Tăng cƣờng quản lý sau đấu thầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách của thành phố vinh (Trang 79)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động

4.2.3. Tăng cƣờng quản lý sau đấu thầu

4.2.3.1. Hợp đồng

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng dự án chậm tiến độ là do công tác quản lý hợp đồng sau đấu thầu còn nhiều yếu kém. Chất lƣợng hợp đồng kém. Trong một số trƣờng hợp ở các gói thầu xây lắp, nhà thầu có tâm lý thực hiện hợp đồng cầm chừng để đƣợc điều chỉnh giá hợp đồng khi có các thay đổi về chính sách của Nhà nƣớc về tiền lƣơng, giá ca máy… Trong một số trƣờng hợp khác, nhà thầu khi thực hiện hợp đồng đã không đảm bảo đƣợc năng lực tài chính dẫn đến chậm trễ trong triển khai dự án.

Do đó đặt ra yêu cầu cấp thiết đó là nâng cao chất lƣợng các hợp đồng đấu thầu, cụ thể ta cần lƣu ý để nâng cao chất lƣợng các loại hợp đồng sau đây:

- Hợp đồng tƣ vấn xây dựng (gọi tắt là hợp đồng tƣ vấn) là hợp đồng để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tƣ vấn trong hoạt động xây dựng.

- Hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công xây dựng) là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực hiện tất cả các công trình của một dự án đầu tƣ.

- Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là hợp đồng cung cấp thiết bị) là hợp đồng thực hiện việc cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công

nghệ là hợp đồng cung cấp thiết bị cho tất cả các công trình của một dự án đầu tƣ.

- Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (viết tắt là EC) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tƣ.

- Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là EP) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ là hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ cho tất cả các công trình của một dự án đầu tƣ.

- Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (viết tắt là PC) là hợp đồng để thực hiện việc cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình là hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tƣ.

- Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (viết tắt là EPC) là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tƣ.

- Hợp đồng tổng thầu chìa khoá trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tƣ xây dựng công trình.

Tổ chức thực hiện kế hoạch giám sát theo kế hoạch đã đề ra, thu thập ý kiến, kiến nghị của nhân dân trong xã và phản ánh các vấn đề chƣa đƣợc làm rõ đến các cơ quan có thẩm quyền, đồng thời phải thông báo các kết quả xử lý, giải quyết của cấp có thẩm quyền đối với các ý kiến, kiến nghị của nhân dân, quản lý sử dụng kinh phí hỗ trợ giám sát đầu tƣ của cộng đồng đúng mục tiêu, đúng quy định và hiệu quả, việc giám sát đầu tƣ phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Đúng đối tƣợng, phạm vi và nội dung giám sát đầu tƣ theo quy định. - Không gây cản trở công việc của các đối tƣợng chịu sự giám sát đầu tƣ của cộng đồng.

- Việc tổng hợp, phản ánh kết quả giám sát đầu tƣ của cộng đồng phải kịp thời, trung thực, khách quan. Phải chịu trách nhiệm về những thông tin, những ý kiến, kiến nghị của tổ chức giám sát cộng đồng trƣớc pháp luật và các qui định của nhà nƣớc.

4.2.3.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra về hoạt động đấu thầu

Công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động đấu thầu là một trong những nội dung của quản lý nhà nƣớc về đấu thầu. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra của UBND thành phố, Thanh tra chuyên ngành và phƣờng xã trong việc thực hiện công tác đấu thầu để kịp thời phát hiện, kiểm điểm, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về đấu thầu. Theo đó, việc kiểm tra công tác đấu thầu phải nằm trong kế hoạch kiểm tra của các đơn vị. Quá trình kiểm tra đi đôi với việc đôn đốc, khắc phục các lỗi trong quá trình đấu thầu (nếu có), hƣớng dẫn thực hiện công tác đấu thầu đồng thời giúp cơ quan quản lý nhà nƣớc nắm bắt cụ thể tình hình thực hiện công tác đấu thầu trên địa bàn mình quản lý và điều chỉnh cách thức quản lý cho phù hợp.

Tuy nhiên, hiện nay công tác kiểm tra, thanh tra về đấu thầu vẫn chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, các cuộc kiểm tra về đấu thầu ở cấp huyện, xã hầu nhƣ chƣa tổ chức riêng biệt mà thƣờng lồng ghép với các hoạt động kiểm tra, thanh tra về xây dựng cơ bản. Vì vậy, việc phát hiện và xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu còn chƣa triệt để.

4.2.4. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về quản lý đầu tƣ và đấu thầu.

Luật Đấu thầu hiện hành đã có những chế tài xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu nhƣ: quy định rõ các hành vi bị cấm trong đấu thầu (Điều 89), xử lý vi phạm (Điều 90)…… Tuy nhiên thực tế thực hiện có nhiều trƣờng hợp chủ đầu tƣ có phát hiện các sai phạm của nhà thầu nhƣng chƣa có biện pháp xử lý kịp thời hoặc chƣa quyết liệt xử phạt nhà thầu để lần sau tránh không rơi vào cái bẫy do các nhà thầu tạo ra, làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu cũng nhƣ ảnh hƣởng đến hiệu quả đầu tƣ dự án. Để hạn chế đƣợc điều đó cần thực hiện các nội dung sau:

- Xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu, dù ngƣời vi phạm ở bất kể cƣơng vị công tác nào. Theo đó, các nhà thầu bị xử phạt sẽ lấy những bài học đó để răn đe cho mình; đồng thời phải tích cực phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan quản lý nhà nƣớc về đấu thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra,… về những hành vi vi phạm của các nhà thầu khác. Đó cũng là cách nhà thầu tự bảo vệ mình, góp phần tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, công bằng.

- Công khai thông tin các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu.

- Phải nhận diện và mô tả đƣợc các hành vi vi phạm quy định. Phân loại và gọi tên các hành vi đó trong văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực này. Ngoài

các biện pháp xử ý vi phạm của Luật Đấu thầu nhƣ đình chỉ đấu thầu, hủy thầu, cấm tham gia đấu thầu,... cần có biện pháp xử lý mạnh hơn của cơ quan quản lý cấp trên đối với chủ đầu tƣ. Nếu phát hiện những hiện tƣợng tiêu cực thì cần có biện pháp xử lý kịp thời, quy trách nhiệm rõ ràng cho tập thể, cá nhân có vi phạm, nếu thấy có biểu hiện tham nhũng thì cần kiên quyết điều tra, xử lý theo quy định phòng, chống tham nhũng và pháp luật tố tụng hình sự.

4.2.5. Tăng cƣờng kiểm tra thực tế về năng lực của nhà thầu:

Bên cạnh kiểm tra năng lực của nhà thầu trên cơ sở hồ sơ dự thầu cần phải tăng cƣờng kiểm tra thực tế. Vì khi tham gia đấu thầu, nhà thầu nào cũng mong muốn trúng thầu (trừ nhà thầu làm quân xanh) nên nhà thầu tìm nhiều cách để “làm đẹp” cho hồ sơ dự thầu của mình. Nhiều trƣờng hợp nhà thầu không đủ năng lực về nhân sự và thiết bị máy móc (mƣợn chứng chỉ hành nghề, trên thực tế không có thiết bị nhƣng trong hồ sơ dự thầu vẫn có hoá đơn GTGT mua máy móc thiết bị….). Nhiều hiện tƣợng không trung thực khi kê khai hợp đồng tƣơng tự (làm giả hợp đồng tƣơng tự hoặc thay đổi nội dung hợp đồng để bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về quy mô (giá) hợp đồng, loại hoặc cấp công trình...). Năng lực tài chính của nhà thầu (đƣợc thể hiện trên các số liệu tài chính nhƣ doanh thu trung bình, lợi nhuận…) đều là những con số “ảo”. Nhiều nhà thầu thể hiện số liệu chứng minh năng lực tài chính mạnh nhƣng trên thực tế lại không phải nhƣ vậy.

Trên thực tế, mặc dù đã thực hiện đúng các quy định pháp luật về nguyên tắc và trình tự đánh giá nhƣng nhiều chủ đầu tƣ vẫn bị các nhà thầu “qua mặt”. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do: Việc đánh giá kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu hiện tại vẫn chỉ dựa trên những số liệu do nhà thầu kê khai trong hồ sơ dự thầu và tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính trung thực đối với nội dung kê khai; Do các báo cáo tài chính mà nhà thầu nộp đều chƣa đƣợc kiểm

toán; Do năng lực kỹ thuật (về nhân sự, máy móc thiết bị thi công…) không đáp ứng hoặc không đầy đủ so với yêu cầu trong hồ sơ mời thầu nhƣng vẫn đƣợc kê khai thông qua các hợp đồng “khống”…; Do trình độ chuyên môn và khả năng đánh giá, đặc biệt là việc đánh giá đối với năng lực tài chính của nhiều tổ chức, cá nhân với tƣ cách là bên mời thầu, tổ chuyên gia, và cả tƣ vấn đấu thầu.

Từ những quy định pháp luật và thực tiễn nêu trên, một vài giải pháp đƣợc đề xuất nhắm tháo gỡ phần nào cho các chủ đầu tƣ, bên mời thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu:

- Có cơ chế kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu thay vì chỉ xem xét, đánh giá trên hồ sơ dự thầu của nhà thầu.

- Đẩy nhanh lộ trình bắt buộc các nhà thầu phải đăng ký thông tin trên mạng đấu thầu (trong đó chú trọng đến các thông tin liên quan đến kinh nghiệm và năng lực). Theo đó, nhà thầu chỉ kê khai kinh nghiệm và năng lực một lần để đăng tải trên hệ thống cơ sở dữ liệu, trƣờng hợp có thêm thông tin liên quan thì bổ sung, cập nhật. Cách làm này giúp giảm thủ tục giấy tờ cho nhà thầu, đồng thời giúp bên mời thầu có thông tin chính xác (trên cơ sở thu thập tài liệu chứng minh từ các cơ quan có liên quan nhƣ Sở Kế hoạch và Đầu tƣ đối với các thông tin về đăng ký kinh doanh; cơ quan quản lý thuế đối với các thông tin về báo cáo tài chính, thông tin hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; cơ quan bảo hiểm đối với các thông tin về nhân sự của nhà thầu;…) khi đánh giá kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu.

- Cần tăng cƣờng chế tài xử lý đối với nhà thầu kê khai thông tin không trung thực trong hồ sơ dự thầu, đặc biệt là thông tin về kinh nghiệm và năng lực. Ngoài ra, cần công khai danh sách các nhà thầu yếu kém về năng lực thi công và năng lực tài chính trên tờ báo về đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Và đề xuất xử lý nhà thầu vi phạm không đƣợc phép tham gia đấu thầu trên phạm vi cả nƣớc trong thời hạn nhất định.

Việc kê khai, đánh giá kinh nghiệm và năng lực thực tế của nhà thầu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đấu thầu. Làm tốt những nội dung này là cơ sở đảm bảo nhà thầu đƣợc lựa chọn trúng thầu là nhà thầu có kinh nghiệm và năng lực thật sự, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng và tiến độ của dự án nói riêng cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn nhà nƣớc nói chung trong đầu tƣ xây dựng cơ bản.

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách thành phố Vinh hiện nay là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Điều này không chỉ bắt nguồn từ sự hạn chế yếu kém trong quá trình thực hiện công tác này mà còn là sƣ đòi hỏi của các qui luật, Nghị quyết của Đảng và chính sách Nhà nƣớc. Đây là một hoạt động quản lý có liên quan đến mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực, do vậy cần phải đƣợc quan tâm đúng mức. Bởi vì nó có ý nghĩa trên nhiều mặt, tác động, chi phối, quyết định trong phát triển KT-XH ở trên địa bàn Thành phố và luôn gắn với trách nhiệm quản lý, lãnh đạo của Đảng bộ và UBND thành phố cho đến các xã, phƣờng và các cơ quan chức năng. Qua quá trình phân tích, luận giải, luận văn đã khái quát một cách tƣơng đối đầy đủ về cơ sở lý luận để làm nền tảng cho việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách thành phố Vinh. Phân tích các mặt mạnh, mặt yếu về công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách và từ đó đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy, phát huy đƣợc tiềm năng thế mạnh, khai thác các nguồn lực trên địa bàn thành phố có hiệu quả, đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tiết kiệm ngân sách nhà nƣớc.

Để quản lý tốt hoạt động đấu thầu các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách thành phố Vinh đòi hỏi phải thực hiện tổng hơp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Sự lãnh đạo chỉ đạo của UBND thành phố, các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức chính trị - xã hội từ thành phố cho đến xã phƣờng cần phải quan tâm đúng mức công tác này coi công tác này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của mình.

Mặt dù đã có những cố gắng nhƣng không thể tránh khỏi những hạn chế, kính mong các Thầy, Cô giáo trong Hội đồng chỉ dẫn, các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn này tiếp tục hoàn thiện có hiệu quả cao hơn, có giá trị áp dụng vào công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của thành phố Vinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quốc Hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003) Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân.

2. Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh, 2010, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2010 và dự kiến kế hoạch năm 2011,

Vinh.

3. Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh, 2011, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2011 và dự kiến kế hoạch năm 2012, Vinh.

4. Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh, 2012, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2012 và dự kiến kế hoạch năm 2013, Vinh.

5. Uỷ ban nhân dân thành phố Vinh, 2013, Báo cáo tình hình thực hiện kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách của thành phố vinh (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)