Thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây đô 002 (Trang 49)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1. Thu thập dữ liệu

Nghiên cứu này sử dụng hai loại số liệu chính: thứ cấp và sơ cấp

Dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ các tài liệu, sách, tài liệu hội thảo, tài liệu tổng kết năm… từ các báo cáo, tạp chí chuyên ngành về nguồn nhân lực, tạo động lực, tài chính, kế hoạch hoạt động, dữ liệu từ hồ sơ nội bộ của Viện.

Dữ liệu sơ cấp: Để tìm hiểu, phân tích, đánh giá được năng lực cạnh tranh của Agribank Tây Đô, tôi tiến hành thu thập dữ liệu xây dựng bảng hỏi điều tra trực tiếp các kháng hàng hiện có và những khách hàng tiềm năng của Agribank Tây Đô

- Các số liệu về cơ cấu tổ chức, đội ngũ, hoạt động kinh doanh được lấy chủ yếu từ Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Agribank chi nhánh Tây Đô. Số liệu các báo cáo này chủ yếu theo từng năm, mặc dù có so sánh một số chỉ tiêu với năm trước nhưng không hoàn toàn đầy đủ. Các số liệu được tính cho đơn vị 1 năm (không có số liệu theo tháng và theo quý). Vì vậy, khi cần, tác giả luận văn sử dụng Báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý và hàng tháng của chi nhánh.

- Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của các chi nhánh khác của Agribank trên địa bàn Hà Nội cũng được tác giả sử dụng để có thể so sánh với các chi nhánh khác của Agribank Tây Đô.

- Một số dữ liệu về toàn hệ thống Agribank và NHTM Việt Nam được tác giả sử dụng từ trang web của Agribank Việt Nam và Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

- Một số dữ liệu về tình hình kinh tế Việt Nam được lấy trên trang web của Tổng cục Thống kế Việt Nam (gso.gov.vn)

2.2. Phƣơng pháp phân tích

2.2.1 Phương pháp thống kê và phân tích số liệu thống kê

Phương pháp thống kê và phân tích số liệu thống kê được sử dụng phổ biến trong nhiều tạp chí cũng như công trình nghiên cứu khoa học.

- Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các quyết định. Thống kê thường nghiên cứu 2 lĩnh vực: thống kê mô tả (bao gồm các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu) và thống kê suy diễn (bao gồm các phương pháp ước lượng các đặc trưng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc đề ra các quyết định trên cơ sở các số liệu thu thập được). Đề tài nghiên cứu của tác giả chủ yếu sử dụng thống kê mô tả với các kỹ thuật thường sử dụng như sau:

+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

+ Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. - Phân tích là phương pháp dùng để chia cái toàn thể hay một vấn đề phức tạp ra thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố đơn giản hơn để nghiên cứu và làm sáng tỏ vấn đề. Chẳng hạn để luận giải được những vấn đề về hiệu quả của hoạt động huy động vốn, lý luận chia nhỏ thành những vấn đề cụ thể hơn như: khái niệm, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn…

Phương pháp thống kê và phân tích số liệu thống kê dựa trên cơ sở các số liệu hiện có tại Agribank Tây Đô như các sổ sách, báo cáo hoạt động và một số thông tin, số liệu thu thập trên internet, sách báo và tạp chí; thực hiện

phân chia dư nợ, nguồn vốn tại thời điểm 31/12 trong giai đoạn 2012-2014 theo nhiều tiêu chí như thành phần kinh tế, thời gian huy động, hình thức huy động, các loại tín dụng...; tiến hành phân tích và đánh giá các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn, cấp tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này.

Các tài liệu sau khi điều tra, thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng về quản lý tín dụng trong những năm qua thông qua các số tuyệt đối, số tương đối được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu.

2.2.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.

- Xác định số gốc để so sánh: Luận văn lấy gốc so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trước để nghiên cứu sự biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu và lấy gốc là kế hoạch do ngân hàng đề ra để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của ngân hàng.

- Điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu kinh tế: phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu; đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu; đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị.

- Mục tiêu so sánh: nhằm xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc. Mức độ biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy mô của chỉ tiêu phân tích.

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân bổ theo các tiêu chí về tình hình tài chính qua các năm, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp... Phương pháp này sẽ cung cấp cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng về các khía cạnh liên quan đến công tác quản lý DNNVV để có được những đánh giá, kết luận chính xác nhất đối với công tác tín dụng.

Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh các chỉ tiêu về công tác quản lý qua các năm, tỷ lệ nợ đọng, tỷ lệ thu nợ ...so sánh gồm các dạng:

+ So sánh nhiệm vụ kế hoạnh

+ So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. Trên cơ sở phân tổ và so sánh, luận văn sẽ tiến hành đánh giá các nội dung, chỉ tiêu sau trong hoạt động quản lý tín dụng:

- Các nội dung:

+ Quản lý nguồn vốn tín dụng + Quản lý quy trình tín dụng + Quản lý khách hàng

+ Quản lý cơ cấu tín dụng - Các chỉ tiêu:

+ Tăng trưởng tín dụng

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO CÁC DNNVV TẠI AGRIBANK TÂY ĐÔ

3.1. Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Chi nhánh Tây Đô Chi nhánh Tây Đô

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

NHNo&PTNT Việt Nam - CN Tây Đô được thành lập theo quyết định Quyết định số 144/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 29/02/2008 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) NHNo&PTNT Việt Nam, được trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam từ ngày 01/4/2008. Việc nâng cấp để ra đời của NHNo&PTNT Việt Nam - CN Tây Đô là thành quả tất yếu của quá trình nỗ lực phấn đấu, trưởng thành của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên, nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng về hoạt động kinh doanh ngân hàng trên địa bàn các đô thị mới của thành phố Hà Nội.

Ngay khi trở thành chi nhánh cấp I, NHNo&PTNT Việt Nam - CN Tây Đô đã nhanh chóng tiến hành quy chuẩn nghiệp vụ, trang bị cơ sở vật chất theo đúng quy trình của một ngân hàng hiện đại như: Công nghệ, tài sản và công cụ làm việc phục vụ hoạt động kinh doanh để chủ động hội nhập với toàn hệ thống, đồng thời tạo nền tảng vững chắc để đứng vững trong nền kinh tế thị trường.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường còn nhiều diễn biến phức tạp, tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại diễn ra gay gắt, Chi nhánh Tây Đô vẫn luôn phát triển, “Chi nhánh hiện có 03 phòng giao dịch, 01 điểm giao dịch, 01 điểm cung cấp dịch vụ chứng khoán và làm dịch vụ thu hộ vé máy bay qua mạng của Việt Nam Airline” , từng bước khẳng định vị trí, chiếm lĩnh thị trường và thị phần trên địa bàn.

Chi nhánh Tây Đô đã tích cực triển khai mở rộng dịch vụ thu ngoài tín dụng chú trọng về các nghiệp vụ thanh toán, thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, phát triển thẻ ATM, thẻ quốc tế, POS, điểm chấp nhận thanh toán EDC; tích cực khai thác tăng trưởng nguồn thu, tiết giảm các khoản chi phí, tạo nguồn lực tối đa về tài chính, trích lập rủi ro tín dụng theo quy định hiện hành, đảm bảo có tích lũy, tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên.

Chi nhánh Tây Đô luôn hướng tới mục tiêu xây dựng Chi nhánh an toàn trong lao động, kinh doanh, an ninh, hiện đại hóa công sở, nội bộ đơn vị cũng như tổ chức Đảng, Đoàn đoàn kết, văn hóa, trong sạch, vững mạnh góp phần phát triển thương hiệu Chi nhánh.

3.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh

Năm 2014 tình hình Kinh tế - xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao;sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp...Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, quyết định nhằm tiếp tục ổn định vĩ mô, tháo gỡ khó khăn và cải thiện môi trường kinh doanh, tạo đà tăng trưởng, bảo đảm công tác an sinh xã hội cho toàn dân. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có nhiều giải pháp để điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và nền kinh tế; tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu nhằm nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động của các TCTD.

Năm 2014 mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm mạnh: Lãi suất huy động vốn có kỳ hạn 01 tháng nhiều TCTD đã giảm xuống còn 4%/năm. Lãi suất cho vay cũng giảm sâu; đặc biệt trên lĩnh vực cho vay nông nghiệp và nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp hỗ trợ lãi suất cho vay xuống chỉ còn 7%/năm. Đây là các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Tây Đô nói riêng.

Hoạt động huy động vốn và cho vay luôn là hai nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2 năm 2013-2014 được tóm tắt qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu năm 2013-2014

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu TH 31/12 /2013 TH 31/12 /2014 KH năm 2014 So với KH So với 31/12/2013 +, - Tỷ lệ HTK H +, - Tỷ lệ A. Tổng nguồn vốn 2.271.467 2.292.806 2.379.400 -86.594 96% 21.339 1% B. Tổng dư nợ 926.242 682.990 881.698 -198.708 77% - 243.252 -26% C. Kết quả tài chính - Tổng thu nhập 141.920 141.127 141.127 -793 -1% - Tổng chi phí 330.938 136.071 136.071 - 194.867 -59% - Quỹ thu nhập lũy kế -180.566 14.421 24.773 -10,352 58% 194.987 -108% - Thu dịch vụ 6.500 7.423 8.432 -1.009 88% 923 14%

Qua số liệu trên, ta có thể thấy được chỉ tiêu về nguồn vốn tăng trong khi chỉ tiêu về tín dụng giảm:

- Huy động vốn: Huy động vốn là một hoạt động được chi nhánh rất chú trọng, với mục tiêu đảm bảo vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tăng nhanh tài sản có. Trong những năm gần đây, tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam - CN Tây Đô đạt được những kết quả như sau:

Giai đoạn năm 2012 đến nay, ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế ở mức thấp đi liền với lạm phát cao, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách đều cao, giá cả các mặt hàng hóa có nhiều biến động khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, giá vàng trong nước tăng vọt do biến động của giá vàng thế giới, thị trường bất động sản đóng băng, ước tính trong năm 2012 có khoảng trên dưới 50.000 doanh nghiệp lâm vào cảnh phá sản. Những yếu tố này đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của NHTM, đặc biệt là hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Đứng trước tác động đó cùng với môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, NHNo&PTNT Việt Nam - CN Tây Đô đã đang gặp nhiều khó khăn. Để có được kết quả huy động vốn khả quan là một nỗ lực và phấn đấu không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh.

Bảng 3.2. Tình hình huy động vốn năm 2013-2014 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu TH 31/12 /2013 TH 31/12 /2014 KH năm 2014 So với KH So với 31/12/2013 +, - Tỷ lệ HTK H +, - Tỷ lệ A. Tổng nguồn vốn 2.271.467 2.292.806 2.379.400 -86.594 96% 21.339 1%

I. Theo loại tiền 2.271.467 2.292.806 2.379.400 - 96% 21.339 1%

1. Nội tệ 1.770.076 1.794.272 1.900.000 -

105.728 94% 24.196 1%

2. Ngoại tệ 501.391 498.534 479.400 19.134 104% -2.857 -1%

II. Theo thời

gian gửi 2.271.467 2.292.806 2.379.400 -86.594 96% 21.339 1% 1. Tiền gửi KKH 394.450 373.062 -21.388 -5% -Tỷ trọng TG KHH 17% 16.5% 0 -5% 2. Tiền gửi có KH<12T 1.343.084 1.471.778 128.694 10% - Tỷ trọng TG <12 T 59% 65% 0 10% 3. TG có KH >=12T 532.029 447.877 -84.152 -16% - Tỷ trọng TG >=12 T 23% 18% 0 -21%

Nguồn: Báo cáo Tổng hợp giao ban tháng 12/2014 của Agribank Tây Đô

Tổng nguồn vốn huy động biến động qua các năm. Cơ cấu vốn huy động cũng được thay đổi theo hướng tích cực, tăng quy mô và tỷ trọng vốn huy động từ dân cư, đây là nguồn vốn có tính ổn định cao. Nguồn vốn có chi phí thấp là tiền gửi thanh toán – tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm, nguyên nhân chính là do yêu cầu về quản lý tiền gửi thanh toán của các khách hàng ngày càng chặt chẽ, và chuyển sang gửi tại tài khoản có kỳ hạn có tính kinh tế cao hơn cho họ. Để duy trì và đảm bảo sự phát triển bền vững đòi hỏi NHNo&PTNT Việt Nam - CN Tây Đô cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ về hoạt động huy động vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tây đô 002 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)