Từ kết quả đánh giá hiện trạng môi trường nước biển ven bờ ở hai đợt quan trắc 4.2013 và tháng 10.2014; đánh giá và dự báo mức độ ô nhiễm bởi các hoạt động dân sinh, du lịch, chăn nuôi, công nghiệp nhận thấy nguyên nhân gia tăng ô nhiễm hữu cơ, dinh dưỡng nước biển ven bờ là:
- Khi tính toán tải lượng ô nhiễm phát sinh từ nguồn dân cư và du lịch, công nghiệp, chăn nuôi và thủy sản thì nguồn chăn nuôi phát thải ô nhiễm bởi hữu cơ và dinh dưỡng là đáng kể nhất; tiếp theo là công nghiệp, tiếp theo nữa là thủy sản và cuối cùng là nguồn dân cư và du lịch.
- Tải lượng chất hữu cơ, dinh dưỡng trong môi trường ven bờ có xu hướng tăng theo số liệu quy hoạch nhưng các biện pháp, công trình xử lý nguồn thải chưa đáp ứng đủ với lượng và loại hình chất thải.
Các biện pháp sau được đề xuất dựa trên các các vấn đề còn tồn tại và có phân tích đánh giá ưu tiên dựa trên cơ sở phân tích chi phí – lợi ích.
63
Biện pháp 1. GIẢM TẢI LƢỢNG Ô NHIỄM VÀO ĐẦM PHÁ
Việc giảm tải lượng phát thải vào đầm phá sẽ làm giảm thiểu ô nhiễm, do đó giảm tác động bởi suy giảm nguồn lợi thủy hải sản. Do đó sẽ thu được các lợi ích bởi việc giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng, làm tăng lợi ích từ việc tăng năng suất nuôi trồng; đồng thời giảm chi phí phòng chống ô nhiễm của những đối tượng chịu ô nhiễm; làm đẹp cảnh quan thiên nhiên. Việc giảm tải lượng ở các nguồn ô nhiễm chính như sau:
* Đối với chăn nuôi:
Hạn chế thả rông gia súc, có biện pháp thu gom ít nhất 50% phế thải từ chăn nuôi, chế biến, sử dụng làm phân vi sinh, khí sinh học.
Áp dụng các biện pháp chăn nuôi tiên tiến như nuôi trên nền đệm lót sinh thái. Các chuồng trại quy mô lớn nên được áp dụng kiểm soát nước thải theo quy định về kiểm soát tổng tải lượng. Đối với các chuồng trại quy mô nhỏ, hướng dẫn để lắp đặt các hệ thống làm sạch như là một biện pháp riêng lẻ từ việc xem xét đến xu hướng tập trung hóa và mở rộng quy mô cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội.
* Đối với công nghiệp:
Các nhà máy và cơ sở kinh doanh cố gắng giảm tải lượng phát thải bằng cách lắp đặt, tăng cường các hệ thống xử lý nước thải, thay đổi các công đoạn sản xuất và nguyên vật liệu nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn Kiểm soát Tổng tải lượng ô nhiễm. Để đảm bảo các nhà máy và các cơ sở kinh doanh thực hiện các biện pháp này, các cơ quan nhà nước bên cạnh việc đưa ra các hướng dẫn kỹ thuật cụ thể còn cần phải thực hiện nghiêm xử phạt hành chính và xử phạt hình sự nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn.
Ngoài ra, khi áp dụng kiểm soát tổng tải lượng ô nhiễm cho tải lượng phát thải, yêu cầu cần có những nỗ lực song song để đảm bảo việc tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm soát đối với tải lượng phát thải được quy định. Bên cạnh việc hướng dẫn kỹ thuật và quản lý giám sát của các cơ quan hành chính đã được đề cập, cần có các biện pháp hỗ trợ bổ sung như cho vay tài chính lãi thấp đối với trường hợp huy động vốn để lắp đặt hệ thống xử lý nước thải.
64
* Đối với nguồn sinh hoạt
Tiến hành xử lý nước thải sinh hoạt bằng cách xây dựng các hệ thống thoát nước và nâng cấp các hệ thống xử lý nước thải.…
* Đối với các hoạt động du lịch - dịch vụ
- Với việc phát triển du lịch, cần quy hoạch phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đảm bảo vệ sinh môi trường như các nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí, các nhà vệ sinh công cộng, các tàu du lịch có hệ thống xử lý nước thải v.v.
- Hạn chế dần các khu nhà hàng nổi trên các vịnh theo lộ trình giảm 25% vào 2016, giảm 50% vào 2020 và lâu dài tiến đến di dời toàn bộ các khu dân cư trên mặt các vịnh, khu ven bờ định cư trên đất liền.
- Cơ cấu lại lượng du khách theo mùa.
- Thu gom và xử lý chất thải sinh từ dân cư và du khách đạt từ ước tính 10% hiện nay lên 20% vào 2016 và 50% vào 2020 để tăng lượng khách lên tương ứng là 20 % và 50%.
* Đối với hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
- Ngừng nuôi cá ô lồng, chuyển mạnh sang nuôi các loài nhuyễn thể sử dụng thức ăn tự nhiên, không gây ô nhiễm và có khả năng làm sạch nước, góp phần phục vụ du lịch như ngọc trai, bào ngư, tu hài, điệp quạt, ngao, sò, vẹm và hầu v.v.
- Không nên nuôi tập trung tại một vài chỗ. Tăng cường nuôi thêm các loài nhuyễn thể có khả năng làm sạch nước ngọc trai, bào ngư, tu hài, điệp quạt, ngao, sò, vẹm, hầu v.v. Tuy nhiên cũng cần có những nghiên cứu thực nghiệm về khả năng làm sạch nước của các sinh vật này để có những hoạch định chính xác hơn.
- Khuyến khích hoạt động khai thác xa bờ đem lại nguồn hải sản lớn và tạo điều kiện thu nhập cho ngư dân. Ngoài ra, khai thác xa bờ sẽ hạn chế sự khai thác cạn kiện khu vực ven bờ, đảm bảo cân bằng sinh thái và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, để khuyến khích ngư dân khai thác thuỷ sản xa bờ, chính quyền cần có chính sách hỗ trợ ngư dân lắp đặt các tàu cá có công suất lớn với hệ thống liên lạc thông suốt và đảm bảo an toàn. Trong trường hợp các tàu cá có đủ điều kiện
65
đánh bắt xa bờ mà không cần đến sự hỗ trợ của chính quyền thì cần có chính sách miễn giảm thuế hoặc phí liên quan.
- Cấm các hình thức khai thác thuỷ sản trực tiếp trên rạn san hô, cấm và xử phạt các phương tiện khai thác huỷ diệt như mìn, xung điện, đền cao áp, hoá chất, đặc biệt là sử sụng cyanua đánh bắt cá.
Biện pháp 2. Giảm hậu quả ô nhiễm
Biện pháp 2:TĂNG CƢỜNG GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG
Lợi ích của việc tăng cường giám sát và quản lý môi trường là lợi ích kiểm soát được nguồn thải, do đó làm tăng lợi ích việc quản lý nguồn thải, tăng khả năng áp dụng các chế tài xử phạt vi phạm trong lĩnh vực môi trường; nâng cao hiệu quả trong chính sách quy hoạch. Tuy nhiên, lại làm tăng chi phí quản lý hành chính; tăng chi phí đào tạo, bồi dưỡng nguồn lực quản lý môi trường. Các biện pháp nhằm tăng cường giám sát và quản lý môi trường như sau:
1. Xây dựng nguồn lực quản lý môi trƣờng
- Đầu tư cho nguồn nhân lực quản lý môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường, đảm bảo thực hiện việc giám sát đổ thải.
- Đầu tư kinh phí cho việc xây dựng hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và kiểm toán nguồn thải.
- Xây dựng hệ thống GIS quản lý nguồn thải theo khu vực và theo ngành.
2. Giám sát việc thực hiện nghiêm túc cam kết trong đánh giá tác động môi trƣờngcủa các dự án đầu tƣ
Việc thực hiện nghiêm chỉnh các báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ góp phần cải thiện môi trường trong khu vực. Các báo cáo đánh giá tác động môi trường không những thực hiện khi dự án đã được phê duyệt mà cần phải thực hiện thường xuyên và định kỳ. Nếu dự án không có báo cáo đánh giá tác động môi trường thì nhất định không được thực hiện. Việc theo dõi các dự án và các báo cáo đánh giá tác động môi trường được phụ trách bởi các chuyên viên có kinh nghiệm. Khi có vấn đề môi trường xảy ra liên quan đến các dự án này thì những người này cùng với ban quản lý dự án sẽ phải chịu trách nhiệm giải quyết.
66
3. Giám sát và quản lý các nguồn thải gây ô nhiễm môi trƣờng .
Các nhà quản lý môi trường địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu các nguồn thải trên toàn bộ địa bàn về hàm lượng chất thải, thể tích và lưu lượng chất thải, đặc tính nước thải của mỗi loại cơ sở sản xuất v.v. để từ đó cấp phép xả thải đối với các cơ sở này. Việc kiểm tra, giám sát các nguồn thải này cần phải được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên với sự tham gia của cảnh sát môi trường và cộng đồng.
Thực hiện đóng cửa cơ sở sản xuất nếu có hành vi gian lận trong việc xả thải. Các nguồn thải trước khi thải ra môi trường phải được xử lý đảm bảo nồng độ chất gây ô nhiễm trong tiêu chuẩn môi trường.
4. Quản lý chặt chẽ các phƣơng tiện hoạt động, các công trình xây dựng vàneo thả trên mặt biển
Hạn chế và tiến tới không cấp phép cho các tàu thuyền vận chuyển khách du lịch và các tàu thuyền đang kinh doanh không được trang bị đầy đủ thiết bị thu gom rác thải đối với chất rắn, cũng như rác thải lỏng. Các chất thải lỏng trên tàu cần được thu gom và xử lý. Nếu tàu có hành vi xả thải trên biển, đình chỉ không cho hoạt động. Kiên quyết loại bỏ các nhà bè ẩm thực trên mặt nước biển. Không chỉ làm hỏng cảnh quan thiên nhiên vịnh, các nhà bè là nguồn thải không kiểm soát các chất gây ô nhiễm và đặc biệt là cản trở hoàn lưu nước, hạn chế phân tán chất gây ô nhiễm trong lòng biển.
5. Quản lý các xóm vạn chài ven biển
Các làng chài ven biển có xu hướng tăng do dân số nhanh cả tăng tự nhiên và tăng cơ học và là nguồn tiềm năng gây ô nhiễm môi trường, đe doạ đa dạng sinh học vịnh. Các vạn chài thường định cư ở nơi kín sóng gió và hoàn lưu nước kém, dễ thành các tụ điểm ô nhiễm cục bộ. Với mức tăng trưởng dân số như hiện nay, dự báo đến năm 2020, lượng chất thải do các xóm vạn chài xả xuống biển sẽ tăng 1,2 lần. Không nên để mở rộng quy mô các làng chài trên biển và nên định cư dần dân vạn chài lên bờ theo lộ trình 40% vào 2015 và 100% vào 2020. Chủ trương từng bước di dời và định cư sinh sống trên bờ mang lại lợi ích bảo vệ môi trường và lợi ích cho chính
67
Biện pháp 3. LỒNG GHÉP HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINHTẾ - XÃ HỘI
Việc lồng ghép hoạt động bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội sẽ đem lại lợi ích to lớn đảm bảo phát triển bền vững, lợi ích từ việc có thể làm giảm hậu quả ô nhiễm không mong muốn, kéo theo làm giảm chi phí khắc phục ô nhiễm ngoài tầm kiểm soát. Thông thường cóhai phương án cơ bản sau:
- Phương án 1: Giảm cơ học các hoạt động phát thải: giảm lượng du khách tham quan các khu du lịch ven biển; giảm số lượng đàn gia súc và giảm tổng sản phẩm công nghiệp thực phẩm.
- Phương án 2: Tăng cường thu gom và xử lý chất thải để đảm bảo tổng lượng chất thải sinh hoạt giảm; giảm tổng lượng chất thải từ chăn nuôi, giảm tổng lượng chất thải từ công nghiệp. Mỗi một ngành, một lĩnh vực cần có các quy hoạch bảo vệ môi trường đi kèm với các quy hoạch phát triển kinh tế. Đối với các doanh nghiệp, ngoài tiêu chuẩn chất lượng, cần thiết tiến tới đạt tiêu chuẩn về môi trường ISO 14001 trong đó đề ra các chính sách môi trường, các mục tiêu môi trường mình cần phải đạt được và dựa trên các mục tiêu đó có các kế hoạch, hành động tương ứng. Mỗi doanh nghịêp, nhà máy cần có nhóm cán bộ chuyên phụ trách về môi trường để đảm bảo môi trường trong khu vực mình quản lý luôn đảm bảo (về không khí, chất lượng nước, đất, trầm tích v.v.). Đây là lĩnh vực khá mới và đòi hỏi cần kinh phí cũng như các kiến thức về tiêu chuẩn ISO 14001.
Biện pháp 4. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG VÙNG VEN BỜ
Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý môi trường vùng bờ sẽ có lợi ích to lớn bởi việc thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý môi trường đới bờ; nâng cao tính chặt chẽ của hệ thống văn bản luật về quản lý môi trường vùng ven bờ; tăng lợi ích bởi việc kiểm soát tốt nguồn thải; tăng lợi ích do kiểm soát được các hoạt động phát triển kinh tế xã hội có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Theo đó cần phải hoàn thiện khung pháp luật về quản lý môi trường vùng ven bờ như sau:
68
- Xây dựng luật chuyên biệt về quản lý môi trường vùng ven bờ. Trong đó chú trọng nguyên tắc, phương pháp, nội dung về quản lý môi trường đới bờ, cần lưu ý tới từng địa phương ven biển, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương trong việc phân cấp quản lý…
- Có các nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chuyên biệt quản lý môi trường đới bờ,
- Có nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý môi trường đới bờ.
- Hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh gián tiếp tới hoạt động phân vùng quản lý môi trường vùng bờ.
+ Bộ Luật Hình sự và Bộ Luật tố tụng Hình sự, trong đó bổ sung thêm các quy định về một số tội phạm liên quan đến lĩnh vực quản lý môi trường vùng bờ.
+ Bộ Luật Dân sự: Quy định việc bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp xảy ra sự cố môi trường vùng bờ.
+ Bộ Luật Lao động: quy định về các loại hợp đồng lao động với người lao động tham gia khai thác, sử dụng tài nguyên vùng ven bờ.
+ Luật Hành chính: quy định về thủ tục giải quyết các khiếu nại hành chính liên quan đến vùng ven bờ, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm diễn ra ở vùng ven biển.
+ Luật an sinh và xã hội: mở rộng đối tượng tham gia BHXH tới mọi người lao động, có các quy định trong việc bảo hiểm đầy đủ cho những người dân ở vùng ven biển; khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia công tác ứng cứu sự cố môi trường vùng ven biển.
- Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi và khuyến khích các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý môi trường, phục hồi tài nguyên và môi trường đới bờ.
69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Từ thực tế công việc và qua quá trình học tập, nghiên cứu làm luận văn, đề tài đã đạt được những kết quả sau:
a.Khảo sát chất lƣợng môi trƣờng vùng biển
* Đánh giá chất lượng nước qua đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn:
nước biển ven bờ ở một số vị trí đã có dấu hiệu ô nhiễm bởi các chỉ tiêu dinh dưỡng như NH4+ (khi so sánh với QCVN 10-MT:2015/BNTM); NO3-N, PO4-P, T-P (khi so sánh với Tiêu chuẩn ASEAN, Tiêu chuẩn New Zealand) đối với mục đích nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh.
* Đánh giá chất lượng nước qua chỉ số WQI: Nước biển ven bờ từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định đều có chất lượng tốt. Diễn biến về chỉ số WQI giữa hai mùa có sự khác biệt rõ rệt: WQI mùa mưa hầu như cao hơn WQI mùa khô. Các chỉ tiêu hữu cơ DO, BOD5, COD có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nước; các yếu tố hữu cơ ở mức tốt.
* Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong môi trường nước biển qua chỉ số TSI: Hầu hết các vùng nước khảo sát có tình trạng dinh dưỡng trung bình. Một vài