Sơ đồ quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG xây DỰNG KINH DOANH cơ sở hạ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP DU LONG (Trang 48)

- Nhà thầu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng và hoạt động theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO

- Hệ thống quản lý điều hành công trường bao gồm: Ban chỉ huy, các bộ phận Quản lý kỹ thuật, Tổ chức hành chính và kế toán, Quản lý an toàn lao động, tiến độ thi công,… và các tổ, đội thi công

- Ngoài ra, Công ty có các phòng chức năng, Ban giám đốc chỉ đạo, điều hành trực tiếp các công việc tại công trường khi cần thiết, đảm bảo chất lượng, tiến độ theo đúng yêu cầu

của Chủ đầu tư

2. Hệ thống quản lý chất lượng

1. Hệ thống quản lý cấp công ty

Đảm bảo kỹ thuật trong công tác thi công là vấn đề cốt lõi của chất lượng công trình. Các thành viên tham gia Hệ chất lượng của Công ty chúng tôi được tổ chức theo cơ cấu sau: - Tổng giám đốc Công ty

- Phó tổng giám đốc phụ trách xây lắp của Công ty - Trưởng phòng kế hoạch kỹ thuật

- Các chuyên viên theo dõi chất lượng - Chỉ huy trưởng công trường

- Cán bộ kỹ thuật thi công và công nhân kỹ thuật

2. Hệ thống quản lý tại công trường

Trước khi bắt đầu triển khai xây dựng Công trình, Ban chỉ huy công trường sẽ được thành lập với nòng cốt là các cán bộ có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững. Ban chỉ huy công trường hoạt động theo sự chỉ đạo của Công ty và đại diện cho Công ty trong việc thi công, điều phối công việc và giám sát chất lượng công trình. Trong đó:

- Chỉ huy trưởng công trình: chịu trách nhiệm chính quản lý thi công công trình và phân công các bộ phận giám sát, thực hiện các yêu cầu về chất lượng công việc

- Cán bộ kỹ thuật thi công: chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật thi công, thiết lập các phương án thi công và tổ chức giám sát chất lượng công việc.

- Cán bộ giám sát chất lượng (KCS): chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên công việc trên công trình theo sự phân công được giao, hướng dẫn và hỗ trợ các tổ đội công nhân thực hiện các biện pháp thi công và đảm bảo chất lượng công việc.

- Đồng thời, để đảm bảo việc kết quả kiểm tra chất lượng của các công việc được khách quan và chính xác, bên cạnh việc chủ động giám sát chất lượng công trình, Ban chỉ huy công trường sẽ thường xuyên phối hợp kiểm tra, đánh giá chất lượng thi công tại hiện trường cùng với các bộ phận liên quan của các bên:

+ Đại diện giám sát của nhóm thiết kế. + Đại diện của Chủ đầu tư.

+ Đại diện tư vấn giám sát. + Phòng thí nghiệm.

3. Quản lý chất lượng vật tư

1. Hệ thống kiểm tra chất lượng vật tư

- Đảm bảo chất lượng, trình tự thủ tục kiểm soát chất lượng

- Tuân thủ và phê chuẩn các thủ tục dưới đây, chịu trách nhiệm và đảm bảo rằng các trình tự thủ tục này được thực hiện một cách hợp lý.

2. Trình tự thủ tục mua sắm vật tư, vật liệu

- Khái quát: Nhà thầu sẽ tổ chức bố trí tất cả các công việc mua bán theo các trình tự thủ tục quy định để đảm bảo rằng những gì được mua sẽ tuân thủ các yêu cầu quy định của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.

- Đánh giá các nhà cung cấp: Đánh giá khả năng tiềm tàng của các nhà cung cấp vật liệu một cách cẩn thận và chỉ định các đơn vị đó chứng minh có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu: Các số liệu kỹ thuật, tham chiếu công việc... sẽ được hỗ trợ cho việc đánh giá này và thấy được mức độ tin tưởng và khả năng thực thi.

- Vật liệu đặt mua: Nhà thầu chỉ đặt mua nếu thấy các loại vật liệu thoả mãn yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật và công tác vận chuyển đến hiện trường xây lắp kịp thời, an toàn và hiệu quả. Đơn đặt mua vật liệu quy định rõ quy cách chất lượng, số lượng vật liệu, các yêu cầu kỹ thuật và được xem xét cẩn thận trước khi tiến hành. Các yêu cầu kế hoạch kiểm soát chất lượng của Nhà thầu sẽ là phần không thể tách rời của thoả thuận hợp đồng để đảm bảo rằng các nghĩa vụ về hệ thống quản lý chất lượng ràng buộc các nhà cung cấp.

3. Tiếp nhận vật liệu và trình tự lưu kho

- Khái quát : Chất lượng của tất cả các loại vật liệu phải được xác định bằng cách kiểm tra hoặc thí nghiệm để đảm bảo rằng chỉ có vật liệu được chấp thuận mới được đưa vào sử dụng. Các yêu cầu về thí nghiệm, giám sát kiểm định, xác nhận của nhà sản xuất được xác định rõ thông qua tiêu chuẩn kỹ thuật. Nhà sản xuất sẽ phải cung cấp chỉ dẫn đối với vật liệu hay lưu kho vật liệu, vận chuyển và sử dụng để duy trì chất lượng vật liệu trên công trường. Từng người giám sát của Nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của các loại vật liệu mà mình đảm nhiệm quản lý, kiểm tra. Cán bộ phụ trách quản lý chất lượng thi công sẽ lưu giữ tất cả các mẫu được phê chuẩn và các giấy chứng nhận để dễ dàng tham khảo và xác minh các tiêu chuẩn vật liệu.

- Giám định các loại vật liệu: Tất cả các loại vật liệu được đưa đến công trường phải được giám định để bảo đảm thống nhất với các yêu cầu trước khi đưa vào công trình. Tiến hành ghi chép lại các loại vật liệu được chấp thuận và các kết quả thí nghiệm trên phiếu gửi hàng hoặc các quy ước được công nhận khác.

- Thí nghiệm các loại vật liệu: Tiến hành lấy mẫu thí nghiệm theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Khi có yêu cầu thì sẽ lựa chọn phòng thí nghiệm độc lập cho các vật liệu tương ứng. Kỹ sư quản lý kỹ thuật chất lượng sẽ giám sát các hoạt động thí nghiệm trên công trường để đảm bảo việc tuân thủ, và sẽ kiểm tra xác nhận rằng các kết quả cung cấp cho thấy là thống nhất. Thiết bị thí nghiệm sử dụng trên công trường đảm bảo đúng chủng loại quy định và được điều chỉnh phù hợp để đảm bảo thí nghiệm liên tục.

4. Lưu giữ và vận chuyển vật liệu:

- Tất cả các loại vật liệu bao gồm các cấu kiện đúc sẵn, thép, xi măng, nhiên liệu... được vận chuyển theo phương thức hợp lý để tránh hư hỏng vật liệu. Quy định khu vực lưu kho hợp lý phù hợp với tính chất của vật liệu và tiến độ thực tế trên công trường.

hiện, sử dụng các hướng dẫn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật để xác định trách nhiệm cho các nhân viên và giới thiệu vắn tắt về các công việc giám sát thí nghiệm trong từng giai đoạn khi cần thiết để đảm bảo chất lượng của sản phẩm cuối cùng.

5. Kiểm soát quá trình

- Việc lên kế hoạch và theo phương pháp có hệ thống được tiến hành sao cho các công việc, quy trình và vật liệu có tác động đến chất lượng được xác định rõ và các công việc thực hiện trong các điều kiện được kiểm soát. Các điều kiện này được thiết lập từ khi bắt đầu dự án bằng cách thành lập một cơ quan chuyên môn với các nghĩa vụ xác định. Các điều kiện kiểm soát khác bao gồm:

- Công tác chuẩn bị và sử dụng bán thành phẩm, vật tư vật liệu, trình nộp, tiến độ cung cấp và thiết bị để kiểm soát các nguồn lực so với kế hoạch.

- Xác định và lập kế hoạch các phương thức kiểm soát và kiểm tra sản phẩm và lập hồ sơ tiêu chuẩn chấp thuận kết hợp với giám sát kiểm định của Chủ đầu tư.

- Lập thuyết minh phương pháp kiểm soát cần thiết chỉ ra loại hình sản xuất, lắp đặt, chuẩn bị và phê chuẩn các tài liệu.

- Các trình tự kiểm soát chất lượng mỗi công việc chính sẽ được xác định trong thuyết minh phương pháp thi công. Nếu cần thiết Chỉ huy trưởng công trường kết hợp với các kỹ sư chuyên trách và nhà cung cấp để chuẩn bị và phát triển các phương pháp này.

- Chỉ huy trưởng công trường đảm bảo các nhân viên phải phù hợp với các yêu cầu của mỗi thuyết minh phương pháp. Tổ chức họp nội bộ tiền thi công trước khi mỗi lần khởi công công việc mới để mô tả các yêu cầu của hệ thống chất lượng dự án.

- Kế hoạch chất lượng cho thiết kế và cung cấp bê tông xi măng trộn sẵn, cấp phối đá dăm. Chỉ huy trưởng công trường sẽ xem xét và phê duyệt kế hoạch chất lượng cho thiết kế và sản xuất bê tông xi măng trộn sẵn, cấp phối đá dăm. Phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch chất lượng của nhà cung cấp. Kỹ sư tư vấn của dự án sẽ kiểm tra chất lượng vật liệu khi vận hành ít nhất là một lần trong một tháng, phụ thuộc vào khối lượng cung cấp và tại bất cứ thời điểm nào Tư vấn cho là thích hợp. Phải duy trì ghi chép lại các công việc kiểm tra và sao lại các số liệu về chất lượng để xác nhận lại việc tuân thủ.

- Lập kế hoạch trình tự: Trước khi khởi công việc tiến hành lập chương trình sơ bộ, chương trình này sẽ xác định chi tiết các công việc thực hiện và thông tin yêu cầu để đạt được mục tiêu kế hoạch. Chương trình này được cập nhật hàng tháng và xem xét lại thường xuyên trong các cuộc họp hiện trường. Phải gửi chương trình tới Chủ đầu tư phê chuẩn, thường trong vòng 14 ngày kể từ khi khởi công.

- Phải phác thảo một chương trình thi công, nêu trình tự các công việc chính và các ngày chủ chốt quyết định việc dẫn tới hoàn thành hợp đồng. Chương trình này cũng sẽ gửi cho Chủ đầu tư, trong khoảng 28 ngày kể từ ngày khởi công. Tiến độ và các thông tin yêu cầu cũng phải được chuẩn bị trình nộp để hỗ trợ cho quá trình lập kế hoạch.

- Công tác sửa chữa, khắc phục: Các loại vật liệu, máy móc và công việc không tuân thủ theo các yêu cầu quy trình quy định thì phải kiểm soát để tránh đưa vào sử dụng. Chỉ huy

trưởng công trường chịu trách nhiệm và đảm bảo rằng các công việc không tuân thủ sẽ không đưa vào công trình vĩnh cửu khi mà không có giải pháp hữu hiệu.

- Báo cáo về việc không tuân thủ: Chỉ huy trưởng công trường, kỹ sư quản lý kỹ thuật chất lượng sẽ ghi chép lại các hạng mục không tuân thủ mà không thể sửa chữa ngay và lập báo cáo về việc không tuân thủ. Chỉ huy trưởng công trường phải thường xuyên kiểm tra. Tuỳ vào tầm quan trọng mà thành lập kế hoạch sửa chữa. Ghi lại các vấn đề kỹ thuật và xem xét báo cáo tình trạng công việc không tuân thủ.

6. Kiểm soát nhà cung cấp vật tư, vật liệu

- Mỗi nhà cung cấp vật tư, vật liệu (phù hợp với yêu cầu của Nhà thầu và của tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án) sẽ được yêu cầu phải phối hợp các kế hoạch công việc của mình để xác định các nghiệp vụ và thủ tục trình tự cho vấn đề chất lượng. Người phụ trách kiểm soát chất lượng trước khi thoả thuận.

7. Yêu cầu chung vật tư, vật liệu

- Toàn bộ máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu sử dụng cho công trình do Nhà thầu cung cấp chất lượng tốt, thoả mãn các tiêu chuẩn và yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ đề xuất, có đăng ký chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất. Vật liệu, vật tư bán thành phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công. Vì vậy, Nhà thầu lựa chọn ký hợp đồng với các bên bán có uy tín đảm bảo cung ứng đủ số lượng, đạt chất lượng tốt, đúng chủng loại và đúng tiến độ như thống nhất với Chủ đầu tư.

- Nhà thầu sẽ tổ chức một bộ phận phụ trách riêng về công tác kinh doanh vật tư, mua sắm, tiếp nhận và vận chuyển vật tư, thiết bị đúng yêu cầu và tiến độ giao hàng theo tiến độ thi công của toàn bộ công trình.Những loại vật liệu chính, chủ yếu trước khi sử dụng phải được kiểm nghiệm đạt chất lượng theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Các chứng nhận thử nghiệm, chứng chỉ về vật liệu, vật tư liên quan đến các tiêu chuẩn, thông số kỹ thuật phải được sự phê chuẩn của Chủ đầu tư mới được sử dụng.

- Tất cả các loại vật tư, thiết bị, sau khi kiểm tra thử nghiệm không đạt yêu cầu thì không được sử dụng trong công trường.

8. Các nguồn cung cấp vật tư

- Nhà thầu khai thác, mua tại các mỏ gần khu vực thi công, đáp ứng đủ chất lượng và trữ lượng cho dự án.

- Tất cả các loại vật liệu mà Nhà thầu mua để thi công công trình đều có chứng chỉ của Nhà sản xuất và trước khi sử dụng sẽ thí nghiệm kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật phải đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án được Tư vấn giám sát giám sát chấp thuận cho sử dụng. - Các vật liệu đều có hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp cho công trình đảm bảo chủng loại, số lượng, chất lượng, tiến độ.

9. Chất lượng vật liệu a. Vật liệu đất đắp nền

- Không lẫn hữu cơ có thành phần hữu cơ quá 5,0%, không lẫn cỏ và rễ cây, lẫn rác thải sinh hoạt;

- Không lẫn các thành phần muối dễ hòa tan quá 5%.

- CBR (ngâm nước 4 ngày ) ≥ 5 (độ chặt đầm nén K≥0,95, phương pháp đầm nén tiêu chuẩn, mẫu thí nghiệm ngâm bão hoà nước 4 ngày đêm) tuân thủ theo TCVN9436-2012. - Riêng đất làm lớp nền thượng phải có trị số CBR ngâm bão hoà 4 ngày đêm ≥8

2. Yêu cầu về cấp phối đá dăm

- Thành phần, vật liệu cấp phối đá dăm được Nhà thầu chọn tuân theo TCVN 8859:2011 về lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô - Vật liệu, thi công và nghiệm thu - Mọi vật liệu dùng cho lớp CPĐD bao gồm những mảnh nghiền sạch, cứng, bền vững, có cạnh sắc, không có quá nhiều hòn đá dẹt và dài, chứa ít đá mềm xốp, phong hoá, nứt rạn, chứa ít bụi và các chất hữu cơ khác.

- Vật liệu khi đem dùng có ít nhất 80% (theo trọng lượng) được giữ lại trên sàng 4,75mm và có ít nhất một mặt vỡ do máy gây ra.

- Vật liệu CPĐD phù hợp với các chỉ tiêu sau:

STT Chỉ tiêu kỹ thuật Cấp phối đá dăm PP thí nghiệm Loại I (Dmax ≤ 25mm) Loại II (Dmax ≤ 37.5mm) 1 Độ hao mòn LA, % ≤ 35% ≤ 40% TCVN 8859:2011

2 CBR tại K98, ngâmnước 96h, % ≥ 100 Không quy định TCVN 8859:2011

3 Giới hạn chảy (Wl), % ≤ 25 ≤ 35 AASHTO T89-02

4 Chỉ số dẻo (Ip), % ≤ 6 ≤ 6 AASHTO T90-02

5 Chỉ số PP= Chỉ số dẻo Ip x % lượng lọt qua sàng 0.075mm ≤ 45 ≤ 60 6 Hàm lượng hạt thoi dẹt,% ≤ 18 ≤ 18 TCVN7572:2006 7 Độ đầm nén (Kyc), % ≥ 98 ≥ 98 TCVN 8859:2011

- Thành phần cấp phối:

Kích cỡ mắt sàng Tỉ lệ lọt sàng % theo khối lượng Dmax = 37.5mm Dmax = 25 mm 50 100 37,5 95-100 100 25 79-90 19 58-78 67-83 9,5 39-59 49-64 4,75 24-39 34-54 2,36 15-30 25-40 0,425 7-19 12-24 0,075 2-12 2-12

3. Yêu cầu về xi măng

- Xi măng sử dụng trong công trình là loại xi măng Poóc lăng phù hợp với quy định của Dự án.

- Xi măng được lựa chọn cho công trường là xi măng PC30, PC40 được Chủ đầu tư và

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG xây DỰNG KINH DOANH cơ sở hạ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP DU LONG (Trang 48)