Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản lý tín dụng đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây đô 002 (Trang 34 - 38)

1.3. Quản lý hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.3.4. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động quản lý tín dụng đối vớ

với DNNVV

1.3.4.1. Đối với tiêu chí để đánh giá sự phát triển của tín dụng:

- Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà TCTD đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm. Doanh số cho vay là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tất cả số tiền TCTD cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định thường là một năm. Bên cạnh đó, thấy được khả năng hoạt động cho vay qua các năm, do đó có thể thấy được khả năng mở rộng cho vay. Thêm vào đó nếu biết được doanh số cho vay của nhiều thời kỳ cũng thấy được phần nào xu hướng hoạt động cho vay.

- Doanh số thu nợ:

Doanh số thu nợ là toàn bộ các món nợ mà TCTD đã thu về từ khoản cho vay của TCTD kể cả của kỳ hiện tại và kỳ trước đó. Qua chỉ tiêu này ta có thể thấy được các khoản nợ mới phát sinh và các khoản nợ của thời kỳ trước. Từ đó cũng cho ta thấy được khả năng thu nợ ở kỳ tiếp theo. Đồng thời cho biết TCTD làm ăn có hiệu quả hay không, các khoản vay có an toàn hay không, các cá nhân hay hộ gia đình có sử dụng vốn hiệu quả và đúng mục đích các khoản vay hay không?

Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ, từ đó có thể biết được tổng doanh số cho vay trong kỳ để cho biết ngân hàng đã thu được bao nhiêu nợ. Qua đó thể hiện hiệu quả của hoạt động tín dụng.

- Dư nợ và kết cấu dư nợ

Hệ số thu nợ

Doanh số thu nợ Doanh số cho vay

Dư nợ là tổng số dư nợ qua các hình thức cấp tín dụng mà khách hàng còn nợ lại ngân hàng tại một thời điểm. Kết cấu dư nợ là tổng số nợ được phân chia theo tỷ lệ các hình thức cấp tín dụng, theo thời hạn cho vay, theo đơn vị tiền tệ, theo ngành hoặc theo thành phần kinh tế…Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng của TCTD cho nền kinh tế theo số dư mà tại một thời điểm. So sánh dư nợ với thị phần tín dụng của TCTD cho ta biết dư nợ của TCTD là cao hay thấp. Trên thực tế, thị phần tín dụng của một TCTD thường phản ánh số lượng khách hàng trung thành, uy tín của TCTD, sự tác động của TCTD đối với địa phương và nền kinh tế… Do đó, nếu thị phần tín dụng của TCTD cao thì tương xứng với nó phải là dư nợ lớn.

- Vòng quay vốn tín dụng

Đây là chỉ tiêu thường được các TCTD tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Vòng quay vốn tín dụng được tính trên cơ sở doanh số thu nợ bình quân và dư nợ bình quân

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Với một số vốn nhất định, nhưng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên TCTD đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác TCTD có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác. Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao. Ngược lại, vòng quay vốn tín dụng thấp thể hiện vốn tín dụng luân chuyển chậm, hiệu quả vốn tín dụng thấp. Vòng quay vốn tín dụng Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân =

1.3.4.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng:

- Tỷ lệ nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho TCTD đúng hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa tổng dư nợ quá hạn trong tổng dư nợ của TCTD ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Nợ quá hạn là chỉ tiêu định lượng cơ bản và quan trọng nhất để xem xét, đánh giá chất lượng tín dụng của một TCTD. Xét về mặt bản chất, tín dụng là sự hoàn trả, do đó tính an toàn là yếu tố quan trọng bậc nhất để cấu thành chất lượng tín dụng. Khi một khoản vay không được trả đúng hạn như đã cam kết, mà không có lý do chính đáng thì nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khả năng mất vốn. Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì ngân hàng thương mại càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tức là tỷ lệ nợ quá hạn càng cao, chất lượng tín dụng càng thấp. Do vậy, trong hoạt động tín dụng các TCTD cần cố gắng để ngăn chặn NQH xảy ra.

- Lợi nhuận

Tùy theo các góc độ nghiên cứu, đánh giá mà lợi nhuận thường được chia thành lợi nhuận gộp, lợi nhuận ròng trước thuế và lợi nhuận sau thuế (Thông tư 49/2004/TT-BTC, 2006):

Lợi nhuận gộp = Thu nhập - chi phí về tiền lãi Trong đó:

Tỷ lệ nợ quá hạn

Tổng dư nợ

= X 100%

- Thu nhập bao gồm: thu nhập từ tiền lãi (thu lãi cho vay và thu lãi tiền gửi), hoa hồng và phí cam kết, thu nghiệp vụ (bao gồm: phí dịch vụ, thu từ hoạt động kinh doanh và chứng khoán, thu dịch vụ tư vấn, thu từ các dịch vụ ngân hàng khác, thu khác), thu nhập bất thường, thu khác.

- Chi phí về tiền lãi bao gồm: chi trả theo lãi suất tiền gửi, trả lãi tiền vay, chi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí dịch vụ, chi phí bất thường, chi khác.

- Lợi nhuận gộp là chỉ tiêu quan trọng, tổng quát phản ánh trình độ quản lý, quy mô hoạt động của ngân hàng (Thông tư 49/2004/TT-BTC, 2006).

- Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận gộp - Chi phí nghiệp vụ

Chi phí nghiệp vụ, hay còn gọi là chi phí quản lý bao gồm: chi phí cho nhân viên, thuê trụ sở, chi về thông tin, bưu điện, khấu hao, chi phí chung và quản lý, chi phí khác. Chi nghiệp vụ phản ánh quy mô, cơ cấu các khoản chi phí quản lý của ngân hàng. Nếu khoản chi này lớn hơn lợi nhuận gộp thì ngân hàng bị lỗ vốn, cần phải tiết giảm bớt các khoản chi.

- LN sau thuế = LN ròng trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này trong mối quan hệ so sánh với chỉ tiêu lợi nhuận ròng trước thuế, phản ánh mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Để đánh giá hiệu quả cuối cùng về mặt lợi nhuận của doanh nghiệp, người ta thường sử dụng 2 chỉ tiêu: tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE). Tuy nhiên, 2 chỉ tiêu này không có giá trị thực tiễn lớn khi đánh giá chất lượng quản lý hoạt động tín dụng tại các chi nhánh trực thuộc của một NHTM nào đó có tổng tài sản và quy mô rất lớn, vì:

Đối với chỉ tiêu ROA, vì tổng tài sản của ngân hàng thường rất lớn so lợi nhuận, nên khi đánh giá khả năng sinh lời của các NHTM ít khi người ta sử dụng chỉ tiêu ROA.

Đối với chỉ tiêu ROE, vì là các chi nhánh con hạch toán kế toán phụ thuộc NHTM nên trên bảng tổng kết tài sản không thể hiện nguồn vốn chủ sở hữu để có thể đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây đô 002 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)