Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.5. Nhóm giải pháp về kiểm soát thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng
chương trình truyền thanh, truyền hình của huyện, chương trình cần đưa những nội dung cập nhật và tích cực về chủ trương, đường lối, quy hoạch của thành phố, huyện; giới thiệu các dự án có giải phóng mặt bằng, tái định cư, định hướng phát triển đô thị trong tương lai; Chủ đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cần phải trích một khoản kinh phí để phục vụ cho công tác thông tin, tuyên truyền. Hỗ trợ cho đài phát thanh huyện trong công tác tuyên truyền, phối hợp, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho các phương tiện truyền thông.
4.4.4. Biện pháp hành chính trong một số trường hợp người bị thu hồi đất chống đối không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao đất đối không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao đất
Đảm bảo dân chủ, công khai, nhưng kiên quyết xử lý các trường hợp không chấp hành. Những trường hợp công dân cố tình không bàn giao mặt bằng, cấp uỷ và chính quyền quận, huyện chỉ đạo rà soát, kiểm tra lại các nội dung có liên quan đến phương án bồi thường, nếu đã đúng thì thông qua các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng để vận động, thuyết phục, nếu không chấp hành sẽ áp dụng biện pháp hành chính.
Đa số các trường hợp chống đối do thiếu hiểu biết về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bị một số đối tượng cầm đầu lợi dụng. Do đó, việc xây dựng kế hoạch cưỡng chế vừa phải thể hiện được sự kiên quyết và sức mạnh của chính quyền, đồng thời thể hiện được sự mềm dẻo, linh hoạt đối với các đối tượng chống đối.
4.5. Nhóm giải pháp về kiểm soát thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng phóng mặt bằng
4.5.1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng bằng
Công tác giải phóng mặt bằng là công tác đặc thù không được đào tạo mà chỉ vận dụng từ các ngành học và qua công tác thực tế trong môi trương này mới thấy được những khó khăn phức tạp. Chính vị vậy, thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng sẽ giúp cán bộ, nhân viên thực hiện công tác giải phóng mặt bằng thấy được ưu, khuyết điểm từ đó khắc phục những khuyết điểm và phát huy những mặt mạnh.
4.5.2. Kiểm toán, thanh tra việc thực hiện thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng bằng
Trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng vì thường xuyên tiếp xúc với nhân dân, vì vậy sẽ có những khó khăn riêng và không thể tránh khỏi những sai sót. Công tác kiểm toán, thanh tra sẽ chỉ ra những sai sót trong quá trình thực hiện và sự chưa phù hợp của các chính sách nhà nước quy định trong công tác giải phóng mặt bằng. Từ đó khác phục những thiếu sót để thực hiện tốt hơn trong thời gian tiếp theo và có các kiến nghị, đề xuất với các cơ quan cấp trên ban hành chính sách quản lý nhà nước phù hợp hơn,
bám sát với điều kiện thực tế hơn.
4.5.3. Tổ chức học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội phố Hà Nội
Công tác giải phóng mặt bằng có tính đặc thù, mỗi địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội có những cách làm khác nhau dựa trên chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của Thành phố Hà Nội. Việc tổ chức học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các quận, huyện sẽ thấy được những điểm tốt của các đơn vị khác từ đó vận dụng, áp dụng đối với địa phương mình nhằm thực hiện tốt hơn công tác giải phóng mặt bằng.
4.5.4. Đẩy mạnh vai trò thanh tra xây dựng cấp huyện và cấp xã
Khi thực hiện công tác kê khai phục vụ cho giải phóng mặt bằng đã xuất hiện nguồn gốc đất của một số hộ đang sử dụng là không hợp pháp, không rõ nguồn gốc. Qua thời gian sử dụng lâu dài và cơi nới thêm và họ nhầm tưởng mảnh đất đang sử dụng hợp pháp, thực tế họ không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp do đó khi bị thu hồi đất giải phóng mặt bằng mà không được bồi thường thiệt hại về đất thì cho rằng chính quyền đã làm sai. Một số mảnh đất khi bị thu hồi bồi thường xảy ra tranh chấp về ranh giới, diện tích và một số tài sản trên đất giữa các hộ giáp ranh. Một số hộ có diện tích thực tế lớn hơn diện tích trong hồ sơ địa chính nhưng khi bồi thường lại yêu cầu các cấp chính quyền phải bồi thường theo đúng diện tích thực tế; trong quá trình sử dụng các hộ gia đình đã cơi nới thêm nhưng không bị chính quyền cấp xã xử lý triệt để mà chỉ bị xử phạt hành chính. Một số hộ có công trình, vật kiến trúc, nhà ở mua qua nhiều chủ hoặc không trực tiếp sử dụng mà cho thuê lâu dài dẫn đến khi xác định chủ không chính xác. Đây chính là hậu quả của việc quản lý đất đai chưa chặt chẽ trong thời gian trước đây. Chính vì vậy cần đẩy mạnh vai trò của thanh tra xây dựng cấp huyện và cấp xã để không còn những tình trạng nêu trên:
Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nhất là những vấn đề liên quan đến xây dựng, Luật Đất đai… Các Nghị định của Chính phủ, đề án công tác thanh tra của tỉnh về xây dựng cơ bản. Trên cơ sở đó tạo được sự đồng thuận thống nhất giữa cán bộ nhân dân với chính quyền các cấp, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các đơn vị thi công xây lắp. Bảo đảm dân chủ công khai trong công tác xây dựng cơ bản mọi người được biết và tham gia công
tác xây dựng nhất là về quy hoạch, kế hoạch sử dụng, đất đai hạn chế những thắc mắc khiếu kiện của nhân dân;
Nâng cao chất lượng công tác thanh tra: Để nâng cao chất lượng công tác thanh tra vấn đề quan trọng là phải có đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra có đủ năng lực trình độ chuyên môn, am hiểu về luật pháp của nhà nước, do vậy trong những năm tới Quốc Oai tập trung bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra, tăng cường bồi dưỡng lực lượng giám sát thi công, để có lực lượng thanh tra đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác thanh tra đặt ra. Mặt khác tích cực đầu tư trang thiết bị cho lực lượng thanh tra như máy móc thẩm định giám định, phương tiện đi lại hoạt động, trụ sở tiếp dân tạo điều kiện thuận lợi cho thanh tra các sở ngành và huyện thành phố làm việc. Xây dựng chương trình công tác thanh tra: Đây là yếu tố quan trọng thực hiện trong đề án công tác thanh tra của tỉnh đã đề ra. Chương trình thanh tra phải bảo đảm phối hợp chặt chẽ đối với chính quyền, cơ quan quản lý và đơn vị được thanh tra. Chương trình thanh tra tập trung vào những vấn đề chủ yếu là quy hoạch, cấp phép xây dựng, chất lượng công trình, điều kiện năng lực các tổ chức cá nhân thanh tra toàn diện dự án đầu tư xây dựng, giải quyết khiếu nại tố cáo của nhân dân;
Cần có sự thống nhất về tổ chức bộ máy biên chế cán bộ thanh tra xây dựng. Như hiện nay mỗi tỉnh và địa phương thực hiện một kiểu khác nhau, chưa tạo được sự thống nhất đồng bộ, khó khăn cho việc chỉ đạo công tác thanh tra xây dựng của địa phương. Mặt khác đối với cấp huyện hiện nay phân cấp đầu tư xây dựng rất lớn, nhất là ở cơ sở, vì vậy ở huyện cần có biên chế cán bộ chuyên thanh tra xây dựng để đáp ứng yêu cầu đặt ra; Để giải quyết những việc tồn đọng về công tác thanh tra xây dựng trong nhiều năm qua. Đề nghị các cấp có thẩm quyền cần có thái độ dứt khoát đối với những đối tượng cố chấp và quá khích cố tình khiếu kiện để các vụ việc phức tạp kéo
dài ở địa phương khi kết luận thanh tra đã thoả đáng, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo đảm dân chủ công khai trong nhân dân. Không nên chuyển đơn lòng vòng yêu cầu thanh tra làm tiếp.