.1Mô hình nghiên cứu của khóa luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi các công ty xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán tp HCM​ (Trang 27 - 31)

Tóm lại, phương trình hồi quy của mô hình mở rộng có: • Biến phụ thuộc Y : Tổng phần bù rủi ro của cổ phiếu • Các biến X1, X2 , X3, X4 là các biến độc lập (biến giải thích)

• Yếu tố thị trường (market premium): phần bù cho mức độ rủi ro mà các nhà đầu tư phải gánh chịu liên quan đến thị trường.

• Yếu tố quy mô công ty (size premium): phần bù cho tác động của quy mô công ty.

• Yếu tố giá trị (value premium): phần bù cho tác động của giá trị công ty. • Yếu tố xu hướng phần bù xu hướng WMLt (Winners minus Losers), yếu tố

này cho tác động khi thực hiện chiến lược đầu tư theo xu hướng. Phương trình hồi quy của mô hình có dạng như sau:

ε β β β β β + + + + + = = f(X) 0 1X1 2X2 3X3 4X4 Y Yếu tố phần bù thị trường (BETA) Yếu tốphần bù quy mô công ty (SMB) Yếu tốphần bù giá trị (HML) Yếu tố phần bù xu hướng (WML) Tổng phần bù rủi ro (RISK PREMIUM)

Trong đó:

• Y: Tổng phần bù rủi ro của cổ phiếu • β0: Tung độ góc của phương trình hồi quy • βi: Hệ số hồi quy

• X1: Biến Yếu tố thị trường (Rm – Rf) hay BETA • X2: Biến phần bù quy mô (SMB)

• X3: Biến phần bù giá trị công ty (HML) • X4: Biến phần bù xu hướng ( WML)

Các giả thiết nghiên cứu

Các giả thiết sau đây được đề nghị biểu diễn trong mô hình nghiên cứu của luận văn này như sau:

H1: Có mối tương quan đồng biến giữa yếu tố thị trường và tổng phần bù rủi ro của cổ phiếu.

H2: Có mối tương quan nghịch biến giữa yếu tố quy mô công ty và tổng phần bù rủi ro của cổ phiếu.

H3: Có mối tương quan đồng biến giữa yếu tố giá trị công ty và tổng phần bù rủi ro của cổ phiếu.

H4: Có mối tương quan đồng biến giữa yếu tố phần bù xu hướng và tổng phần bù rủi ro của cổ phiếu.

3.2. Dữ liệu nghiên cứu 3.2.1.Nguồn dữ liệu 3.2.1.Nguồn dữ liệu

Nguồn dữ liệu của bài nghiên cứu được lấy từ trang www.hsx.vn vì nguồn dữ liệu của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh nên không có sự sai lệch và hoàn toàn chính xác bên cạnh đó còn sử dụng nguồn dữ liệu từ trang

www.cophieu68.com so sánh với trang www.hsx.vn thì dữ liệu cũng hoàn toàn chính xác.

3.2.2.Cách lấy và xử lý dữ liệu

 TSSL chứng khoán và TSSL thị trường

TSSL thị trường là được lấy là chỉ số VN- Index.Từ giá đóng cửa cuối ngày, ta tính TSSL ngày cho các chứng khoán.Bài nghiên cứuchọn ngày để tính toán vì muốn số liệu thật chính xác.Vớithời kỳ mẫu 3 năm, có tất cả 745 ngày giao dịch.

Để thuận lợi cho việc tính toán, TSSL được tính ở đây bỏ qua việc tính cổ tức và TSSL ngày được tính dựa vào công thức như sau:

𝑹𝑹𝒊𝒊 =𝑷𝑷𝑷𝑷 − 𝟏𝟏 − 𝟏𝟏𝑷𝑷𝑷𝑷

Trong đó:

Pt: là giá đóng cửa cổ phiếu ngày t Pt-1: giá đóng cửa cổ phiếu ngày t

 TSSL tài sản phi rủi ro (Rf)

Lãi suất phi rủi ro trong bài nghiên cứu được lấy là lãi suất của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm do Kho bạc nhà nước phát hành, dữ liệu lấy trên trang web của Bộ tài chính. Lãi suất này là lãi suất trúng thầu của các đợt phát hành trái phiếu do Kho bạc nhà nước phát hành.

 Giá trị thị trường và giá trị sổ sách

Giá trị thị trường và giá trị sổ sách được lấy từ BCTT theo quý của các công ty. Hầu hết các báo cáo tài chính đã được kiểm toán và được soát xét.

 Hệ số Beta trong mô hình Fama - French hay cả CAPM được phân tích sơ bộ bằng công thức:

β = 𝑪𝑪𝑪𝑪𝑪𝑪(𝑹𝑹𝒊𝒊,𝑹𝑹𝑹𝑹)𝑽𝑽𝑽𝑽𝑽𝑽(𝑹𝑹𝑹𝑹)

Cov (Ri, Rm) là hiệp phương sai giữ tỷ suất sinh lợi danh mục i và danh mục thị trường.

Var (Rm): phương sai của tỷ suất sinh lợi danh mục thị trường

 Phần bù quy mô (SMB) và phần bù giá trị (HML)

Quy mô (giá trị thị trường-ME) công ty được tính bằng giá cổ phiếu đóng cửa nhânvới số cổ phiếu đang lưu hành ở ngày hiện tại.Số cổ phiếu đang lưu hành đã trừ đi cổphần ưu đãi. Giá trị sổ sách(BM) ở đây theo Fama- French(1993)là giá trị sổ sách củavốn chủ sỡ hữu cộng với thuế thu nhập hoãn lại trên Bảng cân đối kế toán trừ đi giá trịsổ sách cổ phần ưu đãi. Giá trị thị trường và giá trị sổ sách tính trên cổ phần thường vìcổ phần ưu đãi không cho người nắm giữ quyền quản lý công ty. Theo Fama- Frenchnăm 1993 các chứng khoán được sắp xếp theo quy mô và chia thành 2 nhóm theo tỷ lệ50%-50%, nếu quy mô công ty nào nhỏ hơn hoặc bằng 50% vốn hóa trung bình củatoàn thị trường thì được xếp vào nhóm quy mô nhỏ (Small) và ngược lại được xếp vàonhóm quy mô lớn (Big). Yếu tố B/M được sắp xếp tăng dần và chia thành 3 nhóm là L (Low), M ( Medium ), H ( High) tương ứng với giá trị thấp, vừa và cao. Sáu danh mục quy mô công ty (S/L, S/M, S/H, B/L, B/M, B/H) là sự tổ hợp của hai nhóm ME và ba nhóm BE/ME.

Nhân tố SMB được tính bằng TSSL bình quân của 3 danh mục có quy mô nhỏ trừ choTSSL bình quân của 3 danh mục quy mô lớn :

𝑆𝑆𝑆𝑆𝑆𝑆 = 𝑆𝑆𝑆𝑆 + 𝑆𝑆𝑆𝑆 + 𝑆𝑆𝑆𝑆3 −𝑆𝑆𝑆𝑆 + 𝑆𝑆𝑆𝑆 + 𝑆𝑆𝑆𝑆3

Nhân tố HML được tính bằng TSSL bình quân của 2 danh mục có B/M cao trừ choTSSL bình quân của 2 danh mục có B/M thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi các công ty xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán tp HCM​ (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)