Tổng tiến độ thi công, biểu đồ nhân lực:

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG xây DỰNG KINH DOANH cơ sở hạ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP DU LONG (Trang 42)

1. Cơ sở lập tiến độ thi công

- Nhà thầu căn cứ vào các điều kiện sau đây để tính toán tiến độ thi công

+ Căn cứ vào khối lượng các công tác theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công công trình.

+ Dựa trên biện pháp tổ chức thi công, bố trí các mũi thi công , các đội thi công chính cho công trình.

+ Dựa trên các nguồn vật tư , vật liệu khai thác được , khả năng tập trung nhân vật lực và bố trí thiết bị thi công của nhà thầu.

2. Trình tự lập tiến độ thi công

- Tính toán khối lượng các công tác chính

- Đề xuất các phương án thi công tổng thể và các phương án thi công hạng mục chính - Ấn định và sắp xếp thời gian xây dựng các công tác chính , các công tác phụ

- Sắp xếp lại thời gian hoàn thành các công tác chuẩn bị , công tác mặt bằng và các công tác chính .

- Bố trí máy móc và nhân vật lực phù hợp với từng công việc. - Lập biều đồ và thời gian hoàn thành các hạng mục công việc

3. Phương pháp xây dựng tiến độ

- Tính toán thời gian thi công các công tác chính trên cơ sở dựa vào định mức và năng suất của máy.

- Xác định mức tiêu hao tài nguyên

- Từ khối lượng tính toán , tiến hành lập biểu đồ thi công của công trình

4. Phương pháp tối ưu hoá biểu đồ nhân lựca. Lấy quy trình kỹ thuật làm cơ sở a. Lấy quy trình kỹ thuật làm cơ sở

- Để có biểu đồ nhân lực hợp lý , điều chỉnh tiến độ bằng cách sắp xếp thời gian hoàn thành các công tác sao cho chúng có thể tiến hành nối tiếp song song và hạng mục này có thể bổ trợ cho hạng mục khác vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

- Biểu đồ nhà thầu lập theo sơ đồ ngang trên đó thể hiện thời gian hoàn thành từng hạng mục và các máy thi công chính

2. Lấy tổ đội chuyên nghiệp làm cơ sở

- Tổ đội hoặc nhóm thợ nào sẽ làm công việc chuyên môn ấy , với nguyên tắc nhân lực không thay đổi nhưng có thể làm các công tác đồng thời khác .

3. Thời gian hoàn thành công trình

- Thời gian hoàn thành công trình mà nhà thầu dự kiến là : 150 ngày

- Thời gian thi công công trình đảm bảo phù hợp thực tế , hợp lý giữa các hạng mục -liên quan, thoả mãn và hoàn thành trước thời hạn của chủ đầu tư

- Áp dụng mọi biện pháp cần thiết , khai thác hết năng lực và năng suất của máy và nhân lực

4. Biện pháp đảm bảo tiến độ thi công

1. Thời hạn hoàn thành công trình

- Trên cơ sở nguồn nhân lực , máy móc thiết bị thi công mà nhà thầu có thể đáp ứng . Nhà thầu chúng tôi cam đoan thi công gói thầu hoàn thành trong thời gian : 150 ngày

2. Biện pháp bảo đảm tiến độ

a. Phối hợp giữa các dây chuyền thi công

- Bố trí song song với những dây chuyền thi công : bắt buộc phải thi công đồng thời để đảm bảo tiến độ.

- Tổ chức nhân lực quản lý tập trung để thuận lợi cho việc tổ chức chỉ đạo , giám sát thi công và quản lý chất lượng dự án . Các tổ đội chịu sự quản lý điều hành chung của ban điều hành công trường

- Việc vận chuyển vật liệu đóng vai trò quyết định trong việc hoàn thành dự án đảm bảo tiến độ. Nhà thầu sẽ bố trí một đội vận chuyển riêng biệt , có nghiệm vụ vận chuyển vật liệu cho công trình .

- Bố trí máy móc thiết bị đầy đủ , hiện đại phục vụ thi công

- Bố trí 01 phòng thí nghiệm hiện trường với đầy đủ trang thiết bị để phục vụ cho việc kiểm định chất lượng vật tư, vật liệu và thí nghiệm cho công trình.

- Cán bộ chỉ đạo thi công sẽ được tuyển chọn những kỹ sư có kinh nghiệm thi công công trình , đủ khả năng chỉ đạo và giám sát thi công đạt chất lượng và tiến độ.

- Lực lượng thợ chủ chốt có kinh nghiệm và tay nghề vững vàng

2. Đảm bảo thiết bị trên công trường hoạt động liên tục

- Bộ phận cung ứng vật tư , xe máy của ban điều hành công trường có nhiệm vụ theo dõi sự hoạt động bình thường của tất cả xe máy , thiết bị thi công trên công trường , kịp thời sửa chữa , thay thế các thiết bị hoạt động kém hiệu quả, hư hỏng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu về thiết bị, máy móc phục vụ thi công

3. Biểu đồ huy động nhân sự , vật liệu , thiết bị

(Có biểu đồ kèm theo )

4. Tổ chức thi công

- Nhà thầu sẽ bố trí nhiều mũi thi công song song:

1. Tổ chức nhân lực :

gồm : một chỉ huy trưởng điều hành chung cho công trình, sau chỉ huy trưởng là các bộ phận: Kỹ thuật, tài chính, thiết bị,nhân sự, vật tư,… và sau nữa là các đội thi công được tổ chức như sau :

2. Sơ đồ tổ chức hiện trường

- Bộ phận chỉ huy: 01 chỉ huy trưởng công trình,

- Quản lý kỹ thuật hiện trường, QC, QS , an toàn , kế toán :10 người - Trắc đạc : 2 người

- Công nhân: 44 người

- Thợ vận hành, sửa chữa thiết bị (không kể tài xế lái xe ben): 22 người Sơ đồ tổ chức hiện trường

* Chỉ huy trưởng công trình

- Chỉ huy trưởng công trình, do giám đốc của nhà thầu chỉ định, trực tiếp chỉ đạo các bộ phận thi công theo đúng trình tự yêu cầu kỹ thuật và tiến độ hợp đồng mà nhà thầu đã ký với

ĐỘI THI CÔNG HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC ĐỘI THI CÔNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC BỘ PHẬN CHỈ HUY BỘ PHẬN KẾ TOÁN, THANH TOÁN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, QUẢN LÝ HS BỘ PHẬN NHÂN SỰ, THIẾT BỊ ATLĐ, MÔI TRƯỜNG

ĐỘI THI CÔNG CỐT THÉP, KẾT

CẤU BÊ TÔNG, VÁN KHUÔN ĐỘI THI CÔNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG, THÔNG TIN LIÊN LẠC BỘ PHẬN KỸ THUẬT HIỆN TRƯỜNG ĐỘI THI CÔNG PHẦN GIAO THÔNG

Kỹ sư tư vấn giám sát và chủ đầu tư.

- Chịu trách nhiệm chung và trực tiếp về mặt chất lượng công trình .

- Có toàn quyền quyết định các công tác thuộc phạm vi kỹ thuật tại hiện trường.

- Có quyền đình chỉ mọi hoạt động trên công trường nếu thấy công tác thi công vi phạm về mặt chất lượng và an toàn lao động.

- Có trách nhiệm báo cáo thường xuyên với giám đốc công ty nhà thầu chính và Kỹ sư tư vấn giám sát và chủ đầu tư về tiến độ thi công công trình.

- Được quyền khen thưởng các cá nhân bộ phận có thành tích sáng kiến trong lao động tại hiện trường và xử lý kỷ luật các cá nhân vi phạm kỷ luật lao động tại hiện trường theo sự phân cấp của Công ty .

* Bộ phận nhân sự, thiết bị – An toàn lao động, môi trường:

- Bộ phận này do chỉ huy trưởng đề xuất và do giám đốc công ty bổ nhiệm trong số nhân sự. Bộ phận này chịu tránh nhiệm tổ chức và điều phối nhân sự, thiết bị và chịu trách nhiệm về an toàn lao động, an toàn giao thông và vệ sinh mội trường. Chịu sự quản lý trực tiếp của chỉ huy trưởng công trình. Trong qúa trình thi công chịu trách nhiệm phân bổ nhân lực theo đề nghị của chỉ huy trưởng công trình cho phù hợp với thực tế thi công các hạng mục mang tính chuyên nghiệp.

* Bộ phận kế toán:

- Do giám đốc công ty bổ nhiệm, chịu trách nhiệm lo tài chính vật tư, thiết bị cho công tác thi công, dựa theo biểu đồ cung cấp vật tư mà bộ này có trách nhiệm cung cấp theo tiến độ. Đồng thời cũng lập và lên đơn giá khoán cho các tổ đội, tính toán và thanh toán lương cho các bộ phận trong sơ đồ tổ chức hiện trường này. Lập hồ sơ thanh toán (không lập hồ sơ quản lý chất lượng và khối lượng), khi bộ phận quản lý chất lượng, kỹ thuật gửi khối lượng qua thì bộ phận này kết hợp với kết toán của Kỹ sư tư vấn giám sát và chủ đầu tư để lập hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành.

* Quản lý chất lượng.

- Trong qúa trình thi công nhà thầu sẽ thành lập bộ phận kiểm tra chất lượng công trình, giám sát mọi công tác trên công trường, báo cáo với giám đốc về những vi phạm về chất lượng công trình và an toàn lao động. Về thời gian và tác phong làm việc của cán bộ công nhân viên. Đồng thời kết hợp với Kỹ sư tư vấn giám sát và chủ đầu tư lập hồ sơ quản lý chất lượng (hồ sơ KCS)

- Cùng với Kỹ sư tư vấn giám sát và chủ đầu tư tính toán xác định khối lượng hoàn thành trong từng giai đoạn xây dựng để nghiệm thu thanh toán.

* Kỹ thuật thi công công trường:

- Có trách nhiệm triển khai công việc theo đồ án thiết kế và tiến độ thi công đã được vạch sẵn. Hàng ngày đảm bảo tổ chức giao ban rút kinh nghiệm, xử lý các tình huống công việc,

vạch kế hoạch cho các công tác sắp thi công, đảm bảo triển khai thi công theo đúng thiết kế, báo cáo và tổ chức nghiệm thu các hạng mục về phần chất lượng và khối lượng công việc hoàn thành.

- Chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng công trình, các sự cố do chủ quan, đảm bảo đứng ra khắc phục các sự cố.

* Các tổ đội thi công.

- Các tổ đội thi công có trách nhiệm thi công các hạng mục công trình theo sự chỉ đạo trực tiếp của chỉ huy trưởng công trình, bộ phận quản lý chất lượng, kỹ thuật hiện trường. Tuân thủ mọi quy tắc về an toàn lao động và kỹ thuật, có nhiệm vụ báo cáo với cấp trên những vi phạm về kỹ thuật và an toàn lao động của kỹ thuật hiện trường.

3. Tổ chức thiết bị:

- Để thi công công trình đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả, nhà thầu sẽ điều động các thiết bị, máy móc chính nhằm phục phụ thi công gói thầu cho các hạng mục như sau:

Máy móc –thiết bị Đơn vị Số lượng

Máy đào Cái 04

Máy ủi Cái 02

Ô tô tự đổ Cái 06

Ô tô tưới nước Cái 01

Máy san Cái 01

Máy lu bánh thép 10T Cái 02

Máy lu bánh thép 16T Cái 02

Máy lu rung Cái 02

Xe ô tô cẩu tự hành Cái 01

Máy rải CPĐD Cái 01

Máy đầm bê tông –Đầm bàn Cái 03

Máy đầm bê tông –Đầm dùi Cái 03

Máy trộn bê tông Cái 03

Máy khoan cầm tay Cái 03

Máy hàn Cái 03

Máy phát điện Cái 03

Đầm cóc Cái 03

Máy bơm nước Cái 02

Máy toàn đạc Cái 01

Máy thuỷ bình Cái 02

Phòng thí nghiệm Cái 01

- Các thiết bị, máy móc kể trên sẽ được điều đến công trường tuỳ thuộc vào từng giai đoạn thi công sao cho đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất. Và tùy vào tình hình ngoài thực tế mà nhà thầu sẽ huy động bổ sung thêm các thiết bị, máy móc để kịp thời thi công.

- Các thiết bị, máy móc trước khi đưa vào sử dụng trên công trường phải có đầy đủ các giấy tờ kiểm định,...để Kỹ sư tư vấn giám sát và chủ đầu tư kiểm tra đồng ý.

4. Tổ chức cung cấp các loại vật tư chính:

- Các loại vật tư, vật liệu được nhà thầu mua tại các nhà cung cấp,cửa hàng vật liệu xây dựng trên địa bàn lân cận công trình. Chất lượng các loại vật liệu này phải đảm bảo yêu cầu nguồn gốc rõ ràng, chứng từ hợp lệ, đảm bảo chất lượng của gói thầu đề ra cũng như theo các quy định hiện hành của nhà nước và được Kỹ sư tư vấn giám sát và chủ đầu tư kiểm tra, chấp thuận cho vào thi công thì mới được sử dụng.

CHƯƠNG 6: BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH

I. Sơ đồ quản lý chất lượng

- Nhà thầu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng và hoạt động theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

- Hệ thống quản lý điều hành công trường bao gồm: Ban chỉ huy, các bộ phận Quản lý kỹ thuật, Tổ chức hành chính và kế toán, Quản lý an toàn lao động, tiến độ thi công,… và các tổ, đội thi công

- Ngoài ra, Công ty có các phòng chức năng, Ban giám đốc chỉ đạo, điều hành trực tiếp các công việc tại công trường khi cần thiết, đảm bảo chất lượng, tiến độ theo đúng yêu cầu

của Chủ đầu tư

2. Hệ thống quản lý chất lượng

1. Hệ thống quản lý cấp công ty

Đảm bảo kỹ thuật trong công tác thi công là vấn đề cốt lõi của chất lượng công trình. Các thành viên tham gia Hệ chất lượng của Công ty chúng tôi được tổ chức theo cơ cấu sau: - Tổng giám đốc Công ty

- Phó tổng giám đốc phụ trách xây lắp của Công ty - Trưởng phòng kế hoạch kỹ thuật

- Các chuyên viên theo dõi chất lượng - Chỉ huy trưởng công trường

- Cán bộ kỹ thuật thi công và công nhân kỹ thuật

2. Hệ thống quản lý tại công trường

Trước khi bắt đầu triển khai xây dựng Công trình, Ban chỉ huy công trường sẽ được thành lập với nòng cốt là các cán bộ có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững. Ban chỉ huy công trường hoạt động theo sự chỉ đạo của Công ty và đại diện cho Công ty trong việc thi công, điều phối công việc và giám sát chất lượng công trình. Trong đó:

- Chỉ huy trưởng công trình: chịu trách nhiệm chính quản lý thi công công trình và phân công các bộ phận giám sát, thực hiện các yêu cầu về chất lượng công việc

- Cán bộ kỹ thuật thi công: chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật thi công, thiết lập các phương án thi công và tổ chức giám sát chất lượng công việc.

- Cán bộ giám sát chất lượng (KCS): chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên công việc trên công trình theo sự phân công được giao, hướng dẫn và hỗ trợ các tổ đội công nhân thực hiện các biện pháp thi công và đảm bảo chất lượng công việc.

- Đồng thời, để đảm bảo việc kết quả kiểm tra chất lượng của các công việc được khách quan và chính xác, bên cạnh việc chủ động giám sát chất lượng công trình, Ban chỉ huy công trường sẽ thường xuyên phối hợp kiểm tra, đánh giá chất lượng thi công tại hiện trường cùng với các bộ phận liên quan của các bên:

+ Đại diện giám sát của nhóm thiết kế. + Đại diện của Chủ đầu tư.

+ Đại diện tư vấn giám sát. + Phòng thí nghiệm.

3. Quản lý chất lượng vật tư

1. Hệ thống kiểm tra chất lượng vật tư

- Đảm bảo chất lượng, trình tự thủ tục kiểm soát chất lượng

- Tuân thủ và phê chuẩn các thủ tục dưới đây, chịu trách nhiệm và đảm bảo rằng các trình tự thủ tục này được thực hiện một cách hợp lý.

2. Trình tự thủ tục mua sắm vật tư, vật liệu

- Khái quát: Nhà thầu sẽ tổ chức bố trí tất cả các công việc mua bán theo các trình tự thủ tục quy định để đảm bảo rằng những gì được mua sẽ tuân thủ các yêu cầu quy định của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.

- Đánh giá các nhà cung cấp: Đánh giá khả năng tiềm tàng của các nhà cung cấp vật liệu một cách cẩn thận và chỉ định các đơn vị đó chứng minh có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu: Các số liệu kỹ thuật, tham chiếu công việc... sẽ được hỗ trợ cho việc đánh giá này và thấy được mức độ tin tưởng và khả năng thực thi.

- Vật liệu đặt mua: Nhà thầu chỉ đặt mua nếu thấy các loại vật liệu thoả mãn yêu cầu của

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG xây DỰNG KINH DOANH cơ sở hạ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP DU LONG (Trang 42)