.Nguyên tắc thực nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả học tập chủ đề chuyển động đều trong môn toán lớp 5 theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 72)

- Đảm bảo tính khoa học của kiến thức trong mỗi bài học - Đảm bảo tính linh hoạt, sáng tạo trong quá trình thực nghiệm.

3.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm

Học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Hùng Vương - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi chọn lớp 5A là lớp thực nghiệm còn lớp 5B là lớp đối chứng. Lớp 5A gồm 35 học sinh, lớp 5B có 35 học sinh. Trình độ của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là tương đương nhau. Hai giáo viên dạy ở hai lớp đối chứng và thực nghiệm có trình độ giảng dạy tương đương nhau.

Thời gian thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm vào tháng 2 năm 2019 đến tháng 4 năm 2019.

3.4. Nội dung thực nghiệm

Thực nghiệm các biện pháp về đánh giá kết quả học tập chủ đề chuyển động đều trong môn toán lớp 5 đã được xây dựng ở chương 2.

3.5. Cách thức thực nghiệm

Chúng tôi đã tố chức thực nghiệm như sau: - Kiểm tra, đánh giá trước khi thực nghiệm. - Tiến hành thực nghiệm.

Ở lớp thực nghiệm chúng tôi áp dụng các biện đánh giá kết quả học tập cho học sinh, còn ở lớp đối chứng thì các giờ học diễn ra như thường.

- Kiểm tra đánh giá sau khi thực nghiệm.

- Phân tích, đối chiếu kết quả trước và sau khi thực nghiệm.

3.6. Tổ chức thực nghiệm 3.6.1. Tiến hành thực nghiệm 3.6.1. Tiến hành thực nghiệm

Để cho quá trình thực nghiệm đạt hiệu quả như mục đích đã nêu ở trên chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm như sau:

- Trao đổi với giáo viên dạy thực nghiệm, xây dựng kế hoạch bài học áp dụng các biện pháp đã đề xuất.

- Tiến hành giờ dạy theo kế hoạch ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. - Dự giờ, quan sát, theo dõi, kiểm tra, nhận xét sau giờ dạy.

3.6.2. Kết quả thực nghiệm

3.6.2.1. Các mặt đánh giá

- Đánh giá về mặt định lượng: Các số liệu về kiểm tra được tập hợp và xử lý theo phương pháp thống kê toán học.

- Đánh giá định tính: Việc đánh giá định tính được thực hiện qua việc quan sát, phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh nhóm thực nghiệm.

3.6.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm

Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

- Về phía học sinh:

Trong quá trình thử nghiệm chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động tự học của học sinh đặc biệt là các kĩ năng nghe giảng, ghi chép, thảo luận, đặt câu hỏi, tự đánh giá kết quả học tập…Chúng tôi thấy lớp thử nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trước khi thử nghiệm và so với lớp đối chứng cụ thể như sau:

+ Học sinh tập trung nghe giảng hơn, thảo luận nhiều hơn và nhất là tự đánh giá học tập lẫn nhau tạo không khí sôi nổi trong lớp học, mạnh dạn trong việc bộc lộ kiến thức của chính mình. Điều này có được là do trong quá trình hoạt động, suy nghĩ, các em tự do được bày tỏ quan điểm, cách hiểu và được trình bày sản phẩm của chính mình.

+ Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, tương tự hóa, hệ thống hóa của học sinh tiến bộ hơn. Điều này được giải thích là do quá trình học tập, việc giáo viên rèn kĩ năng đánh giá kết quả học tập đối với học

sinh góp phần thay đổi cách học, cách suy nghĩ. Giáo viên đã chú ý hơn trong việc rèn kĩ năng đánh giá và tự đánh giá kết quả học tập cho học sinh.

+ Việc học tập, giải bài tập, trình bày lời giải, ghi nhớ thuận lợi hơn, dễ phát hiện những sai lầm trong khi học tập. Đây là một trong những ưu điểm của việc rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho học sinh.

+ Học sinh tự học, tự nghiên cứu ở nhà được thuận lợi hơn, tự giác hơn. Điều này là do khi học các em đánh giá lẫn nhau và thấy sai lầm lẫn nhau, thấy được mức độ tiếp thu của bản thân thông qua tự đánh giá mình và bạn đánh giá góp ý cho mình từ đó tạo động lực các em học tập tốt hơn.

+ Học sinh tham gia vào các bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc bộc lộ kiến thức của chính bản thân mình. Điều này được giải thích là do trong quá trình dạy học, học sinh được tự do thảo luận với nhau, tự tìm tòi và phát hiện ra kiến thức mới dựa vào những kiến thức đã biết, giúp các em tự tin hơn trong việc thuyết trình sản phẩm của chính mình làm ra tạo cho các em tự tin khi học tập.

Trên phần mềm ClassDojo, các ưu việt về kĩ năng và tinh thần thái độ học tập của học sinh lớp thực nghiệm cũng được thể hiện rõ ràng.

Bảng thống kê quá trình học tập nhóm lớp thực nghiệm

- Về phía giáo viên: chúng tôi đã xin ý kiến của giáo viên dạy thực

nghiệm về chất lượng và sự phù hợp của việc đánh giá kết quả học tập trong dạy học giải toán chuyển động đều cho học sinh lớp 5 là hoàn toàn hợp lý. Sử dụng đánh giá kết quả học tập là cách giúp học sinh được phát triển toàn diện về kiến thức, kỹ năng, năng lực của môn Toán và tích cực chủ động hơn trong quá trình học tập.

Như vậy, thông qua việc đánh giá một số kĩ năng của học sinh từng lớp. Chúng ta thấy được rằng, việc có sử dụng các phương pháp trong đánh giá kết quả học tập sẽ kích thích tính tích cực của mỗi học sinh trong lớp, tạo cho các em môi trường học tập gần gũi thân thiện và tích cực hơn và giúp mỗi học sinh biết điểm mạnh cũng như những vẫn đề còn yếu của bản thân từ đó tìm cách khắc phục. Qua đó, ta thấy được việ sử dụng các phương pháp trong đánh giá kết quả học tập là hết sức qua trong và cần thiết không chỉ với học sinh mà còn với cả bản thân mỗi giáo viên.

3.6.2.3. Phân tích định lượng

a. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm

Bảng 3.1: Bảng thống kê kết quả kiểm tra trước thực nghiệm nhóm lớp 5

Lớp

Số bài kiểm tra

Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 5A 35 21 60% 6 17,1% 8 22,9% 5B 35 20 57,1% 9 25,7% 6 17%

Nhìn vào bảng thống kê kết quả so sánh về chất lượng kiểm tra đánh giá đầu vào khi chưa sử dụng các biện pháp đánh giá kết quả học tập về chủ đề chuyển động đều cho học sinh lớp 5 trong quá trình giảng dạy ở trường

Tiểu học Hùng Vương - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi nhận thấy chất lượng học sinh của hai nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau, sự chênh lệch không đáng kể. Kết quả tương đối đồng đều. Ta có biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra đầu vào của hai nhóm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra trước thực nghiệm nhóm lớp 5

b. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm

Sau khi tiến hành kiểm tra trước thực nghiệm, đối với nhóm lớp thực nghiệm được giáo viên tiến hành cho học sinh học tập theo hướng tự đánh giá kết quả học tập trong quá trình học, còn nhóm lớp đối chứng vẫn tiến hành giảng dạy theo phương thức cũ, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2: Bảng thống kê kết quả kiểm tra sau thực nghiệm nhóm lớp 5

Lớp

Số bài kiểm tra

Xếp loại

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 5A 35 25 71,4% 7 20% 3 8.6% 5B 35 22 62,9% 9 25,7% 4 11,4%

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện kết quả kiểm tra sau thực nghiệm nhóm lớp 5 Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ biểu thị kết quả kiểm tra

sau khi thực nghiệm ta thấy ở nhóm thực nghiệm, sau khi giáo viên tiến hành áp dụng các biện pháp đánh giá kết quả học tập vào giảng dạy trong 4 tuần, chúng tôi nhận thấy mức điểm hoàn thành tốt cao hơn so với trước thực nghiệm, tăng từ 60% lên 71,4% (tăng 11,4%) và mức điểm chưa hoàn thành giảm xuống từ 22,9% xuống 8,6% (giảm 14,3%). Như vậy, sau khi tiến hành thực nghiệm mức điểm đã có sự chênh lệch khá lớn so với trước thực nghiệm.

Còn nhóm lớp đối chứng không tiến hành giảng dạy theo hướng học sinh tự đánh giá kết qủa học tập thì sau một thời gian hợp lí mức điểm hoàn thành tốt chỉ tăng nhẹ từ 57,1% lên 62,9% (cao hơn trước thực nghiệm 5,8%) và mức điểm chưa hoàn thành giảm xuống 5,6% (từ 17% xuống 11,4%). Như vậy là không có sự chênh lệch nhiều so với trước và sau khi thực nghiệm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ kết quả thực nghiệm sư phạm, có thể rút ra kết luận:

So với chất lượng khảo sát ban đầu trước khi thực nghiệm, tinh thần, thái độ và kết quả học tập của lớp thực nghiệm đã được nâng cao. Đây là một căn cứ bước đầu chứng minh tính khả thi của các biện pháp đánh giá kết quả học tập mà đề tài đã đề xuất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua việc nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập chủ đề chuyển động đều trong môn toán lớp 5 chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Đánh giá kết quả học tập của học sinh có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và dạy học, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Việc vận dụng các phương pháp đánh giá hiện đại vào dạy học được quan tâm ở tất cả các bậc học, môn học. Đồng thời, việc đánh giá kết quả học tập giúp nâng cao hiệu quả dạy học về chủ đề chuyện động đều nói riêng và môn Toán ở lớp 5 nói chung.

Các biện pháp về đánh giá kết quả học tập mà đề tài xây dựng đã bước đầu góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán cho học sinh lớp 5. Kết quả thử nghiệm đã minh chứng cho tính hợp lí, hiệu quả của các biện pháp về đánh giá kết quả học tập mà đề tài đề xuất.

2. Kiến nghị

* Đối với giáo viên tiểu học:

Đánh giá kết quả học tập các môn học khác nhau nói chung và môn Toán lớp 5 nói riêng đã cho thấy những hiệu quả nhất định. Vì vậy, để phát huy được tác dụng và tránh được những sai lầm khi đánh giá kết quả học tập, thì mỗi giáo viên phải tích cực học tập, rèn luyện, nghiên cứu để nâng cao vốn tri thức và hiểu biết của mình về đánh giá kết quả học tập.

* Đối với Ban Giám hiệu trường Tiểu học và cán bộ quản lý:

Cần tổ chức chuyên đề bồi dưỡng cho giáo viên về cách thức rèn luyện kỹ năng đánh giá kết quả học tập để nhằm giúp họ có được những kiến thức lý thuyết cơ bản về đánh giá kết quả học tập cũng như là nắm vững được cách thức rèn luyện kỹ năng đánh giá kết quả học tập cho học sinh tiểu học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình Tiểu học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Bộ giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể – cấp Tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2016/QĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006) của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, NXB Giáo dục,2006.

3.Bộ giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

4.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Đánh giá học sinh Tiểu học (Ban hành kèm theo thông tư số 30/2014), TT – BGĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Quy định đánh giá và xếp loại học sinh Tiểu học (Ban hành kèm Quyết định số 30/2005/QĐ-BGD & ĐT).

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ

sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học (ban hành kèm theo Thông

tư 30/2014), TT-BGDĐT ngày 28/08/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT về quy định đánh

giá học sinh Tiểu học.

8. Phạm Xuân Chung (2012),Chuẩn bị cho sinh viên ngành sư phạm toán học ở

trường Đại học tiến hành hoạt động đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Vinh.

9. Đỗ Tiến Đạt (2010), Ôn luyện Toán 5, NXB Giáo dục Việt Nam.

10. PGS-TS Phó Đức Hòa (2012), Đánh giá kết quả giáo dục ở Tiểu học, NXB Huế. 11. Đỗ Đình Hoan (2015), Sách giáo khoa Toán 5, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Bá Kim (2011), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sư

phạm, Hà Nội.

13. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy, Phạm Văn Kiều (1997), Phát triển lí luận dạy

14. Trần Thị Bích Liễu (2007), Đánh giá chất lượng giáo dục: nội dung -phương

pháp - kĩ thuật, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

15. Nguyễn Lan Phương (2011), Đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông

một số vấn đề và thực tiễn, M. số 8G690L1, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà

Nội.

16. Nguyễn Hùng Quang (2006), Toán và phương pháp dạy học toán ở Tiểu học,

PHỤ LỤC 1

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN

Kính gửi thầy cô!

Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học Toán ở Tiểu học. Thầy cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về vấn đề sau bằng cách khoanh tròn trước các chữ cái mà Thầy(Cô) cho là hợp lí.

Câu 1: Theo Thầy (Cô) quan niệm về đánh giá kết quả học tập của học sinh dưới đây có vai trò như thế nào?

Quan niệm về đánh giá kết quả học tập của học sinh: ““ Đánh giá kết

quả học tập môn Toán của HS là quá trình thu thập và xử lý thông tin về hiện trạng KQHT môn Toán của HS, về tác động và nguyên nhân của hiện tượng đó nhằm cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và nhà trường, cho bản thân Hs để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường phổ thông”.

A: Rất quan trọng B: Quan trọng C: Bình thường D: Không quan trọng

Câu 2: Theo Thầy (Cô) tính cần thiết của việc đánh giá trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh có ý nghĩa như thế nào?

A: Rất cần thiết B: Cần thiết

C: Không cần thiết

Câu 3: Thầy (Cô) thường dùng biện pháp gì để đánh giá kết quả học tập chủ đề chuyển động đều trong môn toán lớp 5 theo hướng tiếp cận năng lực?

…….. ... …….. ...

Câu 4: Thầy (Cô) thường tổ chức đánh giá kết quả học tập cho học sinh theo hình thức nào? A: Cá nhân B: Cặp đôi, nhóm C: Hoạt động cả lớp Hình thức khác: …….. ... …….. ...

Câu 5: Xin Thầy (Cô) đánh dấu (X) vào cột mà mình cho là hợp lí nhất với ý kiến của mình về cách đánh giá kết quả học tập chủ đề chuyển động đều trong môn toán lớp 5 theo hướng tiếp cận năng lực?

STT Nội dung Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 1 Đánh giá kết quả học tập qua mức độ tiếp thu nội dung kiến thức mới

2 Đánh giá kết quả học tập qua nội dung các bài luyện tập

3 Đánh giá kết quả học tập qua nội dung hệ thống hóa kiến thức(bài luyện tập chung, bài kiểm tra cuối kì, cuối năm..)

Câu 6: Thầy (Cô) gặp những khó khăn gì khi tiến hành giá kết quả học tập chủ đề chuyển động đều cho học sinh lớp 5?

…….. ………

…….. ………

Một phần của tài liệu Đánh giá kết quả học tập chủ đề chuyển động đều trong môn toán lớp 5 theo hướng tiếp cận năng lực (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)