Đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nghệ an (Trang 31 - 35)

1.3 Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng

1.3.3 Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro tín dụng là cơ sở để ngân hàng xây dựng chính sách tín dụng hợp lý, chính sách lãi suất phù hợp với từng thời kỳ, xây dựng hệ thống

quản trị rủi ro tín dụng cho từng loại tài sản có và cho từng loại hình cho vay. Ngân hàng có thể sử dụng các chỉ tiêu sau để đo lường rủi ro tín dụng:

- Tình hình nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn Tổng dư nợ

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi đã quá hạn. Theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN thì các khoản nợ quá hạn được phân loại theo thời gian và được phân chia thành các nhóm sau:

+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày: được xếp vào các khoản nợ nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn).

+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày: được xếp vào nợ nhóm 2 (Nợ cần chú ý).

+ Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày: được xếp vào nợ nhóm 3(Nợ dưới tiêu chuẩn).

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày: được xếp vào nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ).

+ Các khoản nợ quá hạn trên 361 ngày: được xếp vào nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn).

Tỷ lệ nợ quá hạn là thước đo quan trọng nhất đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao càng làm tăng chi phí của ngân hàng: Với một khoản tín dụng gặp rủi ro, ngân hàng phải thêm một khoản chi phí giám sát khoản vay, chi phí xử lý tài sản đảm bảo, chi phí pháp lý... Trong khi không có nguồn thu từ khoản vay này thì ngân hàng vẫn tiếp tục trả lãi cho nguồn vốn huy động từ khách hàng. Nợ quá hạn xuất hiện làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của các tổ chức tín dụng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, giảm lợi nhuận.

Quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép dư nợ quá hạn của các NHTM không được vượt quá 5%, nghĩa là trong 100 đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa chỉ được cho phép là 5 đồng.

- Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu Tổng dư nợ cho vay

Ở Việt Nam, nợ xấu bao gồm những khoản nợ quá hạn có hoặc không thể thu hồi, nợ liên quan đến cac vụ án chờ xử lý và những khoản nợ quá hạn không được chính phủ xử lý rủi ro. Nợ xấu của NHTM gồm các nhóm nợ sau: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 3, 4 , 5). Theo quy định hiện nay, tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay không được vượt quá 3%.

- Tình hình rủi ro mất vốn

Tỷ lệ dự phòng RRTD = Dự phòng RRTD được trích lập Dư nợ cho kỳ báo cáo

Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng làm lành mạnh tài chính ngân hàng là yêu cầu bắt buộc đối với các ngân hàng. Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Doanh số trích lập dự phòng rủi ro cũng phản ánh được mức độ rủi ro của các khoản dư nợ cho vay của ngân hàng.

Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể:

Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.

Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Số tiền dự phòng cụ

thể được tính theo công thức sau:

R= max {0;(A-C)}*r Trong đó:

R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: Số dư nợ gốc của khoản nợ

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Như vậy, số tiền dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào số dư nợ gốc của khoản nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng mà còn phụ thuộc vào giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo. Nếu giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo lớn hơn số dư nợ gốc của khoản nợ thì số tiền dự phòng cũng bằng không, có nghĩa là ngân hàng trên không phải lập dự phòng cho khoản nợ đó.

- Vòng quay vốn cho vay:

Chỉ tiêu này xác định bằng doanh số cho vay trên dư nợ bình quân của một ngân hàng thương mại trong thời gian nhất định, thường là một năm.

Hệ số vòng quay vốn = Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân

Hệ số vòng quay vốn phán ánh số vòng chu chuyển của vốn cho vay. Chỉ tiêu này càng tăng thì phản ánh công tác quản lý vốn vay tốt, chất lượng cho vay cao. Chỉ tiêu này thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàng năm để đánh giá khả năng quản lý tín dụng và chất lượng cho vay.

- Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR):

LDR = Tổng các khoản cho vay Tổng nguồn vốn huy động

Trong đó, các khoản cấp tín dụng bao gồm các hình thức cho vay, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá và công cụ chuyển nhượng. Nguồn vốn huy động bao gồm: tiền gửi của các cá nhân; tiền

gửi có kỳ hạn của tổ chức (trừ Kho bạc Nhà nước); tiền vay của tổ chức trong nước (trừ Kho bạc, tiền vay của tổ chức tín dụng khác trong nước) và tiền vay của tổ chức tín dụng nước ngoài; vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá.

Một sự gia tăng tỷ lệ LDR cho thấy ngân hàng đang có ít vốn hơn để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột, nhất là các ngân hàng dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng trưởng. Theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN thì tỷ lệ này của các ngân hàng không được vượt quá 80%.

- Chỉ tiêu lợi nhuận:

Hệ số lợi nhuận = Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng Tổng dư nợ tín dụng

Hệ số này phản ánh mức độ sinh lời từ hoạt động tín dụng. Hệ số lợi nhuận tăng hàng năm cũng được xem là một chỉ tiêu phản ánh sự tiến bộ trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nghệ an (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)