Phân tích hồi quy tuyến tính mô hình CAPM, Fama-French và Carhart

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi các công ty xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán tp HCM​ (Trang 49 - 52)

Chúng ta sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS để chạy hồi quy mô hình CAPM, Fama – French và Carhart.

Bảng 4.3Kết quả hồi quy tổng hợp mô hình CAPM, Fama-French và Carhart.

Biến phụ thuộc Biến độc lập Hệ số hồi quy

T Statistics Sig R2 hiệu chỉnh Ri - Rf (CAPM) Rm – Rf 0.76 31.859 0.000 0.577 Ri – Rf (Fama-French) Rm – Rf 0.646 25.554 0.000 0.631 SMB -0.276 -9.982 HML -0.042 -1.648 Ri – Rf (Carhart) Rm – Rf 0.646 25.536 0.000 0.631 SMB -0.276 -9.976 HML -0.042 -1.654 WML 0.003 0.138 Nguồn : Tác giả tự tổng hợp

Kết quả cho thấy mô hình ba nhân tố Fama-French và Carhart có khả năng giả thích sự biến động của tỷ suất sinh lời cổ phiếu tốt hơn mô hình CAPM. Cụ thể R2 hiệu chỉnh của mô hình CAPM là 0.577 trong khi con số này ở mô hình Fama- French và Carhart là 0.631 Mặt khác, chúng ta đã thực hiện kiểm định và không thấy hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Tuy nhiên biến HML ở mô hình Fama- French chỉ mang ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10% và WML ở mô hình Carhart

lại không có ý nghĩa thống kê còn tất cả các biến còn lại đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% hay độ tin cậy 95%.

Chúng ta nhìn vào hệ số hồi quy để biết được tác động của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Cụ thể:

• Biến phần bù rủi ro thị trường Rm – Rf có mối tác động cùng chiều đến những thay đối của biến suất sinh lợi cổ phiếu i (Ri – Rf). Hay nói cách khác khi thị trường ổn định, tăng trưởng tốt sẽ kéo theo sự tăng trưởng của tỷ suất sinh lợi cổ phiếu mà nhà đầu tư đang nắm giữ, đều này mang lại lợi nhuận cao nếu các nhà đầu tư biết nắm bắt thời điểm. Và ngược lại tỷ suất sinh lời cổ phiếu sẽ giảm sút khi thị trường xấu, ít giao dịch.

• Biến quy mô công ty (SMB) có tác động nghịch chiều đến suất sinh lợi của cổ phiếu của chính công ty đó. Theo như kết quả nghiên cứu thì những cổ phiếu của các công ty xây dựng có quy mô nhỏ sẽ mang lại suất sinh lợi cao hơn cổ phiếu của những công ty có quy mô lớn và ngược lại.

• Biến giá trị công ty (HML) tuy kết quả hồi quy cho thấy mức ý nghĩa thống kê ở mức 10% thì nhân tố HML có mối quan hệ nghịch chiều với tỷ suất sinh lợi tức những cổ phiếu có hệ số BE/ME cao sẽ cho tỷ suất sinh lợi cao hơn những cổ phiếu có hệ số BE/ME thấp bởi vì đặc thù của nhóm ngành xây dựng.

• Biến xu hướng (WML) cho kết quả hồi quy không có ý nghĩa thống kê, nguyên nhân cụ thể dẫn đến kết quả như vậy là xu hướng của các công ty nhóm ngành xây dựng trên sàn chứng khoán TP.HCM vẫn chưa phản ánh được ý nghĩa .

Trong bốn hệ số hồi quy thì hệ số hồi quy biến phần bù rủi ro thị trường là lớn nhất chứng tỏ tác động rất lớn của biến này đối với tỷ suất sinh lợi của danh mục cổ phiếu. Đồng thời trong ba mô hình nghiên cứu ( CAPM, Fama – French, và Carhart ) thì mô hình Fama – French giải thích tốt hơn 2 mô hình còn lại với R2 bằng 63.1%, so với những nghiên cứu của các tác giả Vương Đức Hoàng Quân và Hồ Thị

Huệhay Nguyễn Văn Sĩ thì kết quả của bài khóa luận cũng thể hiện R2

khá cao tuy nhiên vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên vẫn còn hạn chế về việc phân tích.

Tóm lại, nội dung chương 4 của khóa luận gồm kết quả phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy để các giả thuyết nghiên cứu đặt ra ban đầu.Qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nhóm ngành Xây dựng được niêm yết trên Sàn chứng khoán TP.HCM.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP

Chương 4 đã cho chúng ta những kết quả nghiên cứu thực nghiêm mô hình CAPM, Fama-French và Carhart. Chương 5 sẽ nêu một số điểm hạn chế của nghiên cứu, các khuyến nghị đầu tư và các giải pháp nâng cao tính phù hợp của mô hình CAPM, Fama-French và Carhart cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi các công ty xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán tp HCM​ (Trang 49 - 52)