 tấn/ngày Nước thải 80 l/người/ngày 11.800.000 tấn/ngày TSS 70 -145 g/người/ngày 1.030 – 2.140 tấn/ngày BOD5 45 – 54 g/người/ngày 660 – 790 tấn/ngày COD 85 – 102 g/người/ngày 1.250 – 1.500 tấn/ngày Amoni 3,6 – 7,2 g/người/ngày 50 – 100 tấn/ngày Tổng N 6 – 12 g/người/ngày 90 – 180 tấn/ngày Tổng P 0,6 – 4,5 g/người/ngày 9 – 66 tấn/ngày Dầu mỡ phi

khoáng 10 - 30 g/người/ngày 150 - 440 tấn/ngày

Hiện nay tại khu vực các tỉnh thành ven biển, hệ thống xử lý chất thải hầu như chưa có, vì vậy áp lực do chất thải đổ ra môi trường càng nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Đánh giá và dự báo mức độ ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng vùng ven biển từ thừa thiên huế đến bình định (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)