Để giải ngân đúng dự toán cần phải thực hiện kiểm soát chi thông qua kho bạc nhà nƣớc, do đó tăng cƣờng kiểm soát chi ngân sách qua kho bạc nhà nƣớc sẽ có thêm cơ quan giám sát, kiểm tra, kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi (nhất là chi về xây dựng cơ bản), góp phần quan trọng trong việc công khai, minh bạch và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế xã hội, chống các hiện tƣợng tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia.
Do tình trạng lãng phí và vi phạm chế độ chi tiêu ngân sách nhà nƣớc còn phổ biến, phần lớn các xã luôn có xu hƣớng xây dựng dự toán chi cao hơn nhu cầu thực tế và trong quá trình chấp hành dự toán thì luôn tìm cách sử dụng hết phần kinh phí đƣợc cấp mà không chú trọng đến tiết kiệm và hiệu quả, từ đó dẫn đến các khoản chi sai chế độ, không đúng đối tƣợng, vƣợt tiêu chuẩn, định mức…thậm chí còn ngụy tạo chứng từ để hợp thức hóa các khoản
chi sai chế độ, do đó cần phải tăng cƣờng kiểm soát chi ngân sách qua kho bạc nhà nƣớc để kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nƣớc qua Kho bạc nhà nƣớc để đảm bảo phát hiện và ngăn chặn kịp thời các khoản chi sai chế độ của xã, đồng thời góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cấp xã khi quản lý và sử dụng ngân sách nhà nƣớc.
Kiểm soát chi ngân sách qua kho bạc nhà nƣớc là nhiệm vụ bắt buộc với ngân sách xã, các giải pháp này để nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác kiểm soát qua kho bạc nhà nƣớc để tăng tính minh bạch, hiệu quả trong quản lý ngân sách trong thời gian tiếp theo.
Để tránh tình trạng xin cho, gây lãng phí trong quá trình sử dụng ngân sách, việc khoán chi ngân sách đến từng đơn vị của xã, từng chức danh nhiệm vụ của cá nhân sẽ tránh đƣợc tham ô, tham nhũng lãng phí và tạo đƣợc động lực trong việc tiết kiệm chi và chi có hiệu quả.