1.5.1. Vài nét lịch sử phát triển của trường Tiểu học Hùng Vương - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ.
Trường tiểu học Hùng Vương được thành lập ngày 20-7-1992. Đây là một trong những ngôi trường đầu triên của thị xã Phú Thọ đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia. Đây là ngôi trường có bề dày thành tích về giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Trường có nhiều giáo viên giỏi quốc gia và là ngôi trường dẫn đầu chất lượng học sinh giỏi trong toàn thị xã Phú Thọ. Trường không chỉ dẫn đầu về học tập mà ở những hoạt động khác trong trường cũng có rất nhiều thành tích đáng kể trong các cuộc thi: thể dục thể thao, tổng phụ trách giỏi… Khối lớp 5 trường tiểu học Hùng Vương gồm có nhiều học sinh, các em đến từ các phường khác nhau trên đại bàn thị xã Phú Thọ: Trường Thịnh, Âu Cơ, Văn Lung…Có nhiều học sinh đã đạt danh hiệu học sinh giỏi và tham gia cuộc thi viết chữ đẹp. Hầu hết các em đều có ý thức học môn toán nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều em chưa có hững thú với môn học này. Vì vậy nên chất lượng học môn toán của học sinh vẫn chưa thực sự tốt.
1.5.2. Khái quát chung về tình hình khảo sát
1.5.2.1. Mục đích khảo sát
- Thu thập, tìm kiếm thông tin về thực trạng đánh giá kết quả học tập chủ đề chuyển động đều trong môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp 5 nói riêng.
1.5.2.2. Nội dung khảo sát
- Nhận thức của giáo viên về đánh giá kết quả học tập chủ đề chuyển động đều trong môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học.
- Thực trạng việc đánh giá kết quả học tập chủ đề chuyển động đều trong môn Toán theo hướng phát triển năng lực học sinh và khó khăn khi đánh giá kết quả học tập chủ đề chuyển động đều.
1.5.2.3. Đối tượng khảo sát
- Giáo viên giảng dạy lớp 5A trường TH Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
- Học sinh lớp 5A trường TH Hùng Vương, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
1.5.2.4. Phương pháp khảo sát
- Khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến: Thu thập thông tin về hiện trạng đánh giá kết quả học tập môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học
- Quan sát: Tiến hành ở các hoạt động giảng dạy môn Toán trên lớp nhằm đánh giá khách quan, sử dụng phiếu khảo sát, đồng thời thu thập thông tin hỗ trợ và bổ sung cho phương pháp đạt kết quả cao.
- Đàm thoại: trò chuyện với giáo viên, với học sinh trong các giờ dạy về chuyển động đểu nhằm đánh giá kết quả học tập môn Toán theo hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học.
- Thống kê toán học: Được sử dụng để xử lý các kết quả thu được từ khảo sát.
1.5.3. Thực trạng đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 5 theo hướng tiếp cận năng lực tại một số trường Tiểu học trên địa bàn Thị theo hướng tiếp cận năng lực tại một số trường Tiểu học trên địa bàn Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ.
Chúng tôi đã điều tra, thăm dò ý kiến của 10 giáo viên dạy môn toán lớp 5 và 140 học sinh khối 5 của trường Tiểu học Hùng Vương - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ và cho kết quả sau:
1.5.3.1. Nhận thức của giáo viên về mục đích, vai trò của việc ĐGKQHT của học sinh lớp 5 theo hướng tiếp cận năng lực của học sinh lớp 5 theo hướng tiếp cận năng lực
Kết quả xin ý kiến của 10 giáo viên giảng dạy ở tổ toán khối 5 về việc đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh Tiểu học như sau:
Bảng1.1 : Mục đích đánh giá kết quả học tập của học sinh
STT Mức độ nhận thức Số lượng Tỷ lệ %
1 Đúng, đủ 7 70%
2 Đúng, chưa đủ 2 20%
3 Không đúng 1 10%
Từ bảng số liệu trên thì tổng số giáo viên tiểu học xác định mục đích đánh giá đầy đủ 7/10, chiếm 70% tổng số giáo viên. Số giáo viên nhận thức đúng nhưng chưa đầy đủ các mục đích đánh giá đưa ra là 2/10 GV, chiếm 20% tổng số giáo viên. Còn lại 1/10 GV, chiếm 10% nhận thức không đúng về mục đích ĐGKQHT của học sinh. Qua phỏng vấn, số giáo viên cho rằng việc đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm mục đích để cho điểm số và vào sổ điểm theo quy định, phân loại trình độ học sinh. Nhận thức như trên sai lệch, không đúng, phiến diện, bởi đánh giá như vậy sẽ không phản ánh đầy đủ, rõ ràng các nội dung kiến thức đánh giá và lúc đó điểm số không đảm bảo được tính khách quan của việc đánh giá. Ngoài ra, qua phỏng vấn cũng như thu thập phiếu điều tra chúng tôi thấy giáo viên chưa nhận thức đầy đủ công tác đánh giá, chưa tiếp cận được việc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo tiếp cận năng lực. Đánh giá để đánh giá năng lực học sinh (Đánh giá khả năng HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống), đánh giá là vì sự tiến bộ của học sinh, đánh giá là một quá trình học tập, đánh giá diễn ra suốt quá trình dạy và học.
Dạy học môn Toán hiện nay sử dụng hình thức đánh giá là bằng điểm và nhận xét. Trong đó đánh giá bằng điểm thông qua đợt 2 đợt kiểm tra định kì (giữa kì và cuối năm), còn chủ yếu đánh giá bằng nhận xét suốt trong quá trình dạy học. Tuy nhiên trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh
bằng nhận xét còn mang tính hình thức, chiếu lệ như “em là bài tốt, làm bài được, em làm sai, em cần cố gắng” nên chưa động viên học sinh phát huy năng lực của mình. Do vậy, vấn đề đặt ra ở đây, cần giúp giáo viên nhận thức đúng đắn mục đích, triết lí đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực.
Bảng 1.2:Vai trò đánh giá kết quả học tập của học sinh .
STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ(%)
1 Rất quan trọng 7/10 70%
2 Quan trọng 2/10 20%
3 Bình thường 1/10 10%
4 Không quan trọng 0/0 0%
Kết quả bảng số liệu cho thấy có có tới 9/10 GV, chiếm tỷ lệ 90% có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vai trò ĐGKQHT của học sinh, chỉ có 1/10GV chiếm tỷ lệ 10% xem vai trò ĐGKQHT là bình thường.
1.5.3.2. Thực trạng đánh giá kết quả học tập chủ đề chuyển động đều trong môn Toán lớp 5 theo hướng tiếp cận năng lực người học. môn Toán lớp 5 theo hướng tiếp cận năng lực người học.
Bảng 1.3. Mức độ đánh giá kết quả học tập về chủ đề chuyển động đều trong môn toán của giáo viên
STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ(%)
1 Thường xuyên 9/10 90%
2 Thỉnh thoảng 1/10 10%
3 Chưa bao giờ 0/10 0%
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy đa số các giáo viên thường xuyên đánh giá kết quả học tập của học sinh chiếm 90% trên tổng số lượng là 9/10 giáo viên. Số giáo viên thỉnh thoảng tiến hành việc đánh giá chỉ chiếm 10% trên số lượng là 1/10 giáo viên. Điều này chứng tỏ các giáo viên đều tiến hành việc đánh giá kết quả học tập cho học sinh một cách liên tục và thường xuyên.
Đồng thời không có giáo viên nào chưa từng thực hiện việc đánh giá kết quả học tập cho học sinh.
Bảng 1.4 .Mức độ hứng thú của học sinh về đánh giá kết quả học tập trong chủ đề chuyển động đều môn toán
STT Mức độ Số lượng Tỉ lệ(%)
1 Rất hứng thú 59/140 42,1%
2 Hứng thú 36/140 25,7%
3 Bình thường 25/140 17,9%
4 Không hứng thú 20/140 14,3%
Qua bảng số liệu trên cho thấy số học sinh rất hứng thú với việc đánh giá kết quả học tập chiếm 42,1% trên tổng số lượng là 59/140. Số học sinh hứng thú chiếm 25,7% trên số lượng là 36/140. Số học sinh có mức độ bình thường chiếm 17,9% trên tổng số lượng 25/140. Tuy nhiên số học sinh không hứng thú chiếm tỉ lệ 14,3% với số lượng 20/140. Điều này chứng tỏ có rất nhiều bạn thích được đánh giá kết quả học tập nhưng vẫn còn một số lượng học sinh chưa hứng với việc đánh giá kết quả học tập.
1.5.3.3. Các phương pháp, biện pháp và mức độ sử dụng các phương pháp,biện pháp trong đánh giá kết quả học tập chủ đề toán chuyển động đều theo hướng tiếp cận năng lực.
Bảng 1.5: Mức độ sử dụng các phương pháp vào quá trình dạy học
TT Các phương pháp đánh giá Mức độ nhận thức Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 Quan sát 1 10 2 20 7 70 2 Vấn đáp 9 90 1 10 0 0 3 Tự luận 10 100 0 0 0 0 4 TNKQ 3 30 6 60 1 10 5 Tự đánh giá và đánh giá 2 20 3 30 5 50
lẫn nhau của HS
6 Đánh giá sản phẩm 1 10 3 30 6 60
7 Đánh giá bằng các dự
án học tập 10 100
Theo bảng số liệu cho thấy phương pháp đánh giá truyền thống vẫn chiếm tỉ lệ cao và được giáo viên sử dụng rộng rãi, thường xuyên. Bởi các phương pháp này dễ sử dụng, giáo viên nắm vững trong quá trình dạy học. Qua phỏng vấn các giáo viên cho rằng phương pháp tự luận được sử thường xuyên trong quá trình dạy học toán, ở đầu tiết học, giữa tiết học, cuối tiết học. Các phương pháp này có thể đánh giá được một số lượng lớn học sinh và cho thông tin khách quan về kết quả học tập, trong khi việc chuẩn bị câu hỏi không mất quá nhiều thời gian nên được đa số giáo viên lựa chọn. Phương pháp TNKQ đảm bảo tính khách quan, thời gian đánh giá nhanh, trong thời gian ngắn có thể đánh giá nhiều kiến thức Toán học khác nhau nhưng ít sử dụng thường xuyên phương pháp này trong quá ĐGKQHT của học sinh, bởi việc thiết kế, chuẩn bị câu hỏi khó khăn, mất nhiều thời gian. Quy trình soạn câu hỏi TNKQ của giáo viên không rõ ràng, mỗi người có cách xây dựng câu hỏi riêng nên việc đánh giá KQHT của học sinh bằng phương pháp TNKQ còn hạn chế.
Tiếp theo đó là phương pháp tự đánh giá của học sinh, phương pháp đánh giá sản phẩm, phương pháp đánh giá bằng các dự án học tập, phương pháp quan sát. Các phương pháp này thỉnh thoảng sử dụng hoặc không sử dụng. Cụ thể qua triều tra phương pháp quan sát giáo viên có sử dụng nhưng không chú ý nhiều, nhiều giáo viên không quan tâm nhiều đến phương pháp này. Bởi giáo viên quan tâm đến điểm số của học sinh để lên bảng điểm, xếp loại... chứ ít quan tâm đến hành vi học sinh để đưa ra những nhận định về việc học của học sinh: đã hiểu nhiệm vụ chưa ? Có chú tâm vào thực hiện nhiệm vụ không ? Hoàn thành hay chưa hoàn thành nhiệm vụ ? Có chăm chú lắng nghe khi thảo luận...Trong khi đó, đây là phương pháp rất hiệu quả để lấy thông tin, cứ liệu để đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhận xét như
hiện nay. Đối với phương pháp tự đánh giá của học sinh chỉ có 2/10 chiếm 20% tổng số giáo viên thường xuyên sử dụng, có 3/10 chiếm 30% tổng số giáo viên thỉnh thoảng sử dụng có 5/10 chiếm 50% tổng số giáo viên không sử dụng. Phương pháp tự đánh giá học sinh nhiều giáo viên sử dụng mang tính hình thức, chiếu lệ. Còn phương pháp đánh giá sản phẩm và phương pháp đánh giá bằng các dự án học tập ít sử dụng trong dạy học Toán. Phương pháp đánh giá sản phẩm sử dụng đánh giá kết quả học tập của học sinh chỉ có có 1/10 chiếm 10% tổng số giáo viên thường xuyên sử dụng, có 3/10 chiếm 30% tổng số giáo viên thỉnh thoảng sử dụng có 6/10 chiếm 60% tổng số giáo viên không sử dụng. Phương pháp đánh giá bằng các dự án học tập có 10/10 chiếm 100% tổng số giáo viên không sử dụng. Như vậy, qua tìm hiểu chúng tôi thấy phương pháp đánh giá bằng các dự án học tập, phương pháp đánh giá sản phẩm, phương pháp TNKQ, phương pháp tự đánh giá học sinh chưa sử dụng phổ biến rộng rãi ở bậc Tiểu học nên khi sử dụng các phương pháp này vào đánh giá kết quả học tập của học sinh còn lúng túng và gặp khó khăn.
1.5.3.4. Những nguyên nhân ảnh hưởng tới tính khách quan trong ĐGKQHT chủ đề chuyển động đều. ĐGKQHT chủ đề chuyển động đều.
Bảng 1.6: Nguyên nhân làm vi phạm tính khách quan của việc ĐGKQHT chủ đề chuyển động đều.
STT Nguyên nhân vi phạm tính khách quan Số
lượng Tỉ lệ % 1 Đánh giá bằng ý muốn chủ quan của người đánh
giá 4 40%
2 Không dựa vào hệ thống tiêu chuẩn để đánh giá 2 20% 3 Đánh giá sản phẩm bài làm của học sinh bằng quá
trình học tập 1 10%
4 Đánh giá theo đúng năng lực của học sinh đã
Qua bảng số liệu cho thấy việc nhận thức đúng và đủ các nguyên nhân làm vi phạm tính khách quan trong quá trình ĐGKQHT của học sinh hiện nay ở giáo viên chưa cao, trong đó: đánh giá đúng năng lực của học sinh đã thể hiện trong sản phẩm bài làm của em đó có ý kiến 3/7 GV, chiếm 30 % tổng số giáo viên. Số GV không tìm được nguyên nhân cơ bản làm vi phạm tính khách quan trong việc ĐGKQHT của học sinh là đánh giá chủ quan của người đánh giá. Số lượng GV nhận thức không đúng 4/10 GV, chiếm 40% tổng số giáo viên. Sở dĩ có GV cho rằng đánh giá học sinh không thông qua sản phẩm (bài làm) của các em, điều đó cho thấy GV không coi trọng việc thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính khách quan khi đánh giá, mục đích của họ là có điểm số ghi sổ điểm theo quy định. Trong quá trình tìm hiểu giáo viên, nhiều giáo đánh giá học sinh bằng nhận xét có sự trùng lặp lẫn nhau học sinh này và học sinh khác, nhận xét giống nhau giữa học sinh không có năng lực và học sinh có năng lực Toán.
Như vậy, nếu không phát hiện những nguyên nhân làm vi phạm tính khách quan trong quá trình ĐGKQHT của học sinh thì khi thực hiện việc đánh giá sẽ không chính xác, đảm bảo khách quan, làm ảnh hưởng đến hiệu quả dạy học.
1.5.4. Đánh giá chung về thực trạng
1.5.4.1. Những ưu điểm
Về thực trạng nhận thức của giáo viên về ĐGKQHT của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực trong nhà trường tiểu học hiện nay: qua điều tra nhận thức của giáo viên tiểu học chúng tôi thấy đa số giáo viên, đặc biệt là giáo viên lớp 5 đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, mục đích của công tác ĐGKQHT đối với học sinh lớp 5. Giáo viên đã thấy tầm quan trọng của công tác ĐGKQHT của học sinh lớp 5, là bộ phận không thể tách rời trong quá trình dạy học, là động lực thúc đẩy sự đổi mới quá trình dạy học.
Để nâng cao nâng cao chất lượng công tác ĐGKQHT môn Toán của học sinh, giáo viên đã sử dụng một số biện pháp đánh giá hợp lí trên cơ sở đó giúp học sinh có kết quả học tập ngày càng tiến bộ và các em nhận thức đúng được về năng lực của bản thân mình.
Đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kỹ năng. Công tác đánh giá theo tiếp cận năng không mâu thuẩn với đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Giáo viên đã kế thừa và phát huy thành tựu đánh giá đã đạt được trong công tác ĐGKQHT của học sinh theo hướng tiếp cận năng lực.
1.5.4.2. Những hạn chế