2.1. Những điều kiện kinh tế xã hội tác động đến quản lý ngân sách trên địa
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: huyện Kỳ Anh nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hà Tĩnh, vào khoảng 17,5 - 18,1 độ vĩ Bắc; 106, 28 độ Kinh Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Cẩm Xuyên, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp Biển Đông.
- Diện tích tự nhiên: 105.429 ha, nằm trên dải đất hẹp của Bắc Trung bộ, có độ dốc lớn trong đó 74% diện tích là đồi núi. Địa hình chia cắt thành 3 vùng khá rõ rệt: Vùng đồng bằng, vùng bán sơn địa và vùng biển. Kỳ Anh là huyện có khí hậu đặc trƣng của vùng nhiệt đới gió mùa. Với địa hình nhƣ vậy nên Kỳ Anh có thể phát triển cả nghề lâm nghiệp, nông nghiệp, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản và du lịch biển.
- Có 32 xã và 01 thị trấn, trong đó có 9 xã ở phía Nam với tổng diện tích 22.781 ha nằm trong Khu kinh tế Vũng Áng (theo Quyết định thành lập số 72/QĐ-TTg ngày 03/4/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ) đây là tiềm năng và cũng là cơ hội để Kỳ Anh phát triển kinh tế khi đã thu hút đƣợc dự án Formosa (Đài Loan) đầu tƣ xây dựng Cảng nƣớc sâu Sơn Dƣơng và nhà máy luyện cán thép với tổng mức đầu tƣ lên tới 10 tỷ đô la.
- Dân số 172.738 ngƣời, đƣợc phân bố đều ở các vùng trên địa bàn huyện. Mật độ dân số: 161/km2, lao động 88.840 ngƣời. Có bờ biển dài 63km, Quốc lộ 1A chạy dọc huyện có chiều dài 56 km, có Quốc lộ 12 dài 50km nối với cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) là điều kiện để phát triển thƣơng mại, dịch vụ vận tải...
- Ngƣời Kỳ Anh cần cù, chịu khó, thông minh; với một lƣợng lao động trẻ, khỏe là nguồn lao động để phát triển các ngành nghề.
Tuy vậy nhìn chung huyện Kỳ Anh có điểm xuất phát thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nội lực còn hạn chế, cũng nhƣ những vùng đất miền Trung là khí hậu khắc nghiệt nắng lắm mƣa nhiều, bão lụt thƣờng xuyên đất đai khô cằn đây là một bất lợi cho Kỳ Anh trong việc phát triển kinh tế xã hội những khó khăn này đã tác động không nhỏ đến việc quản lý ngân sách đặc biệt là nguồn thu.