1.3. NGUỒN GÂY Ô NHIỄM HỮU CƠ, DINH DƢỠNG VÙNG VEN BIỂN
1.3.4. Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
* Nuôi trồng: Theo điều tra của Viện Hải Dương học, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng ô nhiễm môt trường ven biển là hiện tượng nuôi thuỷ sản tràn lan, không có quy hoạch. Gần đây phần lớn cơ sở đã đi vào nuôi trên quy mô công nghiệp dẫn tới các nơi cư trú sinh vật, bãi đẻ, bãi giống bị huỷ diệt, dịch bệnh xuất hiện tràn lan…Hơn nữa, tình trạng ô nhiễm môi trường còn do các địa phương khai thác, sử dụng không hợp lý các vùng đất cát ven biển dẫn tới việc thiếu nước ngọt, xói lở, sa bồi bờ biển với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Việc khai thác bằng đánh mìn, sử dụng hoá chất độc hại làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi thuỷ sản và gây hậu quả nặng nề cho các vùng sinh thái biển.
Bên cạnh đó, nước thải nuôi trồng thủy sản cũng chứa các thành phần độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường cần được xử lý. Nước thải nuôi tôm công nghiệp có hàm lượng các chất hữu cơ cao (BOD5 12 - 35mg/l, COD 20 - 50mg/l), các chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), TSS (12 - 70mg/l), ammoniac (0,5 - 1mg/l), coliforms
21
(2,5.102 - 3.104 MNP/100ml). Nước thải nuôi cá trê lai có thành phần BOD5 56mg/l, COD 118mg/l; tổng N 11,50 mg/l; tổng P 5,02 mg/l. Nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản trong một vụ nuôi (nuôi tôm thường 2 vụ/năm, nuôi cá 1 vụ/năm) có thể đạt đến 15.000 - 25.000 m3/ha tùy thuộc vào quy trình nuôi các loại thủy sản... có chứa nhiều thành phần độc hại và các nguồn dịch bệnh phải được xử lý triệt để trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. [20]
* Đánh bắt thủy sản: Việc khai thác, sử dụng nguồn lợi sinh vật biển ngày
càng tăng góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia, nâng cao đời sống, tăng thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cho đa phần dân cư ven biển. Song song với sự gia tăng các mối đe dọa do suy thoái chất lượng môi trường ven biển, thì việc đánh bắt hải sản cũng tăng lên trong thời gian qua.
Sức ép khai thác nguồn lợi ven bờ hiện đã báo động với trên 80% tàu thuyền tập trung hoạt động khai thác ven bờ. Sản lượng khai thác bền vững ở vùng nước có độ sâu nhỏ hơn 50m được ước tính khoảng 0,6 triệu tấn trong khi thực tế sản lượng khai thác ven bờ hiện nay đã đạt khoảng 1,1 triệu tấn [6]. Vì áp lực đánh bắt tăng lên dẫn tới sự suy giảm kích thước quần thể, tính đa dạng gen và tính thích nghi của đàn cá cũng giảm theo. Hầu hết các đàn cá ăn đáy đã bị đánh bắt và nhiều đàn đang bị suy giảm. Do bị khai thác, đánh bắt quá mức, nên một số đàn cá di cư không còn khả năng phục hồi số lượng quần thể và lâm vào tình trạng bị đe dọa diệt vong.