Kiểm định các giả thiết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi các công ty xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán tp HCM​ (Trang 47 - 49)

Chúng ta có bốn giả thiết được đặt ra như sau:

H1: Có mối tương quan đồng biến giữa nhân tố phần bù rủi ro thị trường và phần bù rủi ro cổ phiếu i (cho cả mô hình CAPM, mô hình Fama-French và mô hình Carhart.)

Như chúng ta đã đề cập ở các phần phân tích trước, giá trị t Stas của biến phần bù rủi ro thị trường là 31.859 > t* = 1.96 và hệ số hồi quy chuẩn hóa βi = 0.76 (đối với mô hình CAPM). Giá trị t Stas của biến phần bù rủi ro thị trường là 25.554 > t* = 1.96 và hệ số hồi quy chuẩn hóa βi = 0.646 (đối với mô hình CAPM). Giá trị t Stas của biến phần bù rủi ro thị trường là 25.536 > t* = 1.96 và hệ số hồi quy chuẩn hóa βi = 0.646 (đối với mô hình CAPM). Điều này đồng nghĩa với việc nhân tố phần bù rủi ro cổ phiếu i thực sự chịu tác động rất lớn và cùng chiều trước những

thay đổi của thị trường hay nói cụ thể thị trường càng rủi ro thì tỷ suất sinh lời cổ phiếu càng cao với điều kiện các yếu tố khác không đổi.Chúng ta chấp nhận giả thiết H1 này.

H2: Có mối quan hệ nghịch biến giữa nhân tố quy mô công ty (SMB) và phần bù rủi ro cổ phiếu i (Ri – Rf)

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy hệ số hồi quy của biến SMB (si) là -0.276 và giá trị tuyệt đối t stas của biến này là 9.982 và 9.976 > t* = 1.96 ( đối với cả 2 mô hình Fama – French và Carhart ). Chúng ta có thể kết luận rằng, quy mô công ty có tác động nghịch chiều đến phần bù rủi ro cổ phiếu hay những công ty có quy mô nhỏ sẽ cho tỷ suất sinh lợi cao hơn so với những công ty có quy mô lớn nếu điều kiện các yếu tố khác không đổi.

H3: Có mối tương quan đồng biến giữa yếu tố giá trị công ty (HML) và phần bù rủi ro cổ phiếu i (Ri – Rf)

Chúng ta đã phân tích biến giá trị công ty HML không có ý nghĩa thống kê do giá trị tuyệt đối t stas = 1.648 và 1.645 ( đối với cả hai mô hình Fama – French và Carhart ) < t*=1.96, mặt khác sig lại quá lớn lên tới 10% > 5%. Ta sẽ bác bỏ giả thuyết H3 này

H4 : Có mối tương quan đồng biến giữa yếu tố đà tăng trưởng của công ty (WML) và phần bù rủi ro cố phiếu I ( Ri – Rf) ( đối với mô hình Carhart )

Theo như phân tích ở trên thì biến xu hướng ( đà tăng trưởng ) WML không mang ý nghĩa thống kê do giá trị tuyệt đối t stas = 0.138 < t*=1.96, mặc khác sig lại quá lớn chiếm 89% > 5% do đó ta cũng sẽ bác bỏ giả thuyết H4 này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi các công ty xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán tp HCM​ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)