Xuất chiến lƣợc phát triển kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đại Dương sau tái cơ cấu giai đoạn 2015 – 2017 (Trang 80 - 83)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

4.3 xuất chiến lƣợc phát triển kinh doanh

4.3.1 Sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi

4.3.1.1 Tầm nhìn và sứ mệnh

Oceanbank hướng tới:

 Trở thành một ngân hàng được khách hàng tin tưởng và lựa chọn thông qua những trải nghiệm từ dịch vụ tốt, sản phẩm đa dạng, các quy trình hướng tới sự phục vụ khách hàng tốt nhất và hệ thống kênh phân phối đa dạng.

 Trở thành một ngân hàng với nhiều khác biệt thông qua việc cung cấp các giải pháp tài chính phù hợp cho tất cả khách hàng.

 Trở thành một tổ chức mà người lao động muốn lựa chọn để làm việc, vì tại đây mỗi người lao động luôn được tạo mọi điều kiện học tập và phát triển, phát huy hết khả năng và năng lực của mình.

4.3.1.2 Giá trị cốt lõi

 Sự tin cậy: giành được sự tin cậy của khách hàng, đối tác, cổ đông thông qua nền tảng hoạt động vững vàng, minh bạch và trình độ quản trị chuyên nghiệp, tiệm cận trình độ các nước tiên tiến trên thế giới.

 Sự cải tiến: cung cấp cho khách hàng ở mọi thời điểm và tại bất cứ nơi đâu những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao nhất nhưng thuận tiên, đơn giản, sáng tạo nhất nhờ áp dụng công nghệ hiện đại.

 Khách hàng làm trọng tâm trong mọi hoạt động: bằng cách tạo ra không gian giao dịch sang trọng, dịch vụ chuyên nghiệp, quy trình đơn giản hình ảnh đẹp nhằm mang đến sự trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng.

 Trách nhiệm: thực hiện mọi cam kết để tạo ra môi trường làm việc tốt nhất cho cán bộ nhân viên, gia tăng giá trị đầu tư cho cổ đông, tôn trọng pháp luật và trách nhiệm xã hội.

4.3.2 Chiến lược tổng thể

Để phấn đấu, cố gắng “Trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu về bán lẻ tại Việt Nam, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng đa dạng cho cá nhân và tổ chức thông qua hệ thống kênh phân phối hiện đại” vào năm 2020, ngân hàng TMCP Đại Dương đã xác định rõ một số mục tiêu chiến lược từ nay đến hết năm 2015 như sau:

- Định vị chiến lược: ngân hàng hoạt động với tình hình tài chính lành mạnh, uy tín, chuyên nghiệp, có hệ thống sản phẩm dịch vụ đa dạng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và đứng đầu về bán lẻ.

- Nguồn thu nhập (theo mức độ quan trọng): thu nhập từ dịch vụ, thu nhập từ lãi và thu từ các hoạt động đầu tư.

- Nhiệm vụ trọng tâm: xử lý và cơ cấu lại tài sản, đặc biệt là xử lý nợ quá hạn, nợ xấu.

- Phát triển mạng lưới của Oceanbank lên 196 chi nhánh và phòng giao dịch.

- Dự kiến tiếp tục tăng vốn điều lệ đáp ứng lộ trình thoái vốn của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại Oceanbank về mức 0% tại thời điểm 31/12/2015.

Theo đề án 254 của Chính phủ giao cho , NHNN dự kiến sẽ tái cơ cấu lại toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm phát triển hệ thống mộ t cách bền vững . Đầu năm 2015, NHNN sẽ cho tiến hành sáp nhâ ̣p các ngân hàng hoa ̣t đô ̣ng yếu kém hoă ̣c có tình hình tài chính không lành ma ̣nh . Tác giả nhận định đây là cơ hội tốt và Oceanbank nên xem xét về phương hướng sáp nhâ ̣p vớ i mô ̣t ngân hàng có quy mô lớn hơn , hoạt động tốt hơn , vừa nhằm phát triển bền vững, vừa theo đúng chỉ đa ̣o của Chính phủ cũng như NHNN.

4.3.3 Chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh mà Oceanbank hướng tới là mảng ngân hàng bán lẻ. Chính vì vậy, Oceanbank cần:

- Xây dựng và phát triển thương hiệu: thời gian qua, Oceanbank đã thay đổi nhận diện thương hiệu, thay đổi logo, thiết kế trang bị lại nội thất các Chi nhánh/PGD theo nhận diện mới hướng đến sự chuyên nghiệp, hiện đại và quan trọng nhất là để Oceanbank thân thiện với khách hàng với câu slogan mới: “More than a bank”,…

- Tạo dựng sự khác biệt và cá tính riêng cho thương hiệu Oceanbank trên thị trường, thu hút các đối tượng khách hàng riêng, khai mở và dẫn đầu một phân khúc thị trường mới.

- Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu thị trường và theo dõi sức mạnh thương hiệu chuyên nghiệp.

- Xây dựng bộ máy nhân sự quản lý đảm bảo hoàn thành tốt các mục tiêu chiến lược đã đề ra.

- Ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động bán lẻ: điện tử hóa tất cả các sản phẩm/dịch vụ cá nhân, công nghệ, giải pháp an toàn, bảo mật;…

- Nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ bán lẻ.

- Cải tiến quy trình kinh doanh tạo thuận tiện cho khách hàng trong việc tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đại Dương sau tái cơ cấu giai đoạn 2015 – 2017 (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)