CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản
từ nguồn ngân sách của thành phố Vinh
3.2.1. Tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu công trình xây dựng cơ bản từ ngân sách của thành phố Vinh phân theo hình thức lựa chọn nhà thầu từ ngân sách của thành phố Vinh phân theo hình thức lựa chọn nhà thầu
Bảng 3.1: Số gói thầu thuộc các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của thành phố Vinh phân theo hình thức lựa chọn nhà thầu từ
năm 2011 đến năm 2014 (Đơn vị: Triệu đồng) Đấu thầu rộng rãi Chỉ định thầu Chào hành cạnh tranh Tổng cộng Năm 2011 Tổng số gói 30 427 4 461
Tổng giá gói thầu 210.000 679.532 5.405 894.937 Tổng giá trúng thầu 202.650 662.204 5.248 870.102
Tỷ lệ tiết kiệm (%) 3,50% 2,55% 2,90% 2,76%
Năm 2012
Tổng số gói 25 315 0 340
Tổng giá gói thầu 178.223 626.118 0 804.341
Tổng giá trúng thầu 171.932 610.491 0 782.423
Tỷ lệ tiết kiệm (%) 3,53% 2,50% 0,00% 2,72%
Năm 2013
Tổng số gói 17 212 0 229
Tổng giá gói thầu 153.760 416.653 0 570.413
Tổng giá trúng thầu 148.378 404.308 0 552.686
Tỷ lệ tiết kiệm (%) 3,50% 2,96% 0,00% 3,11%
Năm 2014
Đấu thầu rộng rãi Chỉ định thầu Chào hành cạnh tranh Tổng cộng
Tổng giá gói thầu 180.849 297.157 19.618 497.664 Tổng giá trúng thầu 174.610 290.233 18.931 483.774
Tỷ lệ tiết kiệm (%) 3,45% 2,33% 3,50% 2,79%
( Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch, UBND TP Vinh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: các hình thức áp dụng lựa chọn nhà thầu chủ yếu bao gồm: Đấu thầu rộng rãi, chỉ định thầu và chào hàng cạnh tranh, trong đó đấu thầu rộng rãi chiếm 8,43%, chỉ định thầu chiếm 92,17%, chào hàng cạnh tranh chiếm 1,08%.
- Về số lƣợng và hình thức lựa chọn nhà thầu:
Năm 2010 số gói thầu (34 gói) thực hiện lựa chọn nhà thầu bằng hình thức đấu thầu rộng rãi ít hơn so với các năm 2009 (43 gói) chủ yếu là do năm 2009 thực hiện theo Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng, trong đó có quy định: đấu thầu rộng rãi áp dụng cho gói thầu xây lắp có giá gói thầu từ 1 tỷ đồng, gói thầu tƣ vấn có giá gói thầu từ 500 triệu đồng trở lên. Từ cuối năm 2009 đến trƣớc 01/7/2014 thực hiện theo Nghi định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 thay thế Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008, quy định: đấu thầu rộng rãi áp dụng cho gói thầu xây lắp có giá gói thầu từ 5 tỷ đồng trở lên, gói thầu tƣ vấn có giá gói thầu từ 3 tỷ đồng trở lên.
Năm 2012, 2013 các dự án mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị cũng không đƣợc tiến hành do phải thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội nên không có gói thầu thực
hiện hình thức chào hàng cạnh tranh. Từ tháng 8 năm 2014 thực hiện Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014, trong đó có quy định: hình thức chào hàng cạnh tranh đƣợc áp dụng cho cả gói thầu xây lắp công trình đơn giản có hạn mức dƣới 5 tỷ đồng, nên có nhiều chủ đầu tƣ lựa chọn hình thức này để áp dụng. Đây là một trong những điểm mới của Luật đấu thầu 2013.
Hiện tƣợng lạm dụng chỉ định thầu hầu hết phổ biến tại các phƣờng, xã, đơn vị. Chỉ định thầu là hình thức lựa chọn nhà thầu không tạo ra sự cạnh tranh, công bằng trong lựa chọn nhà thầu, nhƣng hình thức này lại đƣợc áp dụng nhiều trong những năm vừa qua. Số gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu trong các năm nhiều hơn so với các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi là do một số nguyên nhân sau: Quy mô công trình thực hiện đầu tƣ không lớn; Có nhiều gói thầu xây lắp khi đơn vị tƣ vấn lập dự toán (do yêu cầu của chủ đầu tƣ hoặc bên nhà thầu) cố tình làm cho giá gói thầu xây lắp nằm trong ngƣỡng đƣợc phép thực hiện chỉ định thầu, sau đó trong quá trình thực hiện thì xin cấp có thẩm quyền bổ sung khối lƣợng phát sinh; Một số công trình có giá gói thầu lớn có hiện tƣợng chia nhỏ gói thầu để thực hiện chỉ định thầu; Do hạn mức chỉ định thầu ở mức cao (theo quy định của Luật Đấu thầu 2006 áp dụng chỉ định thầu đối cới các gói thầu xây lắp dƣới 5 tỷ đồng, gói thầu mua sắm hàng hóa dƣới 2 tỷ đồng và gói thầu tƣ vấn dƣới 3 tỷ đồng); Do một số chủ đầu tƣ hạn chế về năng lực chuyên môn về lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về đấu thầu nên các chủ đầu tƣ thƣờng áp dụng hình thức chỉ định thầu để đơn giản, dễ thực hiện.
- Về giá gói thầu:
Giá các gói thầu đều có xu hƣớng giảm từ năm 2010 đến năm 2013 và tăng lên trong năm 2014 là do: số gói thầu áp dụng đấu thầu rộng rãi giảm; do giá nguyên nhiên vật liệu có xu hƣớng giảm từ năm 2010 đến năm 2013; từ năm 2013 Chính phủ điều chỉnh tăng tiền lƣơng, tiền công nên giá gói thầu cũng tăng
lên.
Tổng giá gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi từ năm 2010 đến năm 2014 là 803.257 triệu đồng, chiếm 25,10% trong tổng giá trị các gói thầu. Trong đó năm 2010 tổng giá gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi đạt cao nhất là 234.185 triệu đồng, năm 2013 đạt thấp nhất 153.760 triệu đồng.
Tổng giá gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu từ năm 2010 đến năm 2014 là 2.293.959 triệu đồng, chiếm 71,67% trong tổng giá trị các gói thầu.
Tổng giá gói thầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh năm 2010 đến năm 2014 là 31.636 triệu đồng, chiếm 0.99% trong tổng giá trị các gói thầu.
- Về tiết kiệm trong công tác lựa chọn nhà thầu:
Tỷ lệ tiết kiệm năm 2010 đạt 2,89%, năm 2011 đạt 2,76%, năm 2012 đạt 2,72%, năm 2013 đạt 3,11%, năm 2014 đạt 2,79%, với tổng giá trị tiết kiệm đạt 105.259 triệu đồng từ năm 2011 đến năm 2014. Tỷ lệ tiết kiệm đƣợc xác định dựa trên giá trúng thầu so với giá gói thầu đƣợc duyệt. Tỷ lệ tiết kiệm trong hoạt động đấu thầu vẫn duy trì hàng năm là do UBND thành phố quy định đối với các công trình sử dụng ngân sách của Thành phố phải thực hiện theo nội dung Công văn số 1366/UBND-KH ngày 15/7/2006 về một số biện pháp trong đấu thầu, chỉ định thầu, trong đó thực hiện tiết kiệm đến 3,5% giá trị gói thầu xây lắp.
3.2.2. Tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản từ ngân sách thành phố Vinh phân theo lĩnh vực lựa chọn nhà thầu
Bảng 3.2: Số gói thầu thuộc các công trình đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của thành phố Vinh phân theo lĩnh vực lựa chọn nhà thầu từ năm 2011 đến năm 2014 (Đơn vị: Triệu đồng) Tƣ vấn Mua sắm hàng hóa Xây lắp Tổng cộng Năm 2011 Tổng số gói 197 0 182 354
Tổng giá gói thầu 132.931 0 806.482 970.413
Tổng giá trúng thầu 132.931 0 588.755 952.686
Năm 2012
Tổng số gói 189 0 151 340
Tổng giá gói thầu 113.760 0 690.581 804.341
Tổng giá trúng thầu 113.760 0 668.663 782.423
Năm 2013
Tổng số gói 127 0 102 229
Tổng giá gói thầu 63.931 0 506.482 570.413
Tổng giá trúng thầu 63.931 0 488.755 552.686
Năm 2014
Tổng số gói 113 0 107 220
Tổng giá gói thầu 56.432 0 441.192 497.624
Tổng giá trúng thầu 56.432 0 425750 482.182
Qua bảng số liệu trên ta thấy số gói thầu tƣ vấn và gói thầu xây lắp là chủ yếu, số gói thầu mua sắm hàng hóa chiếm số lƣợng rất ít. Tổng số gói thầu tƣ vấn từ năm 2010 đến 2014 là 1.004 gói, chiếm 55,10% tổng số gói thầu; gói thầu xây lắp là 807 gói, chiếm 44,29%; gói thầu mua sắm hàng hóa là 11 gói, chiếm 0,6%.
Số lƣợng gói thầu có xu hƣớng giảm từ năm 2011 đến năm 2014 (từ 354 gói xuống 220 gói), sỡ dĩ nhƣ vậy là do:
Từ năm 2011 trở về trƣớc, nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách của thành phố Vinh lớn, nhiều công trình đƣợc bố trí vốn thực hiện đầu tƣ (nguồn thu cấp quyền sử dụng đất năm 2010 đạt 710 tỷ đồng, năm 2011đạt 1.643 tỷ đồng).
Đến cuối năm 2011 Thủ tƣớng Chính Phủ ban hành Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cƣờng quản lý đầu tƣ từ vốn ngân sách nhà nƣớc và vốn trái phiếu Chính phủ. Thêm vào đó từ sau năm 2011 do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế nên nguồn vốn đầu tƣ xây dựng rất hạn hẹp, nhiều công trình phải cắt giảm đầu tƣ. Bên cạnh đó, thị trƣờng bất động sản có xu hƣớng đóng băng, nhu cầu mua đất của ngƣời dân giảm, do đó việc đấu giá các khu quy hoạch chia lô đất ở để tạo nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản rất khó khăn.
3.3. Tình hình thực hiện các nội dung quản lý nhà nƣớc về hoạt động đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản từ ngân sách thành phố Vinh.
3.3.1. Phổ biến, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản từ ngân sách thành phố Vinh.
Việc phổ biến, hƣớng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về đấu thầu đƣợc UBND thành phố Vinh triển khai kịp thời, đảm bảo đầy đủ các nội dung khi có các văn bản, chính sách mới của Quốc
hội,hội, Chính Phủ, Bộ Kế hoạch đầu tƣ, UBND tỉnh Nghệ An và các cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Năm 2009, sau khi Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về việc hƣớng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng đƣợc ban hành thay thế Nghị định số 58/2008/NĐ-CP, ngày 05 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ, UBND thành phố đã phối hợp với Sở Kế hoạch đầu tƣ tổ chức buổi tập huấn cho các UBND phƣờng xã, ban, các phòng và đơn vị trực thuộc UBND thành phố để triển khai việc thi hành hoạt động đấu thầu theo quy định mới.
Để đảm bảo sự thống nhất trong công tác quản lý hoạt động đấu thầu, sau khi các biểu mẫu liên quan trong hoạt động lựa chọn nhà thầu đƣợc Bộ Kế hoạch Đầu tƣ ban hành, Phòng Tài chính Kế hoạch thành phố đã cập nhật, tổng hợp vào các quy trình quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 về đầu tƣ xây dựng cơ bản để hƣớng dẫn các chủ đầu tƣ tổ chức thực hiện.
Tháng 6 năm 2014, trƣớc khi Luật đấu thầu số 43/2013 có hiệu lực, UBND thành phố Vinh phối hợp cùng Sở Kế hoạch Đầu tƣ mời các giảng viên của Cục quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ tập huấn cho lãnh đạo UBND thành phố; lãnh đạo các ban, đơn vị; chủ tịch, phó chủ tịch UBND các phƣờng xã. Sau đó mở lớp tập huấn cho các cán bộ, chuyên viên làm công tác đấu thầu của UBND thành phố Vinh, UBND các phƣờng xã, ban, đơn vị. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác đấu thầu cũng nhƣ yêu cầu cần nắm vững những điểm mới, nội dung thay đổi cơ bản của Luật Đấu thầu năm 2013 so với Luật Đấu thầu năm 2005 để áp dụng vào thực tiễn công việc hàng ngày, 150 ngƣời tham dự đầy đủ và đã có những trao đổi, thảo luận về các tình huống thực tế gặp phải trong quá trình xử lý công việc.
- Ngoài những hình thức lựa chọn nhà thầu đã đƣợc quy định trong Luật Đấu thầu năm 2005 (đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tƣ trong trƣờng hợp đặc biệt), Luật Đấu thầu năm 2013 còn bổ sung thêm hình thức tham gia thực hiện của cộng đồng. Những gói thầu thuộc chƣơng trình mục tiêu quốc gia, chƣơng trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hay những gói thầu có quy mô nhỏ, nếu cộng đồng dân cƣ, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phƣơng nơi có gói thầu có thể đảm nhiệm, thì đƣợc giao thực hiện toàn bộ hay một phần gói thầu đó.
- Bổ sung phƣơng thức lựa chọn nhà thầu: Luật Đấu thầu năm 2005 chỉ quy định 3 phƣơng thức đấu thầu, đó là: phƣơng thức một túi hồ sơ, phƣơng thức hai túi hồ sơ và phƣơng thức hai giai đoạn. Để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình lựa chọn nhà thầu, Luật Đấu thầu năm 2013 đã quy định rõ hơn với 4 phƣơng thức đấu thầu, là: phƣơng thức một giai đoạn một túi hồ sơ; một giai đoạn hai túi hồ sơ; hai giai đoạn một túi hồ sơ; hai giai đoạn hai túi hồ sơ. Đặc biệt, phƣơng thức một giai đoạn hai túi hồ sơ đƣợc áp dụng cho đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tƣ vấn, dịch vụ phi tƣ vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tƣ (trong khi đó, Luật Đấu thầu năm 2005 quy định phƣơng thức này chỉ áp dụng đối với gói thầu dịch vụ tƣ vấn).
- Về hạn mức chỉ định thầu đối với các gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, hỗn hợp, mua thuốc, vật tƣ y tế, sản phẩm công giảm xuống mức 1 tỷ đồng so với mức 5 tỷ đồng quy định tại Nghị định 85/2009/NĐ-CP. Hạn mức chỉ định thầu đối với các gói thầu tƣ vấn, phi tƣ vấn, dịch vụ công không quá 500 triệu đồng so với 3 tỷ đồng nhƣ quy định trƣớc đây. Không quy định cụ thể giá trị gói
thầu bao nhiêu thì đƣợc áp dụng chỉ định thầu rút gọn mà tùy theo mục tiêu và phạm vi công việc của từng gói thầu nằm trọng hạn mức chỉ định thầu để áp dụng hoặc đối với gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay do sự cố bất khả kháng, chống dịch bệnh trong trƣờng hợp cấp bách,...
- Hình thức chào hàng cạnh tranh đƣợc áp dụng cho cả gói thầu xây lắp có giá trị không quá 5 tỷ đồng.
- Hợp đồng trong đấu thầu đƣợc quy định chặt chẽ: Để tránh tình trạng áp dụng loại hợp đồng không phù hợp với tính chất của gói thầu, điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh hình thức hợp đồng, điều chỉnh thời gian thực hiện hợp đồng một cách tùy tiện, gây lãng phí, làm giảm hiệu quả đầu tƣ của các dự án nhƣ thời gian qua, Luật Đấu thầu năm 2013 đã quy định rõ trách nhiệm của nhà thầu và chủ đầu tƣ trong quá trình thực hiện hợp đồng. Theo đó, tất cả các gói thầu, dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu chỉ đƣợc áp dụng 4 loại hợp đồng, đó là: hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và hợp đồng theo thời gian. Đặc biệt, Luật Đấu thầu năm 2013 quy định, hợp đồng trọn gói là loại hợp đồng cơ bản, đƣợc ƣu tiên lựa chọn áp dụng. Trong trƣờng hợp không áp dụng loại hợp đồng trọn gói, thì ngƣời phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải chịu trách nhiệm giải trình lý do vì sao chọn loại hợp đồng khác (hợp đồng theo đơn giá cố định, đơn giá điều chỉnh), mà không phải là hợp đồng trọn gói.
- Khuyến khích thực hiện dự án đầu tƣ theo hình thƣc đối tác công tƣ nhằm giảm thiểu áp lực đầu tƣ từ nguồn ngân sách nhà nƣớc: Hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tƣ thực hiện dự án đầu tƣ theo hình thức đối tác công-tƣ (PPP), dự án đầu tƣ có sử dụng đất đã và đang đƣợc triển khai thí điểm ở một số