- Góp phần hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hóa, khái quát hóa, kích thích trí tưởng tượng, phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng( bằng lời, bằng chữ) các suy luận đơn giản góp phần rèn luyện phương pháp học tập, làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo.
- Dạy giải các bài toán chuyển động đều góp phần hình thành kiến thức, kĩ năng cơ bản.
- Dạy giải các bài toán chuyển động đều góp phần bồi dưỡng năng khiếu toán học.
- Dạy giải các bài toán chuyển động đều gây hứng thú toán học, giáo dục tư tưởng tình cảm và nhân cách học sinh.
- Hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ững dụng thiết thực trong đời sống.
1.4.2. Chuẩn kiến thức,kĩ năng của chủ đề chuyển động đều
Tên bài Yêu cầu
Trang 138
Vận tốc
- Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. Trang 139
Luyện tập
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. Trang 140
Quãng đường
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
Trang 141
Luyện tập
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
Trang 142
Thời gian
- Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
Trang 143
Luyện tập
- Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
- Biết quan hệ giữa thời gian,vận tốc và quãng đường. Trang 144
Luyện tập chung
- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường. - Biết đổi đơn vị đo thời gian.
Luyện tập chung - Biết giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một đơn vị đo thời gian.
Trang 145
Luyện tập chung
- Biết giải bài toán chuyển động cùng chiều. - Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
1.4.3. Đặc điểm và nhu cầu nhận thức của học sinh lớp 5
Tri giác của HS thường gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn để phát triển. Vì vậy, GV tiểu học có vai trò rất quan trọng, GV cần tổ chức một cách đặc biệt hoạt động của HS để tri giác một đối tượng nào đó nhằm phát hiện ra bản chất của sự vật hiện tượng.
Tư duy của trẻ mới đến trường là tư duy cụ thể, mang tính hình thức, dựa vào đặc điểm bên ngoài với những thao tác cụ thể. Nhờ hoạt động học tập, tư duy mang dần tính khái quát. Việc học Toán sẽ giúp các em biết phân tích và tổng hợp. Đối với HS các lớp cuối cấp tiểu học, việc phát triển tư duy có điều kiện và tiềm năng thực hiện tốt hơn các lớp đầu cấp bởi khả năng hành động hướng đích của các em tốt hơn và tính khái quát trong tư duy của HS đạt được ở mức độ cao hơn.
Trí tưởng tượng, sự chú ý, ghi nhớ của HS các lớp cuối cấp tiểu học đã giảm tính tản mạn, đạt được sự bền vững tốt hơn so với các lớp đầu cấp. Tưởng tượng tái tạo từng bước hoàn thiện. Nhu cầu nhận thức của các em đã phát triển khá rõ nét: không chỉ thiên về từ nhu cầu tìm hiểu những sự vật hiện tượng riêng lẻ mà thiên nhiều hơn tới nhu cầu phát hiện những nguyên nhân, quy luật và các mối liên hệ, quan hệ giữa các sự vật hiện tượng, phát triển trí tuệ. Đặc biệt, ở giai đoạn này, khả năng thực hiện các hoạt động, các nhiệm vụ học tập một cách độc lập hay hợp tác nhóm với bạn được nâng lên.
Như vậy, đặc điểm và nhu cầu nhận thức, sự phát triển tư duy của HS cuối cấp cho thấy việc thực hiện các nhiệm vụ học tập của HS được chủ động, trách nhiệm, có điều kiện thuận lợi hơn trước; việc ý thức trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể của HS đã tốt hơn; việc ý thức tự rèn luyện để hoàn
thiện bản thân tốt hơn. Bởi thế, việc vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với nhận thức của học sinh sẽ giúp các em học tập hiệu quả hơn.
1.4.4. Phương pháp khảo sát
Để có được thông tin chính xác, khách quan tôi tiến hành sử dụng phiếu hỏi với các đối tượng là giáo viên và học sinh. Đồng thời tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu khác như quan sát và nghiên cứu sản phẩm học tập của học sinh.
1.5. Thực trạng đánh giá kết quả học tập chủ đề chuyển động đều trong toán lớp 5 theo hướng tiếp cận năng lực