.Một số biện phápđánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả học tập chủ đề chuyển động đều trong môn toán lớp 5 theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 48 - 72)

2.3.1. Biện pháp 1: Thiết kế và sử dụng bài tập, phiếu bài tập đánh giá kết quả học tập chủ đề chuyển động đều trong môn toán lớp 5 theo hướng tiếp cận năng lực.

2.3.1.1. Mục đích và ý nghĩa

Xây dựng hệ thống bài tập, phiếu bài tập sẽ giúp cho việc kiểm tra, đánh giá, bồi dưỡng học sinh của giáo viên dễ dàng hơn đồng thời cũng giúp phát triển và hình thành được cho học sinh các kiến thức, kĩ năng cơ bản cũng như nang cao; nhằm đạt mục tiêu dạy học, trong đó có mục tiêu đánh giá kết quả học tập được tốt hơn.

2.3.1.2. Cách thực hiện

Để xác định các yêu cầu về năng lực học sinh, việc đánh giá cần dựa trên các mức độ nhận thức là: Nhớ; Biết; Vận dụng mức độ thấp; Vận dụng mức độ cao.

Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá Bước 2: Xây dựng câu hỏi theo 4 mức độ

Bước 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập và thực hiện đánh giá kết quả học tập

Lưu ý: Xây dựng bài tập theo hướng tiếp cận năng lực theo 4 mức độ nhận thức: Bài tập này được xây dựng trên cơ sở 4 mức nhận thức của học sinh tiểu học. Đối với các học sinh có học lực trung bình sẽ được giáo viên giao nhiệm vụ làm câu 1 và câu 2 (Khi học sinh hoàn thành câu 1,2 thì học sinh sẽ đạt mức biết, mức hiểu.). Đối với học sinh có học lực khá thì sẽ làm từ câu 1 đến câu 3 có thể làm câu 4 nếu làm được (Khi học sinh hoàn thành câu 3 thì học sinh sẽ đạt mức vận dụng thấp. Đối với học sinh có học lực giỏi sẽ làm cả 4 câu(Khi học sinh hoàn thành câu 4 học sinh sẽ đạt mức độ cao nhất: mức vận dụng cao) như sau:

Ví dụ: Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập để đánh giá kết quả học tập

cuả học sinh “Bài toán tính quãng đường”

Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm tra, đánh giá

- Giúp học sinh đánh giá kiến thức và kĩ năng về giải bài toán tính qungx đường.

- Nắm được các thao tác phân tích, tổng hợp khi giải bài toán, phân tích để tìm ra cách giải, tổng hợp để tìm ra cách giải.

Bước 2: Xây dựng câu hỏi theo 4 mức độ bài “Bài toán tính quãng đường” (SGK toán 5, trang 141).

Câu 1. (1điểm) Tính độ dài quãng đường với đơn vị là ki-lo-mét rồi

viết vào ô trống:

v 32,5 km/giờ 210km/phút 36km/giờ

t 4 giờ 7 phút 40 phút

s

Câu 2. (2 điểm) Một ô tô đi từ A lúc 7 giờ 30 phút, đến B lúc 12 giờ 15

Câu 3. (3 điểm) Ong mật có thể bay được với vận tốc 8km/giờ. Tính

quãng đường bay được của ong mật trong 15 phút?

Câu 4. (4 điểm) Kăng-gu-ru có thể di chuyển (vừa chạy vừa nhảy) với

vận tốc 14m/giây. Tính quãng đường di chuyển được của kăng-gu-ru trong 1 phút 15 giây?

Bước 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập và thực hiện đánh giá kết quả

học tập

Nếu học sinh làm đúng và hoàn chỉnh câu 1 sẽ được 1 điểm (nhưng nếu học sinh chỉ làm được 1 phần của bài toán sẽ tương ứng với 0,5 điểm). Việc học sinh làm được 1 câu đồng nghĩa với học sinh đánh ở cấp độ 1 của bài toán là mức độ hiểu. Khi học sinh hoàn thành được câu 1 thì sẽ chuyển sang câu 2 là mức độ biết và khi hoàn thành đúng, hoàn chỉnh sẽ được 2 điểm và chuyển sang mức 3 là mức độ vận dụng thấp. Đến khi hoàn thành 3 mức độ trên thì học sinh sẽ thực hiên sang mức độ 4; đây được coi là mức độ cao nhất của học sinh.

Chú ý: Nếu học sinh làm được câu 1, câu 3, câu 4 mà không làm được câu 2 (hoặc làm được câu 1, câu 2, câu 4, không làm được câu 3; làm được câu 2, câu 3, câu 4 không làm được câu 1) chứng tỏ học sinh đang bị thiếu hụt kiến thức trong dạng bài tập ở mức độ này. Qua việc giáo viên đánh giá học sinh sẽ biết mình còn thiếu hụt kiến thức ở dạng này, cần phải bổ sung. Đồng thời giáo viên cũng kịp thời nắm bắt được lượng kiến thức còn thiếu của các em để hướng dẫn các em bổ sung đầy đủ.

*Xây dựng phiếu bài tập toán

Họ và tên học sinh:……….. Lớp…………. Trường ………...

PHIẾU BÀI TẬP

Câu 1. (M1- 1 điểm) Một con ngựa chạy đua trên quãng đường 15km hết 20

phút. Tính vận tốc của con ngựa đó với đơn vị đo là m/phút.

……… ………

……… ………...

Câu 2. (M2 -2 điểm) Một ca nô đi từ A đến B với vận tốc 12km/giờ. Ca nô

khởi hành lúc 7 giờ 30 phút và đi đến B lúc 11 giờ 15 phút. Tính độ dài quãng đường AB.

……… ……… ……… ………...

Câu 3.(M2- 3 điểm) Loài báo gấm có thể chạy với vận tốc 120km/giờ. Hỏi

vớii vận tốc đó báo gấm chạy trong giờ được bao nhiêu ki-lô-mét?

……… ……… ……… ………...

Câu 4.(M4- 4 điểm) Một người đi xe đạp từ A đến B với vận tốc 12km/giờ.

Sau 3 giờ một xe máy cũng đi từ A đến B với vận tốc 36km/giờ. Hỏi kể từ lúc xe máy bắt đầu đi, sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đẹp?

……… ……… ……… ………...

Câu 1. (1điểm) Khi học sinh hoàn thành câu 1 thì học sinh sẽ hoàn

thành mức 1 là mức biết.

Câu 2. (2điểm) Khi học sinh hoàn thành câu 1 thì học sinh sẽ chuyển

sang câu 2 với mức độ hiểu.

Câu 3. (3điểm)Khi học sinh hoàn thành 2 câu thì học sinh sẽ chuyển

Câu 4. (4điểm) Khi học sinh hoàn thành câu 3 học sinh sẽ chuyển sang

câu 4 với mức độ cao nhất: mức vận dụng cao.

Sau khi hoàn thành bài tâp giáo viên sẽ đánh giá kết quả học tập theo mẫu dưới đây.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỌC SINH

Bài tập Hoạt động cơ bản Hoạt động thực hành Hoạt động ứng dụng Ghi chú GV đánh giá Thời điểm hoàn thành GV đánh giá Thời điểm hoàn thành GV đánh giá Thời điểm hoàn thành 1 2 3 4

2.3.2. Biện pháp 2: Đánh giá kết quả học tập chủ đề chuyển động đều trong môn Toán lớp 5 thông qua hồ sơ học tập.

2.3.2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

- Giúp giáo viên và học sinh đánh giá sự phát triển và trưởng thành của học sinh

- Thông qua hồ sơ học tập, học sinh hình thành ý thức sở hữu hồ sơ học tập của bản thân, từ đó biết được bản thân tiến bộ đến đâu và cần hoàn thiện ở mặt nào.

- Hồ sơ học tập quan trọng đối với mỗi học sinh,là không gian cho sự sáng tạo và tìm hiểu về bản thân; khuyến khích say mê học tập, tự đánh giá.

- Hồ sơ học tập thúc đẩy học sinh chú tâm vào việc học của bản thân, yêu thích và có trách nhiệm với nhiệm vụ học tập qua việc nhìn thấy khả năng học tập “tiềm ẩn” của bản thân.

- Hồ sơ học tập là càu nối giữa học sinh- giáo viên, học sinh- học sinh, học sinh -giáo viên - cha mẹ học sinh.

2.3.2.2. Cách thực hiện

Đánh giá qua hồ sơ là sự theo dõi trao đổi ghi chép được từ chính họ

sinh những gì chúng nói, hỏi, làm, cũng như thái độ, ý thứ của học sinh với quá trình học tập của mình cũng như đối với mọi người,… nhằm làm cho học sinh thấy được những tiến bộ rõ rệt của chính mình cũng như giáo viên thấy được khả năng của từng học sinh để từ đó giáo viên có thể đưa ra hoặc điều chỉnh nội dung.

Nội dung hồ sơ học tập khác nhau ứng với cấp độ của học sinh và phụ thuộc vào nhiệm vụ môn học mà học sinh được giao. Hồ sơ học tập không nên chứa quá nhiều thông tin, giáo viên và học sinh cần thống nhất các mục chính và tiêu chí lựa chọn các mục mục để đưa sản phẩm vào hồ sơ một cách hợp lí.

* Các loại hồ sơ học tập

- Hồ sơ tiến bộ:

Hồ sơ bao gồm những bài tập, các sản phẩm học sinh thực hiện trong quá trình học và thông qua đó học sinh và giáo viên đánh giá quá trình tiến bộ mà học sinh đạt được.

Với hồ sơ này, giáo viên phải giải thích rõ các biểu hiện khác nhau của khái niệm tiến bộ như học sinh ít mắc lỗi hơn, làm bài tập nhanh hơn,... những kết quả đạt được thể hiện sự tiến bộ trong quá trình học tập.

Để chứng minh cho sự tiến bộ của mình, học sinh cần có những minh chứng cho sự tiến bộ, đó là chọn một số phần trong các bài tập, các sản phẩm của mình để chứng minh cho các nhận xét của bản thân về sự tiến bộ, đồng thời là căn cứ để giáo viên nhận xét sự tiến bộ của học sinh.

Là hồ sơ tự theo dõi quá trình học tập của mỗi học sinh, học sinh ghi lại những điều mình đã học được hoặc chưa học được về kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học và xác định các điều chỉnh như điều chỉnh cách học, đầu tư thêm thời gian, cần sự hỗ trợ của giáo viên hay các bạn trong nhóm,... Nhìn lại quá trình là việc làm hết sức quan trọng để tự đánh giá bản thân và điều chỉnh cách học.

- Hồ sơ mục tiêu:

Học sinh tự xây dựng mục tiêu cho mình trên cơ sở tự đánh giá được năng lực của bản thân. Chẳng hạn học sinh tự đánh giá trong các môn học thì môn học nào tốt hơn, môn học nào còn hạn chế, từ đó xây dựng mục tiêu phấn đấu, kế hoạch thực hiện để nâng cao năng lực học tập.

- Hồ sơ thành tích:

Học sinh tự đánh giá về các thành tích học tập nổi trội của bản thân trong quá trình học. Thông qua các thành tích học tập, học sinh tự đánh giá về bản thân, về những năng lực tiềm ẩn của mình như: Tự phát hiện bản thân có khả năng, năng khiếu về Ngôn ngữ, toán học, về Vật lí, Hóa học,... Học sinh tự tin, tự hào về chính bản thân mình, đồng thời duy trì, phát triển các năng lực tiềm ẩn trong những giai đoạn tiếp theo.

* Việc đánh giá hồ sơ học tập được thực hiện ở 3 đối tượng

Bản thân học sinh: Mô tả ngắn gọn mỗi nội dụng trong hồ sơ, nêu rõ lí do chọn nội dung đó, nội dung nào đã học được, mục tiêu tương lai của mình và đánh giá tổng thể hồ sơ học tập của bản thân.

Bạn cùng lớp tham gia đánh giá hồ sơ, chỉ ra những điểm mạnh, những câu hỏi cho hồ sơ và đề xuất một số công việc tiếp theo cho bạn mình.

Giáo viên đánh giá hồ sơ học tập trên chính các đánh giá của học sinh và bạn học. Mặc dù giáo viên hoàn toàn có quyền cho điểm hồ sơ học tập của học sinh, nhưng quan trọng hơn là giáo viên thảo luận điều đó với học sinh để tìm được tiếng nói chung cho mục đích tương lai.

- Trang bìa: Trang trí theo sở thích cá nhân, bao gồm tên học sinh, lớp, trường, môn học, hình ảnh.

- Trang giới thiệu: Viết theo sở thích cá nhân, có thể là Ảnh cá nhân, lời nói đầu, thông tin cá nhân quá trình học tập, tiểu sử, sở thích… thậm chí cả âm nhạc,phim ảnh đối với hồ sơ học tập điện tử.

- Bảng chú dẫn: Đưa ra các chú dẫn về cấu trúc hồ sơ học tập và các ký hiệu sử dụng trong hồ sơ.

- Thư mục tài liệu: Liệt kê các phần trong hồ sơ học tập theo thứ tự để tiện tra cứu.

- Các mình chứng: những sản phẩm chứng mình năng lực của học sinh. - Kế học phát triển cá nhân.

* Tiêu chí đánh giá hồ sơ học tập

- Bố cục của hồ sơ học tập: Cấu trúc, hoàn chỉnh, tính đa dạng, sáng tạo độc

đáo

- Về chất lượng minh chứng: Tính xác thực, giá trị thời sự, phù hợp tính đa dạng, số lượng.

- Về chất lượng của việc tự nhận thức và tự đánh giá: Nhận thức về chủ đề, nhận thức về năng lực và trải nghiệm, nhận thức có chiều sâu, sự tiến bộ, tư duy phê phán, tự nhận thức có ý nghĩa.

Ví dụ : Hồ sơ học tập

Hồ sơ cá nhân này của………(tên)

Tên nhiệm vụ Ưu điểm nhược điểm của nhiệm vụ

Trang

Nhiệm vụ thực hiện tốt nhất trong bài Thời gian.

này tôi học được những điều sau: Nhiệm vụ thực hiện tốt nhất trong bài Vận tốc Qua nhiệm vụ này tôi học được những điều sau: Nhiệm vụ thực hiện tốt nhất trong bài Quãng đường.

Qua nhiệm vụ này tôi học được những điều sau:

TỰ NHẬN XÉT VỀ HỒ SƠ CÁ NHÂN Những điều tôi thích trong hồ sơ cá nhân

Tôi thích nội dung này nhất khi xây dựng hồ sơ

………..……….. ……….……… ……… Bởi vì ………..……….. ……….………..

Tôi quyết định đưa mình chứng cho điều này vào hồ sơ vì:

………..……….. ……….………

………..……….. ……….………

Tôi quyết định KHÔNG đưa các minh chứng khác vào hồ sơ vì:

………..……….. ……….……… ………..……….. ……….………

Phần việc khó nhất đối với tôi là:

………..……….. ……….……… ………..……….. ……….………

Tôi nghĩ loại hồ sơ tốt hơn/ không tốt hơn bài kiểm tra vì:

………..……….. ……….……… ………..……….. ……….………

Ý kiến cuối cùng tôi muốn bổ sung là:

………..……….. ……….………

Ví dụ : Xây dựng sổ ghi chép thường nhật.

Ghi chép những sự kiện thường nhật là việc mô tả lại những sự kiện hay những tình tiết đáng chú ý mà giáo viên nhận thấy trong quá trình tiếp xúc với học sinh. Những sự kiện cần được ghi chép lại ngay sau khi nó xảy ra. Mỗi học sinh cần được dành cho 1 vài tờ trong sổ ghi chép, cần ghi tách biệt phần mô tả sự kiện với phần nhận xét về sự kiện của giáo viên. Sau một vài sự kiện giáo viên có thể ghi chú những cách giải quyết để cải thiện tình hình học tập của học sinh hoặc điều chỉnh những sai lầm mà học sinh mắc phải. Sổ

ghi chép các sự kiện thòng được dùng để điều chỉnh những hành vi xã hội. Tuy nhiên giáo viên có thể sử dụng nó để thu thập nhiều thông tin về kết quả học tập, nhiều mặt nhân cách của học sinh.

Mẫu ghi chép sự kiện thường nhật

Lớp:……….. Tên học sinh:……….

Thời gian:……….. Địa điểm:………

Người quan sát:………

STT Mô tả sự kiện Nhận xét Ghi chú

Lưu ý: Để việc quan sát và ghi chép có tính khả thi, giáo viên cần:

- Hướng việc quan sát vào các hành vi không thể đánh giá được bằng những phương pháp khác.

- Giới hạn việc quan sát ở một vài loại hành vi nào đó tùy theo mục đích giảng dạy của giáo viên.

- Giới hạn phạm vi quan sát ở một vài đối tượng họ sinh cần tới sự giúp đỡ đặc biệt của giáo viên.

2.3.3. Biện pháp 3: Đánh giá kết quả học tập chủ đề chuyển động đều trong môn Toán lớp 5 thông qua hoạt động tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh.

2.3.3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

- Hình thành kĩ năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau trong ĐGKQHT môn Toán của học sinh lớp 5 theo tiếp cận năng lực.

- Tăng cường ý thức tự đánh giá cho học sinh trong môn Toán theo tiếp cận năng lực.

2.3.3.2. Cách tiến hành

đó giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu về vị trí, vai trò của tự đánh giá trong quá trình học tập. Nếu học sinh biết tự đánh giá, các em sẽ biết tự định hướng, tiến tới biết tự điều chỉnh quá trình học tập sao cho hiệu quả nhất. Do đó, biện pháp này nhằm giúp người học hiểu về vị trí, vai trò của tự đánh giá, từ đó thấy được sự cần thiết, có động cơ, hứng thú thực hiện việc đánh giá.

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả học tập chủ đề chuyển động đều trong môn toán lớp 5 theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 48 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)