CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
2.3.1. Phân tích và tổng hợp
Phương pháp phân tích: Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích trong cả 4 chƣơng. Sử dụng phƣơng pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “tại sao”? Điều đó cho phép mọi vấn đề đều đƣợc hiều một cách thấu đáo, cặn kẽ.
Ở chƣơng 1, để xây dựng khung khổ phân tích của đề tài, luận văn đã phân tích nội dung rất nhiều công trình khoa học có liên quan. Từ đó, tác giả luận văn đã nhận thức và kế thừa đƣợc những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này; thấy đƣợc những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Trong chƣơng 3, khung khổ lý luận và thực tiễn đã đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của thành phố Vinh trong những năm vừa qua. Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng ở chƣơng 4 để phân tích những tình hình mới ảnh hƣởng đến sự gắn kết giữa quản lý nhà nƣớc và hoạt động đấu thầu các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của thành phố và những lý do phải áp dụng các giải pháp để hoàn thiện hơn nữa sự gắn kết giữa quản lý nhà nƣớc với hoạt động đấu thầu các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của thành phố Vinh trong thời gian tới.
Phương pháp tổng hợp: Trên cơ sở kết quả phân tích, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để kết nối giữa các mặt, các yếu tố… để có đƣợc cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tƣợng.
Ở chƣơng 1, bằng phƣơng pháp tổng hợp, luận văn chỉ ra đƣợc những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn vừa kế thừa đƣợc các thành tựu, vừa tránh đƣợc sự trùng lặp trong nghiên cứu.
Ở chƣơng 3, từ việc phân tích rất nhiều hiện tƣợng cụ thể trong quá trình quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của thành phố, luận văn đã sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để đƣa ra những đánh giá khái quát về tình hình quản lý nhà nƣớc về hoạt động động đấu thầu các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của
thành phố Vinh; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đƣa ra các quan điểm và các giải pháp ở chƣơng 4.
Trong chƣơng 4, phƣơng pháp tổng hợp đƣợc sử dụng để đảm bảo các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của thành phố Vinh mang tính hệ thống, đồng bộ, không trùng lặp; đồng thời có thể thực thi đƣợc trong thực tế.
2.3.2. Logic và lịch sử
Phương pháp lô-gic: Là phƣơng pháp nghiên cứu sự vật hiện tƣợng bằng việc sử dụng hệ thống khái niệm, phạm trù và sử dụng sức mạnh của tƣ duy để tìm ra các mối quan hệ bên trong, bản chất, các quy luật chi phối sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tƣợng.
Phƣơng pháp này đã đƣợc sử dụng ở chƣơng 1 để xây dựng khung khổ lý thuyết về quản lý nhà nƣớc và hoạt động đấu thầu các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của thành phố; từ khái niệm đến nội dung và các yếu tố ảnh hƣởng, tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nƣớc. Ở chƣơng 3, phƣơng pháp lô-gic đƣợc sử dụng để phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của thành phố Vinh trong thời gian qua, thông qua việc bám sát cơ sở lý luận ở chƣơng 1 để phân tích. Trong chƣơng 4, sử dụng phƣơng pháp lô-gic để gắn kết lý luận ở chƣơng 1, những tồn tại, hạn chế ở chƣơng 3, những tình hình mới xuất hiện để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của thành phố Vinh trong thời gian tới.
Phương pháp lịch sử: Đƣợc sử dụng kết hợp với phƣơng pháp lô-gic. Ở chƣơng 3, phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng thông qua hoạt động thực tiễn liên
quan đến sự gắn kết quản lý nhà nƣớc với hoạt động đấu thầu các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của thành phố Vinh. Sử dụng phƣơng pháp này yêu cầu phải đảm bảo tính liên tục về thời gian, làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển từ thấp đến cao, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng trong hoạt động quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của thành phố với các vấn đề khác liên quan đến nó. Bằng phƣơng pháp này có thể cho ta bức tranh khoa học của các hoạt động quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của thành phố Vinh. Khi trình bày các sự việc, luận văn đã chú ý đến sự vận động "lo-gic" của công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của thành phố, chỉ ra xu hƣớng vận động có tính chất quy luật của chúng, loại bỏ các chi tiết không cơ bản. Phƣơng pháp lịch sử kết hợp với phƣơng pháp logic sử dụng các luận điểm khoa học trong tƣ duy nhằm lý giải, đánh giá và rút ra những kết luận từ thực tiễn của các hoạt động của quản lý nhà nƣớc về hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của thành phố Vinh.
2.3.3. Phƣơng pháp thống kê mô tả
Luận văn sử dụng phƣơng pháp này cho phép thông qua tất cả các bảng thống kê về các chỉ tiêu quản lý và hoạt động đấu thầu để mô tả thực trạng quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách thành phố. Các số liệu thống kê là những minh chứng cho những thành tựu cũng nhƣ những hạn chế trong việc sử dụng và quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách thành phố. Từ đó luận văn đề xuất những giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của thành phố có căn cứ, có tính thuyết phục hơn.
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CÁC CÔNG TRÌNH ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN
SÁCH CỦA THÀNH PHỐ VINH TỪ NĂM 2010 ĐẾN NAY
3.1. Tổng quan về thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 3.1.1. Điều kiện tự nhiên thành phố Vinh
Vinh là một thành phố nằm ở Bắc Trung bộ, là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An. Trải qua hơn 220 năm, kể từ khi Vua Quang Trung, Nguyễn Huệ quyết định xây dựng kinh đô tại đây và hơn 50 năm thành lập thành phố (10/10/1963), Vinh không ngừng xây dựng và phát triển. Cùng với truyền thống lịch sử và cách mạng vẻ vang, là thành phố quê hƣơng Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày nay Vinh đang chuyển mình hƣớng đến trung tâm vùng Bắc Trung bộ trong 10 lĩnh vực theo Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ chính trị: tài chính, thƣơng mại, du lịch, khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hoá, thể thao, giáo dục - đào tạo; cùng với Cửa Lò phát triển thành cực tăng trƣởng kinh tế và mũi nhọn tăng trƣởng của tỉnh Nghệ An.
Hình 3.1: Bản đồ Hành chính tỉnh Nghệ An
Nguồn: tác giả tổng hợp
Thành phố Vinh là đô thị lớn nằm ở phía Đông - Nam của tỉnh, có tọa độ địa lý từ 18°38'50” đến 18°45’40” vĩ độ Bắc, từ 105°37’50” đến 105°49’50” kinh độ Đông. Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Nghi Lộc, phía Nam giáp huyện Nghi Xuân của tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Hƣng Nguyên. Vinh cách thủ đô Hà Nội hơn 300 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.400 km. Tổng diện tích tự nhiên là 105 km2, dân số là 313.000 ngƣời. Đơn vị hành chính gồm 16 phƣờng và 9 xã.
Thành phố Vinh có vai trò đặc biệt quan trọng về địa lý kinh tế - chính trị của khu vực BắcTrung bộ và rộng hơn là cả nƣớc; Thành phố còn có vị trí địa lý
hết sức thuận lợi cho giao lƣu cả trong và ngoài nƣớc, với những đầu mối giao thông quan trọng cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng không; có hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và văn hóa - xã hội ở trình độ cao so với cả tỉnh; điều kiện tự nhiện thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; có lợi thế về nguồn nhân lực giàu tính năng động sáng tạo, có nguồn chất xám khá hùng hậu của các trƣờng Đại học đứng chân trên địa bàn.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Mặc dù tình hình trong nƣớc có nhiều khó khăn và biến động, kinh tế Thành phố vẫn duy trì đƣợc mức tăng trƣởng ổn định. Nhịp độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2011 - 2013 dự ƣớc đạt 7,8%, trong đó:
- Công nghiệp - xây dựng tăng: 4,6%. - Dịch vụ tăng: 10,1%.
- Nông - ngƣ nghiệp tăng: 1,6%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng dịch vụ: công nghiệp-xây dựng giảm từ 39,4% năm 2010 xuống 35,4% năm 2013, dịch vụ tăng từ 58,7% lên 62,8%, nông - ngƣ nghiệp giảm từ 2,0% xuống còn 1,7%.
Thu nhập GTGT bình quân ngƣời/năm tăng từ 36,5 triệu đồng năm 2010 lên 50,6 triệu đồng năm 2012.
Huy động vốn đầu tƣ vào Nghệ An từ 2009 đến 2013 ƣớc đạt 18000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trƣởng GDP đạt 7%, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt gần 24 triệu đồng, thu ngân sách đạt 6.487 tỷ đồng, bằng 123,1% dự toán. Tổng nguồn vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt 31.729 tỷ đồng. An sinh xã hội đƣợc đảm bảo, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 12,5%. Bộ mặt đô thị có nhiều khởi sắc, quy hoạch đô thị phát triển theo hƣớng văn minh hiện đại; Kết cấu hạ tầng đƣợc tăng cƣờng khá tốt; Công tác quản lý và chỉnh trang đô thị đạt đƣợc nhiều kết quả tích cực.
3.1.3. Đặc điểm về xây dựng cơ bản của thành phố Vinh
Thành phố Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An, có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Việc đầu tƣ hệ thống hạ tầng kỹ thuật góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Thành phố là rất cần thiết. Hàng năm, Thành phố bố trí 160 đến 250 tỷ đồng cho đầu tƣ xây dựng cơ bản. Công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản của thành phố Vinh có một số đặc điểm nhƣ sau:
- Nguồn vốn để đầu tƣ phát triển chủ yếu là từ nguồn khai thác quỹ đất nên thụ động và không bền vững.
- Các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách thành phố Vinh có quy mô không lớn.
- Do nhu cầu đầu tƣ lớn nhƣng nguồn vốn hạn hẹp nên bố trí vốn dàn trải, kế hoạch đầu tƣ bị cắt khúc ra nhiều năm.
3.2. Tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của thành phố Vinh từ nguồn ngân sách của thành phố Vinh
3.2.1. Tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu công trình xây dựng cơ bản từ ngân sách của thành phố Vinh phân theo hình thức lựa chọn nhà thầu từ ngân sách của thành phố Vinh phân theo hình thức lựa chọn nhà thầu
Bảng 3.1: Số gói thầu thuộc các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của thành phố Vinh phân theo hình thức lựa chọn nhà thầu từ
năm 2011 đến năm 2014 (Đơn vị: Triệu đồng) Đấu thầu rộng rãi Chỉ định thầu Chào hành cạnh tranh Tổng cộng Năm 2011 Tổng số gói 30 427 4 461
Tổng giá gói thầu 210.000 679.532 5.405 894.937 Tổng giá trúng thầu 202.650 662.204 5.248 870.102
Tỷ lệ tiết kiệm (%) 3,50% 2,55% 2,90% 2,76%
Năm 2012
Tổng số gói 25 315 0 340
Tổng giá gói thầu 178.223 626.118 0 804.341
Tổng giá trúng thầu 171.932 610.491 0 782.423
Tỷ lệ tiết kiệm (%) 3,53% 2,50% 0,00% 2,72%
Năm 2013
Tổng số gói 17 212 0 229
Tổng giá gói thầu 153.760 416.653 0 570.413
Tổng giá trúng thầu 148.378 404.308 0 552.686
Tỷ lệ tiết kiệm (%) 3,50% 2,96% 0,00% 3,11%
Năm 2014
Đấu thầu rộng rãi Chỉ định thầu Chào hành cạnh tranh Tổng cộng
Tổng giá gói thầu 180.849 297.157 19.618 497.664 Tổng giá trúng thầu 174.610 290.233 18.931 483.774
Tỷ lệ tiết kiệm (%) 3,45% 2,33% 3,50% 2,79%
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch, UBND TP Vinh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: các hình thức áp dụng lựa chọn nhà thầu chủ yếu bao gồm: Đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu và chào hàng cạnh tranh, trong đó đấu thầu rộng rãi chiếm 8,43%, chỉ định thầu chiếm 92,17%, chào hàng cạnh tranh chiếm 1,08%.
- Về số lƣợng và hình thức lựa chọn nhà thầu:
Năm 2010 số gói thầu (34 gói) thực hiện lựa chọn nhà thầu bằng hình thức đấu thầu rộng rãi ít hơn so với các năm 2009 (43 gói) chủ yếu là do năm 2009 thực hiện theo Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng, trong đó có quy định: đấu thầu rộng rãi áp dụng cho gói thầu xây lắp có giá gói thầu từ 1 tỷ đồng, gói thầu tƣ vấn có giá gói thầu từ 500 triệu đồng trở lên. Từ cuối năm 2009 đến trƣớc 01/7/2014 thực hiện theo Nghi định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 thay thế Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008, quy định: đấu thầu rộng rãi áp dụng cho gói thầu xây lắp có giá gói thầu từ 5 tỷ đồng trở lên, gói thầu tƣ vấn có giá gói thầu từ 3 tỷ đồng trở lên.
Năm 2012, 2013 các dự án mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị cũng không đƣợc tiến hành do phải thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội nên không có gói thầu thực
hiện hình thức chào hàng cạnh tranh. Từ tháng 8 năm 2014 thực hiện Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014, trong đó có quy định: hình thức chào hàng cạnh tranh đƣợc áp dụng cho cả gói thầu xây lắp công trình đơn giản có hạn mức dƣới 5 tỷ đồng, nên có nhiều chủ đầu tƣ lựa chọn hình thức này để áp dụng. Đây là một trong những điểm mới của Luật đấu thầu 2013.
Hiện tƣợng lạm dụng chỉ định thầu hầu hết phổ biến tại các phƣờng, xã, đơn vị. Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu không tạo ra sự cạnh tranh, công bằng trong lựa chọn nhà thầu, nhƣng hình thức này lại đƣợc áp dụng nhiều trong những năm vừa qua. Số gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu trong các năm nhiều hơn so với các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi là do một số nguyên nhân sau: Quy mô công trình thực hiện đầu tƣ không lớn; Có nhiều gói thầu xây lắp khi đơn vị tƣ vấn lập dự toán (do yêu cầu của chủ đầu tƣ hoặc bên nhà thầu) cố tình làm cho giá gói thầu xây lắp nằm trong ngƣỡng đƣợc phép thực hiện chỉ định thầu, sau đó trong quá trình thực hiện thì xin cấp có thẩm quyền bổ sung khối lƣợng phát sinh; Một số công trình có giá gói thầu lớn có