Quản lý an toàn trên công trường

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG xây DỰNG KINH DOANH cơ sở hạ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP DU LONG (Trang 68)

- Trong quá trình thi công phải tuân thủ các qui định về an toàn trong công tác xây dựng, cụ thể phải đảm bảo quy trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận hành sửa chữa theo quyết định 1559EVN/KTAT ngày 21 tháng 10 năm 1999 và các qui định khác của nhà nước ban hành.

- Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động theo TCVN 5308-1991, QCVN18:2014/BXD. - Phương tiện bảo vệ người lao động theo TCVN 2291-1978.

- Quy phạm an toàn trong xây dựng theo TCVN 5308-1991.

- Thiết bị sản xuất: Yêu cầu chung về an toàn theo TCVN 2290, 1978. - Lan can an toàn: Điều kiện kỹ thuật theo TCVN 4431, 1987.

- Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng Thiết bị nâng theo TCVN 4244- 2005 - Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất TCVN 2288:1978

- Công việc hàn điện. Yêu cầu chung về an toàn. TCVN 3146:1986

- Quy phạm an toàn trong Công tác xếp dỡ- Yêu cầu chung TCVN 3147:1990

- Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động- Các khái niệm cơ bản- Thuật ngữ và định nghĩa TCVN 3153:1979

1. Sơ đồ quản lý an toàn

Chỉ huy trưởng

Cán bộ chuyên trách an toàn

Nhân viên an toàn của các đội thi công

a. Cán bộ chuyên trách về an toàn của nhà thầu

Là người hiểu biết đầy đủ về pháp luật, các thủ tục, văn bản quy định của Nhà nước về công tác an toàn lao động , có trách nhiệm:

- Lập kế hoạch và biện pháp đảm bảo an toàn và an ninh công trình để Ban chỉ huy trình chủ công trình, thảo nội qui, quy chế của Công trường.

- Chỉ đạo các nhân viên an toàn ở đơn vị thi công.

- Tập hợp thông tin, giám sát vấn đề an toàn của toàn gói thầu, ghi nhật ký công trường hàng ngày về công tác an toàn, thường xuyên báo cáo với Chỉ huy trưởng.

- Thay mặt Ban chỉ huy giao dịch, làm việc với các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước, chính quyền và nhân dân địa phương và các cơ quan hữu quan khác về công tác an toàn của gói thầu, thường xuyên liên hệ với chủ đầu tư.

2. Nhân viên an toàn của các đội thi công

- Triển khai công tác an toàn trên công trường của đơn vị mình.

3. Tổ chức đào tạo, thực hiện và kiểm tra an toàn lao động

- Ngay khi nhận được quyết định trúng thầu, nhà thầu chúng tôi sẽ tổ chức một lớp đào tạo về an toàn lao động, vệ sinh môi trường. Mục đích nhằm nâng cao hiểu biết nhận thức của người lao động về an toan lao động và vệ sinh môi trường. Các công nhân thi công gói thầu đều là những người qua các lớp đào tạo về an toàn lao động, vệ sinh môi trường của công ty nên hoàn toàn thuận lợi cho việc thi công gói thầu.

- Tất cả máy móc thiết bị thi công phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn theo quy định. - Toàn bộ lực lượng thi công trong công trường sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu về tay nghề, trình độ sức khỏe.

- Trước khi thi công tất cả cán bộ công nhân viên sẽ được phổ biến học tập nội quy an toàn lao động, các quy định về trật tự an toàn xã hội của địa phương và được cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ an toàn lao động.

- Thành lập ban An toàn lao động của gói thầu do Giám đốc điều hành làm trưởng ban. - Soạn thảo về các quy định ATLĐ cho từng hạng mục công trình của gói thầu, phổ biến cho toàn thể CBCNV trước khi tiến hành công trình.

- Cấp đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho CBCNV đảm bảo 100% công nhân mặc quần áo bảo hộ lao động, đội mũ, đi giầy, găng tay trong quá trình sản xuất.

- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc công nhân thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về ATLĐ, an toàn viên chuyên trách phải đeo băng đỏ khi làm việc.

- Với các hố đào sâu phải văng chống, đảm bảo không sụt lở, có rào chắn, biển báo nguy hiểm, ban đêm có đèn báo hiệu đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại.

- Tại công trường Nhà thầu sẽ có y tế của nhà thầu trực suốt thời gian thi công, phục vụ cho CBCNV.

- Tại các tuyến thi công sẽ có sơ đồ mặt bằng bố trí lực lượng thi công: Lao động, thiết bị, máy móc phù hợp với mặt bằng thi công.

- -Thường xuyên có hướng dẫn viên của công trường làm nhiệm vụ hướng dẫn phương tiện chở vật tư, vật liệu, cấu kiện bê tông đúc sẵn cũng như phương tiện phục vụ thi công suốt 24/24h.

- Tại hai đầu đoạn đường thi công cắm đủ các biển báo gồm: Biển báo đoạn đường đang thi công, biển báo đường bị thu hẹp, biển báo hạn chế tốc độ, biển báo có người chỉ dẫn giao thông.

- Phải có hệ thống cờ hiệu và đèn đỏ báo hiệu tại barie. Bố trí hệ thống đèn pha chiếu sáng tại công trường để đảm bảo đủ ánh sáng cần thiết.

- Có người trực hướng dẫn điều hành giao thông 24/24h ở hai đầu ngang berie.

- Các loại thiết bị xe máy, vật tư phải được tập kết đúng vị trí quy định. Không tập kết bừa bãi.

4. Biện pháp bảo đảm an toàn lao động cho từng công đoạn thi công

- Việc đảm bảo an toàn lao động cho từng công đoạn thi công đã được nêu chi tiết trong từng hạng mục thi công. Tuy nhiên, cần chú ý thêm một số vấn đề sau đây:

- Đối với cán bộ công nhân tham gia thi công:

+ Tất cả các cán bộ kỹ thuật và công nhân đến làm việc trên công trường đều phải được học về an toàn lao động và vệ sinh lao động của công tác thi công san nền và thi công đường và phải ký vào phiếu an toàn lao động.

+ Nghiêm chỉnh chấp hành mọi nội quy về an toàn lao động, vệ sinh lao động và các quy định khác thuộc về công tác bảo hộ lao động.

+ Phải khám sức khoẻ, đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm việc theo công việc được giao (Đặc biệt đối với những người có bệnh tim, chóng mặt, áp huyết cao không được bố trí làm việc ở trên cao, dưới hố sâu....). Đối với những người không đủ sức khỏe, ốm đau trong quá trính thi công phải có người thay thế kịp thời.

+ Được đào tạo nghề nghiệp đúng với công việc được giao và phải có kinh nghiệm trong công tác thi công. Tuyệt đối không được làm trái ngành nghề đã đào tạo. + Được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cá nhân: Quần áo, ủng, găng tay, kính hàn, dây đeo an toàn ...

- Đối với máy móc và thiết bị phục vụ thi công: + Phải tuyệt đối đảm bảo an toàn - cụ thể như sau: + Có giấy kiểm định của cơ quan có thẩm quyền cấp.

+ Các chi tiết của máy móc và thiết bị phục vụ thi công phải được thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo độ an toàn cao (Đặc biệt là hệ thống thuỷ lực....).

+ Thường xuyên kiểm tra máy móc và thiết bị trước ca làm việc để kịp thời khắc phục các sự cố của máy móc và thiết bị, đảm bảo tiến độ thi công.

+ Trong quá trình thi công thợ vận hành, thợ sửa chữa phải kiểm tra và bảo dưỡng những vị trí quan trọng. Phải kiểm tra xiết chặt các bulông, các tủ cầu giao, dây hàn, máy hàn, bổ sung dầu mỡ cho máy móc và thiết bị, nước làm mát ....

+ Trong quá trình thi công nếu máy móc và thiết bị có hiện tượng bất thường phải cho dừng ngay và kiểm tra kỹ, đảm bảo an toàn mới cho phép thi công tiếp.

+ Trong quá trình thi công thợ lái máy tuyệt đối không được rời cabin điều khiển. Nếu vì lý do nào đó cần rời máy phải báo cho chỉ huy trưởng công trình hoặc cán bộ kỹ thuật cử người có chuyên môn, có trách nhiệm đến thay thế tạm thời.

+ Phải có biển báo, biển cấm và hàng rào ở những khu vực nguy hiểm đang thi công. + Phải có biển báo công trường đang thi công, biển báo giảm tốc độ những vị trí giao đường chính với đường vào công trường.

- Trong quá trình thi công, nếu có sự cố xảy ra, thì Nhà thầu sẽ thông báo với Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát và các cơ quan chức năng có liên quan để có biện pháp giải quyết kịp thời.

- Biện pháp đảm bảo an toàn khi thi công dưới đường điện cao thế 110kv:

+ Khi thi công dưới đường điện cao thế 110kv phải có sự thoả thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện về các biện pháp đảm bảo an toàn , người giám sát cần thiết. + Tuyệt đối giữ khoảng cách an toàn phóng điện là 6m theo khoản 4 điều 51 của Luật điện lực.

+ Phải có các biển cảnh báo an toàn điện được đặt gần nơi có đường điện cao thế . + Không sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều trú hoặc có các mục đích khác. + Các cán bộ an toàn phải thường xuyên kiểm tra công tác bảo đảm an toàn tránh khi thi công làm ảnh hưởng đến đường điện cao thế.

5. Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông a. An toàn giao thông ra vào công trường

- Kết hợp chặt chẽ với Công an và Chính quyền địa phương trong công tác an ninh, an toàn xã hội. Nhà thầu sẽ thực hiện nghiêm túc các quy định của địa phương khi đóng quân trên địa bàn, đăng ký tạm trú, thường kỳ có các cuộc họp giữa Giám đốc điều hành, ban an toàn với chính quyền địa phương.

- Các mũi thi công đều có nhân viên an toàn, chịu trách nhiệm về an toàn của đơn vị mình, dưới sự chỉ đạo và giám sát của ban chỉ huy công trình.

- Trong qúa trình thi công nhà thầu đảm bảo thực hiện đúng các thủ tục an toàn giao thông cần thiết theo đúng quy trình, quy phạm về an toàn. Chấp hành nghiêm chỉnh quy trình, quy tắc hiện hành.

- Tổ chức phòng vệ chu đáo, nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho người, thiết bị và phương tiện vận tải trong quá trình thi công. Luôn coi trọng vấn đề vệ sinh môi trường, trong quá trình thi công sẽ cố gắng giảm thiểu tiếng ồn, bụi, khói không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và đi lại của nhân dân.

- Để đảm bảo an toàn giao thông trong suốt quá trình thi công Nhà thầu chúng tôi bố trí cắm cọc tiêu, biển báo công trường, biển báo hạn chế tốc độ, đặt rào chắn phòng hộ ngay đầu tuyến và tại vị trí giao với các tuyến đường xung quanh.

- Tại vị trí đầu tuyến và cuối tuyến, gia công và lắp đặt các biển báo: " CÔNG TRƯỜNG ĐANG THI CÔNG ", HẠN CHẾ TỐC ĐỘ"...

- Dọc tuyến thi công đặt các biển báo " NGUY HIỂM " và dán đề can phản quang. - Vào ban đêm sẽ treo đèn báo hiệu.

2. Biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khi thi công

- Trong biện pháp thi công, chúng tôi đã rất chú trọng công tác đảm bảo giao thông bằng biện pháp phân đoạn thi công đảm bảo các phương tiện vẫn đi lại bình thường ngay trong công trình. Trong quá trình thi công vẫn phải đảm bảo giao thông thông suốt của nhân dân - 100% các phương tiện máy móc thi công, ô tô, máy xúc, máy ủi đều được kiểm tra định kỳ, đều đăng kiểm, mua bảo hiểm cơ giới và đặc biệt phải kiểm tra vào cuối ngày sau khi nghỉ.

- Nghiêm cấm lái xe sử dụng chất kích thích ( rượu, bia ...) trong quá trình vận hành thiết bị, ô tô

- Xe vận chuyển vật liệu rời không được chở cao quá thành xe, phải có bạt che phủ, phải được tưới ẩm theo quy định, không chở quá tải trọng cho phép, chạy đúng tốc độ cho phép. - Nhờ chính quyền địa phương thông báo trên các phương tiện (Đài truyền thanh xã) về việc nhà thầu sử dụng đoạn đường nội bộ của xã để vận chuyển vật liệu để Nhân dân biết và tạo điều kiện.

- Kiểm tra dây chằng, móc cáp khi cẩu thiết bị.

- Phổ biến 100% cán bộ công nhân thực hiện an toàn giao thông khi tham gia giao thông trên đường cũng như tại công trường.

- Trang bị đầy đủ phương tiện bảo hiểm, bảo hộ cho các công nhân.

- Kiểm tra độ cao của phương tiện khi lưu thông trên tuyến đường nội bộ của địa phương. - Tại đoạn đường thi công hay có người qua lại nhà thầu sẽ bố trí Barie tại hai đầu đường theo quy định (có hệ thống đèn tín hiệu vào ban đêm).

- Bố trí rào chắn di động, có người đeo băng bảo vệ, cần có còi hiệu hai đầu để điều tiết xe cộ đi lại.

- Bố trí để sau 1 ngày thi công các công việc sơ bộ gọn gàng để tránh xảy ra tai nạn vào ban đêm.

- Không vận chuyển quá khuya qua khu dân cư, hạn chế còi khi qua khu dân cư.

- Phối hợp thanh tra giao thông, công an giao thông và địa phương để làm tốt công việc đảm bảo trật tự công cộng, an toàn giao thông và môi trường.

3. Biện pháp phòng chống cháy nổ

a. Cán bộ chuyên trách về phòng cháy, chữa cháy của Ban điều hành

- Là người hiểu biết đầy đủ về pháp luật, các thủ tục, văn bản quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy , có trách nhiệm:

+ Lập kế hoạch và biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ và an ninh công trình để Ban điều hành trình chủ công trình, thảo nội qui, quy chế của Công trường. + Chỉ đạo các nhân viên phòng cháy, chữa cháy ở đơn vị thi công.

+ Tập hợp thông tin, giám sát vấn đề phòng cháy, chữa cháy của toàn gói thầu, ghi nhật ký công trường hàng ngày về phòng cháy, chữa cháy , thường xuyên báo cáo với Giám đốc điều hành.

+ Thay mặt Ban điều hành giao dịch, làm việc với các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước, chính quyền và nhân dân địa phương và các cơ quan hữu quan khác về phòng cháy, chữa cháy của gói thầu, thường xuyên liên hệ với chủ công trình.

2. Nhân viên phòng cháy, chữa cháy của các đội thi công

- Triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy trên công trường của đơn vị mình.

3. Giải pháp, biện pháp phòng chống cháy nổ

Nhà thầu xác định phòng cháy là cơ bản với các quy định và sẽ thực hiện như sau:

- Bố trí tổng mặt bằng thi công hợp lý. Tuyệt đối không tàng trữ xăng dầu, sử dụng đến đâu thì mua về đến đó.

- Bố trí máy móc thi công tại bãi riêng cách xa ban chỉ huy công trường, các xe cách nhau tối thiểu (theo quy định chống cháy)

Chỉ huy trưởng

Cán bộ chuyên trách phòng cháy, chữa cháy

Nhân viên phòng cháy, chữa cháy các đội thi công

- Các vật tư nhựa đường, xăng dầu... Nhà thầu chỉ tập kết khi thi công hạng mục đó, và để tại kho kín cuối hướng gió, có dự phòng các bình bọt chống cháy.

- Toàn bộ dây điện sử dụng tại công trình là dây có vỏ bọc, có lắp thiết bị cảm ứng chống giật, tự ngắt khi cháy chập điện.

- Cầu dao tổng được bố trí ngay tại ban chỉ huy công trường giáp nhà bảo vệ để kịp xử lý. - Xây dựng hệ thống lán trại bằng nhà lán trại định hình dễ tháo lắp 100% bằng thép, tôn, vật liệu không cháy.

- Các kho đều có biển báo phòng cháy nổ.

- Khi thi công xong toàn bộ các vỏ bọc bao vật liệu, mẩu dây điện... phải dọn ngay khỏi công trường.

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG xây DỰNG KINH DOANH cơ sở hạ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP DU LONG (Trang 68)