Khung phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại sở nội vụ tỉnh hà giang (Trang 48)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Khung phân tích

Hình 2.1: Khung phân tích về công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ Hoàn thiện công tác

quản lý NNL tại Sở Nội vụ HG Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Thẩm quyền quản lý Nội dung quản lý Đánh giá kết quả quản lý Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế

NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SỞ NỘI VỤ

Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ

Hà giang Giải pháp và kiến nghị Giải pháp 1 Giải pháp 2 lực công chứ các bộ phận cc Giải pháp 3

Kiến nghị với Bộ Nội vụ, UBND tỉnh Hà

Giang

Cơ sở lý luận & thực tiễn về QL NNL tại TC công

Khái niệm, đặc điểm

Nội dung quản lý

Nhân tố ảnh hƣởng

Tiêu chí đánh giá

Kinh nghiệm của các tỉnh về quản lý

Hình 2.1 cho thấy: Việc mô tả quá trình nghiên cứu công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ thực hiện theo ba trục: Từ nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn nhân lực tại tổ chức công sẽ soi vào Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh và đƣa ra các giải pháp và kiến nghị để góp phần Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang.

2.3. Một số Chỉ tiêu nghiên cứu

Để có cơ sở khoa học đánh giá chính xác về hoạt động quản lý nguồn nhân lực, tác giả đã dùng các chỉ tiêu cụ thể để nghiên cứu nhƣ:

- Chỉ tiêu phản ánh số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu nguồn nhân lực: Tổng số công chức; chia theo trình độ chuyên môn, chính trị; chia theo độ tuổi, dân tộc vv..; Có tính % trên tổng số từng loại;

- Chỉ tiêu đánh giá về kết quả của từng nội dung quản lý: Gồm chỉ tiêu đánh giá về: Biên chế đƣợc giao, biên chế thực hiện; Tuyển dụng, tiếp nhận công chức; Đào tạo, bồi dƣỡng công chức; Đánh giá công chức ..vv.

Tiểu kết Chƣơng 2:

Để nghiên cứu về công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ, tác giả đã tiếp cận toàn diện đối tƣợng nghiên cứu, xây dựng Phƣơng pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác về nghiên cứu khoa học, đƣa ra cách thu thập số liệu một cách đầy đủ để phục vụ tốt nhất cho việc phân tích, kết luận vấn đề ở các chƣơng sau.

Chƣơng 3:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SỞ NỘI VỤ TỈNH HÀ GIANG

3.1. Khái quát về Sở Nội vụ Hà Giang

Sở Nội vụ Hà Giang đƣợc tái lập ngày 09/01/2004, trên cơ sở đổi tên Ban Tổ chức chính quyền tỉnh và chính thức hoạt động theo mô hình Sở đa ngành, đa lĩnh vực nhƣ hiện nay từ năm 2008.

3.1.1. Vị trí, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Sở Nội vụ đƣợc quy định tại Thông tƣ số 15/2014 /TT-BNV ngày 30/10/2014 của Bộ Nội vụ Hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; Phòng Nội vụ thuộc UBND huyện quận, quận, thị xã thuộc tỉnh. Nhƣ sau:

Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chức năng tham mƣu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nƣớc về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lƣợng ngƣời làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức; chính quyền địa phƣơng; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức xã, phƣờng, thị trấn; đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã; những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; văn thƣ, lƣu trữ nhà nƣớc; tôn giáo; thi đua - khen thƣởng và công tác thanh niên. Sở Nội vụ có tƣ cách pháp nhân, có

con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Nội vụ.

Mô hình tổ chức bộ máy: Theo quy định tại Quyết định số 3091/QĐ- UBND ngày 22/9/2008 của UBND tỉnh Hà Giang, bao gồm 09 bộ phận sau:

Hình 3.1: Mô hình tổ chức Bộ máy của Sở Nội vụ tỉnh Hà Giang

Hình 3.1 cho thấy, Sở Nội vụ làm việc theo cơ cấu chức năng, có Lãnh đạo Sở và các Phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc tham mƣu từng mảng công tác.

LÃNH ĐẠO SỞ

Các Phòng ban

chuyên môn Các đơn vị

trực thuộc Văn phòng Tổ chức công chức Cải cách hành chính & ĐTBD Xây dựng Chính quyền Công tác Thanh niên

Ban Thi đua khen thƣởng Ban Tôn giáo

Chi cục Văn thƣ lƣu trữ Thanh tra

Lãnh đạo Sở: Gồm Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở. Giám đốc là ngƣời đứng đầu, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Sở (theo chế độ Thủ trƣởng); các Phó Giám đốc đƣợc Giám đốc phân công phụ trách một hoặc một số mảng công tác của Sở, chịu trách nhiệm báo cáo công tác với Giám đốc Sở.

Nhiệm vụ chủ yếu của các phòng như sau:

Văn phòng: Tham mƣu về các lĩnh vực sau: Tổ chức bộ máy, biên chế; quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ chính sách đối với công chức của Sở; thống kê tổng hợp, hành chính, văn phòng và văn thƣ lƣu trữ.

Thanh tra: Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra; phòng chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác Nội vụ toàn tỉnh.

Phòng Tổ chức công chức: Tham mƣu về công tác Tổ chức bộ máy, biên chế; quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức; quản lý nhà nƣớc đối với tổ chức Hội và tổ chức Phi chính phủ trên địa bàn tỉnh.

Phòng Xây dựng chính quyền: Tham mƣu về công tác xây dựng chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã; thực hiện quản lý, sử dụng và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách cấp xã; công tác địa giới hành chính.

Phòng Cải cách hành chính và đào tạo bồi dƣỡng: Tham mƣu về công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh; công tác đào tạo bồi dƣỡng đối với cán bộ, công chức viên chức toàn tỉnh.

Phòng Công tác thanh niên: Tham mƣu về công tác quản lý nhà nƣớc về công tác thanh niên; giải quyết chế độ chính sách đối với cựu thanh niên xung phong toàn tỉnh.

Các Phòng chuyên môn có Trƣởng phòng, Phó phòng và công chức chuyên môn nghiệp vụ.

Nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị trực thuộc Sở như sau:

Ban Thi đua: Thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực thi đua khen thƣởng trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định của Pháp luật.

Ban Tôn giáo: Thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực công tác Tôn giáo trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định của Pháp luật.

Chi cục Văn thƣ lƣu trữ: Thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực công tác Văn thƣ, lƣu trữ trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định của Pháp luật.

Các đơn vị trực thuộc Sở có Trƣởng Ban (Chi cục trƣởng) và các Phó Ban (Phó Chi cục).

Tại các đơn vị trực thuộc, mỗi đơn vị có 03 Phòng chức năng tham mƣu cho Lãnh đạo đơn vị (Phòng Hành chính tổng hợp và 02 phòng nghiệp vụ).

3.1.2. Số lượng, chất lượng công chức

3.1.2.1. Về số lượng:

Tổng số công chức Sở Nội vụ hiện có mặt tại thời điểm tháng 9/2014 là: 75 ngƣời, chia ra:

- Văn phòng Sở: 12 công chức (gồm 03 Lãnh đạo Sở); - Thanh tra: 05 công chức;

- Phòng Tổ chức công chức: 06 công chức; - Phòng Xây dựng chính quyền: 06 công chức;

- Phòng Cải cách hành chính và Đào tạo bồi dƣỡng: 06 công chức; - Phòng Công tác thanh niên: 04 công chức;

- Ban Thi đua khen thƣởng: 15 (có 01 Phó giám đốc Sở là Trƣởng ban); - Ban Tôn giáo: 11 công chức (có 01 Phó giám đốc sở là Trƣởng ban); - Chi cục Văn thƣ lƣu trữ: 10 công chức.

3.1.2.2. Về chất lượng công chức

- Về Trình độ:

+ Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ: 03/75 chiếm 4%; Đại học: 58/75 chiếm 77%; Cao đẳng: 5/74 chiếm 6%; Trung cấp: 7/75 chiếm 9%; Còn lại: 2/75 chiếm 3% (lái xe);

+ Trình độ chính trị: Cử nhân: 01/75 chiếm 1%; Cao cấp: 17/75 chiếm 23%; Trung cấp: 7/75 chiếm 9%;

+ Quản lý nhà nƣớc: Chuyên viên cao cấp 2/75 chiếm 3%; Chuyên viên chính 19/75 chiếm 25%; Chuyên viên 44/75 chiếm 59%;

+ Tin học: Trung cấp: 3/75 chiếm 4%; chứng chỉ 55/75 chiếm 73%; + Ngoại ngữ: 56/75 (chứng chỉ tiếng Anh A,B,C) chiếm 74%. - Về cơ cấu:

+ Độ tuổi: Dƣới 30 tuổi 8/75 chiếm 11%; Từ 31-40 tuổi 43/75 chiếm 57%; Từ 41-50 tuổi 14/75 chiếm 19%; trên 50 tuổi 10/75 chiếm 13%;

+ Công chức Nữ: 44/75 chiếm 59%;

+ Công chức là Đảng viên: 66/75 chiếm 88%;

+ Công chức là Dân tộc thiểu số: 22/75 chiếm 29%.

3.1.2.3. Cơ cấu ngạch công chức

- Chuyên viên cao cấp: 2/75 chiếm 3%; - Chuyên viên chính: 9/75 chiếm 12 %; - Chuyên viên: 56/75 chiếm 75%; - Cán sự: 6/75 chiếm 8%;

- Nhân viên: 2/74 chiếm 3%.

Số liệu về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu công chức nêu trên cho thấy: Trình độ của công chức tại Sở Nội vụ tƣơng đối cao, số công chức có trình độ cao đẳng trở lên là chủ yếu (hơn 90%), chỉ còn dƣới 10% trình độ trung cấp trở xuống (làm công việc văn thƣ, thủ quỹ, văn thƣ). Đa số công

chức của sở đã đƣợc đào tạo về quản lý nhà nƣớc (71%), ngoại ngữ, tin học (trên 70%).

Cơ cấu về độ tuổi chủ yếu công chức trong độ tuổi từ 31-40, tuổi trung bình trẻ và đang trong giai đoạn cống hiến nhiều nhất cho tổ chức; số công chức là Đảng viên chiếm tỷ lệ cao (88%) thuận lợi cơ bản cho công tác quản lý.

Tuy nhiên, cơ cấu trên cũng đem lại một vài hạn chế trong quản lý nhƣ: Số công chức nữ chiếm tỷ lệ cao, lại đang trong độ tuổi sinh con nên ảnh hƣởng đến thời gian lao động; Trình độ chuyên môn của một bộ phận công chức tuy cao về tỷ lệ nhƣng chuyên ngành đào tạo của một số công chức chƣa đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm.

3.2. Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ

3.2.1. Tình hình thực hiện các quy định của Pháp luật và Phân cấp của UBND tỉnh Hà Giang về quản lý công chức UBND tỉnh Hà Giang về quản lý công chức

Từ năm 2010 đến nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý công chức ngày càng hoàn thiện và đáp ứng yêu cầu quản lý, hệ thống này bao gồm Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008 (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010), Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và các Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành các nội dung của quản lý công chức.

Thẩm quyền của Giám đốc Sở Nội vụ trong quản lý công chức đƣợc quy định tại khoản 2,3,4,5 Điều 8 Quyết định số 08/QĐ-UBND ngày 29/5/2014, cụ thể: Xây dựng trình cấp có thẩm quyền Kế hoạch biên chế công chức, số lượng người lao động hợp đồng 68 hàng năm (kể cả điều chỉnh, bổ sung nếu có); Đề án vị trí việc làm đối với công chức, viên chức theo quy định; Quản lý sử dụng biên chế được giao theo vị trí việc làm. Về Tuyển dụng: Đăng ký chỉ tiêu tuyển dụng công chức với tỉnh; quyết định chuyển công chức sang làm viên chức (nếu có); Quyết định tuyển dụng sinh viên cử tuyển (nếu có);

Kiểm tra sát hạch, trình UBND tỉnh sau đó ra quyết định tiếp nhận đối với các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức và xét chuyển công chức cấp xã thành công chức cấp tỉnh (nếu có) theo quy định tại Luật cán bộ, công chức; Quyết định tiếp nhận và phân công công tác đối với công chức thuộc đối tượng chính sách thu hút sau khi có quyết định tuyển dụng của cấp thẩm quyền. Về Sử dụng và quản lý: Quản lý về số lượng, chất lượng, hồ sơ, cập nhật và khai thác dữ liệu thông tin, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo định kỳ, đột xuất về các nội dung có liên quan đến quản lý và sử dụng công chức; Quyết định theo thẩm quyền việc bố trí, phân công công tác, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, tiếp nhận, điều động, biệt phái, luân chuyển, nghỉ hưu, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật đối với các chức danh: Cấp trưởng, cấp phó các chi cục thuộc Sở (sau khi có ý kiến của tỉnh); trưởng phó các phòng chuyên môn thuộc Sở; cán bộ công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống; Quyết định tiếp nhận và điều động công tác đối với công chức nội tỉnh, nội khối cơ quan hành chính sự nghiệp. Về Quản lý ngạch, tiền lương và chế độ chính sách: Quyết định việc nâng bậc lương, nâng mức phụ cấp thâm niên vượt khung, thực hiện chế độ phụ cấp và các chế độ chính sách khác, thông báo, quyết định nghỉ hưu, cho thôi việc đối với các chức danh: Cấp trưởng, cấp phó các Ban, Chi cục thuộc Sở; trưởng phó các phòng chuyên môn thuộc Sở; cán bộ công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống.

Nhƣ vậy, theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh Hà Giang, thẩm quyền quyết định về quản lý công chức của Giám đốc Sở Nội vụ nhƣ sau: Sử dụng số biên chế được giao theo vị trí việc làm; quản lý số lượng, chất lượng, hồ sơ công chức; bố trí, phân công công tác, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, tiếp nhận, điều động, biệt phái, luân chuyển, nghỉ hưu, thôi việc, khen thưởng, kỷ

luật, nâng bậc lương, nâng mức phụ cấp thâm niên vượt khung đối với các chức danh: Cấp trưởng, cấp phó các Ban, Chi cục thuộc Sở (sau khi có ý kiến của tỉnh), Trưởng phó các phòng chuyên môn thuộc Sở, cán bộ công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống.

Từ năm 2010 đến nay, Sở Nội vụ luôn tuân thủ tuyệt đối quy định của Pháp luật và Phân cấp của UBND tỉnh Hà Giang về quản lý công chức, thực hiện đầy đủ theo hƣớng dẫn của Bộ Nội vụ, UBND tỉnh về các nội dung của quản lý.

3.2.2. Nội dung công tác quản lý nguồn nhân lực tại Sở Nội vụ

3.2.2.1. Phân tích công việc

Đối với Sở Nội vụ, việc Phân tích công việc đƣợc thực hiện thông qua xây dựng vị trí việc làm. Nội dung này từ trƣớc đến nay chƣa thực hiện, năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, Bộ Nội vụ có Thông tƣ số 05/2013/TT-BNV ngày 25/6/2013 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì Sở Nội vụ mới thực hiện.

Trên cơ sở các hƣớng dẫn của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ đã thành lập Tổ tƣ vấn giúp việc Giám đốc để thực hiện xây dựng Đề án vị trí việc làm của Sở. Thực hiện 08 bƣớc của Quy trình gồm: Thống kê công việc theo chức năng nhiệm vụ; Phân nhóm công việc; Xác định yếu tố ảnh hƣởng; Thống kê đánh giá đội ngũ công chức hiện có (số lƣợng, chất lƣợng, sử dụng, bố trí, phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại sở nội vụ tỉnh hà giang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)